Quảng Nam: Đhanuôr bhrợ cha k’van tợơ nông nghiệp hữu cơ
Thứ năm, 00:00, 30/08/2018
Bhrợ têng nông nghiệp hữu cơ nắc ơy lâng xoọc dưr váih c’lâng pr’lướt padưr pa’xớc đhị bấc k’tiếc k’ruung. Xoọc đâu, tỉnh Quảng Nam nắc bhrợ têng liêm choom bơr pêê bh’rợ nông nghiệp hữu cơ, bhrợ padưr zâp bh’nơơn pr’đươi liêm sạch, têêm ngăn, crêê cơnh cr’noọ đươi dua âng manứih đươi dua.

 

Pazêng đợ bh’nơơn pr’đươi têêm ngăn, hữu cơ cơnh: chi’pọc, lêệ k’roóc, bhơi r’véh âng Hợp tác xã Nông nghiệp Điện Quang, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam bơơn bấc manứih đươi đua. T’coóh Nguyễn Đức Thành, Gíam đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Điện Quang đoọng năl, zâp râu dầu cha công nghiệp xoọc pa’câl 40-50 r’bhâu đồng đhị 1 lít dầu đậu phụng xang ta bhrợ têng vêy zên pa’câl 90 r’bhâu đồng. XoỌc đâu bấc apêê đươi dua cóh Quảng Nam kiêng đươi dầu phụng k’tiếc Quảng. ting cơnh t’coóh Thành, c’moo đâu, Hợp tác xã bhrợ têng 10 hécta chi’pọc chóh bhrợ, k’noọ đợc c’moo 2019 nắc bhrợ t’bhứah pa’xoọng 30 hécta: “Ooy cr’chăl hanua, chr’val Điện Quang bhrợ têng zr’lụ chóh bhrợ chi’pọc. Đoọng pa zêng đợ đhanuôr pazưm bhrợ têng lâng hợp tác xã bhrợ têng crêê c’lâng xa’nay, hợp tác xã câ; pay bh’nơơn pr’đươi nâu đoọng bhrợ pr’đươi pr’dua bhrợ têng dầu phụng k’tiếc Quảng. ooy cr’chăl nâu a’tốh, azi nắc bhrợ padưr 2, 3 zr’lụ chóh bhrợ lơơng, pa đhang moon cơnh prớ, đoọng lêy chô bhrợ tương, prớ bhoóh, prớ p’riêng đoọng ooy thị trường”.

Ảnh: Lan Anh

  Đợ bh’rợ nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp liêm sạch cóh tỉnh Quảng Nam ting t’ngay ting bơơn manứih đươi dua năl tước. Bh’nơơn pr’đươi bhơi r’véh têêm ngăn Trà Quế đơơng chô bơơn bhrợ zên têêm ngăn ha đhanuôr. Zâp đhị đhăm k’tiếc chóh ha’roo cóh chr’val Cẩm Thanh, Cẩm Hà dzợ bơơn moót ooy zâp tour du lịch âng thành phố Hội An. Hân đhơ cơnh đêếc, đắh bhrợ têng nông nghiệp hữu cơ cắh bơơn bhrợ bấc nắc zâp bh’nơơn pr’đươi dzợ lưm zr’nắh k’đhạp ooy đắh bhiệc câl đươi. T’coóh Nguyễn Phước Thiện, Gíam đốc Công ty Cổ phần m’ma chr’nóh Nông nghiệp Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, zâp c’moo công ty bhrợ têng 10 hécta ha’roo ting c’lâng hữu cơ, âng đơơng ooy thị trường lấh 70 tấn cha’nêếh. Hân đhơ cơnh đêếc, cung cắh ơy vêy mưy tổ chức n’đoo dưr dzoọng lêy cha’mêết lâng xay moon bh’nơơn pr’đươi têêm ngăn chất lượng đắh hữu cơ, nắc bh’nơơn pr’đươi pa câl bơơn manứih đươi dua tin đươi: “Ooy cr’chăl bhrợ têng ha’roo hữu cơ cung vêy đợ zr’nắh k’đhạp. Bhrợ têng ha dợ cắh váih c’lâng xa’nay, bhrợ têng đoọng lêy bhrợ pa liêm. Nâu đoo nắc tự chấc lêy, bhrợ têng a’năm. Râu 2 nắc cắh ơy vêy đhị chứng nhận bh’nơơn pr’đươi. Bêl âng đơơng cha’nêếh ooy thị trường đươi dua nắc apêê ta’moóh bhrợ ha cơnh đoọng năl nâu đoo nắc cha’nêếh hữu cơ? Acu nắc mưy moon pay râu liêm ta níh bhlâng đoọng têêm ngăn, ha dợ cắh choom chấc xay moon p’cắh ha cơnh dzợ”.

Ảnh: Lan Anh

  Tỉnh Quảng Nam ơy lâng xoọc padưr k’rơ bh’rợ padưr pa’xớc nông nghiệp hữu cơ. Zr’lụ k’coong ch’ngai đắh Tây âng tỉnh, đhị vêy bấc râu liêm chr’nắp đắh k’tiếc crâng, liêm glặp đoọng ha bhiệc padưr pa’xớc nông nghiệp, tỉnh pa bhlâng t’đui đoọng ha bhiệc zư lêy lâng padưr pa’xớc zâp râu t’nơơm zanươu, zr’lụ đồng bằng lêy t’bhlâng bhrợ padưr bhươn, padưr pa’xớc nông nghiệp hữu cơ pazưm lâng padưr pa’xớc du lịch cóh bhươn, zr’lụ đồng bằng, đô thị lêy p’gít padưr pa’xớc nông nghiệp hữu cơ pazưm lâng du lịch sinh thái, du lịch văn hoá lịch sử, vel bhươl bh’rợ tr’nêng... t’coóh Trần Văn Khởi, Gíam đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia moon, k’tiếc cóh tỉnh Quảng Nam cắh liêm cơnh đợ vel đông lơơng, nắc bhrợ têng nông nghiệp hữu cơ lêy đươi dua tiến bộ khoa học kỹ thuật: “Zr’nắh k’đhạp lấh mơ nắc tr’xăl plêệng k’tiếc, p’răng xơớt lâng moót váih k’rịa. Cr’chăl nâu nắc bấc đhị zr’lụ k’tiếc ma mốp. Nắc bhiệc bhrợ têng nông nghiệp hữu cơ cóh đâu cung lưm 2, 3 râu zr’nắh k’đhạp. Nắc ahêê lêy đươi bhrợ zâp bh’rợ khoa học công nghệ đoọng đươi dua, nắc vêy choom padưr liêm đắh k’tiếc k’bunh. Lâng ahêê lêy chơớih pay m’ma chr’nóh, đươi dua công thức tr’xăl tơơm chr’nóh lơơng liêm glặp lâng pr’đơợ lâng bhrợ têng liêm xang đoọng bơơn pr’đơợ liêm choom lâng pa’xiêr râu cắh liêm choom”./.

 

Quảng Nam: Nông dân làm giàu nông nghiệp hữu cơ

              PV Phương Cúc

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã và đang trở thành xu hướng phát triển ở nhiều địa phương trong cả nước. Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng thành công một số mô hình nông nghiệp hữu cơ, tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Chuỗi sản phẩm an toàn, hữu cơ gồm: đậu phụng, thịt bò, rau của Hợp tác xã Nông nghiệp Điện Quang, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam được người tiêu dùng ưa thích. Ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Điện Quang cho biết, các loại dầu ăn công nghiệp hiện chỉ có giá 40 - 50 nghìn đồng/lít, trong khi giá 1 lít dầu đậu phụng qua chế biến có giá 90 nghìn đồng. Hiện, nhiều người tiêu dùng ở Quảng Nam ưa dùng “dầu phụng đất Quảng”. Theo ông Thành, năm nay,Hợp tác xã sản xuất 10 héc ta đậu phụng chuyên canh, dự kiến năm 2019 sẽ mở rộng thêm 30 héc ta: “Trong thời gian vừa qua, xã Điện Quang tổ chức sản xuất vùng chuyên canh về cây đậu phụng. Để toàn bộ những nông dân liên kết sản xuất với hợp tác xã sản xuất làm đúng quy trình, hợp tác xã thu mua sản phẩm này để làm nguyên liệu phục vụ chế biến dầu phụng đất Quảng. Trong thời gian sắp đến, chúng tôi sẽ hình thành một số vùng chuyên canh khác, ví dụ như ớt, để tiến tới làm tương, ớt muối, ớt khô phục vụ cho thị trường”.

Những mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch ở tỉnh Quảng Nam ngày càng được người tiêu dùng biết đến. Sản phẩm rau an toàn Trà Quế đem lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Các cánh đồng lúa ở xã Cẩm Thanh, Cẩm Hà còn được vào các tour du lịch của thành phố Hội An. Tuy vậy, khái niệm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ chưa được phổ biến nên các sản phẩm còn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. Ông Nguyễn Phước Thiện, Giám đốc Côngty Cổ phần Giống Nông Nghiệp Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho biết, mỗi năm, công ty sản xuất 10 héc ta lúa theo hướng hữu cơ, cung cấp cho thị trường hơn 70 tấn gạo. Thế nhưng, vẫn chưa có một tổ chức nào đứng ra để thẩm định và chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng về hữu cơ nên sản phẩm bán ra khó được người tiêu dùng tin tưởng: “Quá trình sản xuất lúa hữu cơ cũng có những khó khăn. Sản xuất mà chưa có quy trình, quy chuẩn để mình tổ chức sản xuất. Đây là mình tự mày mò, sản xuất thôi. Thứ nữa là chưa có chỗ nào chứng nhận sản phẩm. Khi đưa gạo ra thị trường tiêu thụ người ta hỏi làm sao để biết đây là gạo hữu cơ? Mình chỉ nói là tôi lấy cái tâm bảo đảm thôi, chứ không thể nào chứng minh được”.

Tỉnh Quảng Nam đã và đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ. Vùng miền núi phía Tây của tỉnh, nơi có lợi thế về diện tích rừng, phù hợp cho phát triển nông nghiệp, tỉnh đặc biệt ưu tiên cho việc bảo tồn và phát triển các loại cây dược liệu; Vùng trung du tiếp tục cải tạo vườn, phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển du lịch miệt vườn; Vùng đồng bằng, đô thị chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, làng nghề,… Ông Trần Văn Khởi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, đất đai ở tỉnh Quảng Nam không được màu mỡ như những địa phương khác nên sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: “Khó khăn nhất vẫn là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khô hạn và nhiễm mặn. Bên cạnh đó đa số các vùng độ màu mỡ của đất không cao. Cho nên sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở đây nó cũng gặp một số khó khăn. Vậy chúng ta phải dùng mọi biện pháp khoa học công nghệ để chúng ta ứng dụng vào thì sẽ cải thiện được điều kiện về đất đai. Và chúng ta phải lựa chọn giống cây trồng, dùng công thức luân canh cây trồng khác nhau phù hợp với điều kiện và khai thác triệt để được điều kiện thuận lợi và hạn chế tối đa điều kiện bất lợi”./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC