Quảng Nam: Pa’cai bơơn bhrợ bấc lâng zên pa’câl cung bấc
Thứ ba, 00:00, 25/04/2017

         Xoọc bêl đhị bấc vel đông, manứih chóh pa’cai xoọc cắh năl cơnh bhrợ tu zên pa’câl la lấh m’bứi nắc đhị chr’hoong Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, đhanuôr nắc bhui har tu n’jứah bơơn bhrợ bấc pa’cai lâng n’jứah pa’câl bơơn bấc zên. Pa’cai vêy pr’đợc Kỳ Lý âng vel đông nâu nắc ơy bơơn Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học lâng Công nghệ đoọng bha ar chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, nâu đoo nắc râu liêm chr’nắp đoọng ting tr’zêệng, hân đhơ cơnh đêếc, chr’nắp lấh mơ nắc bhiệc bhrợ têng âng đhanuôr nắc lêy pay g’lúh bơơn bhrợ pa’câl cóh thị trường đoọng oó crêê tr’cơnh lâng pa’cai âng bấc vel đông lơơng cóh zr’lụ. Hoài Nam, PV Đài p’rá Việt Nam xay moon:

       Hân noo chóh bhrợ pa’cai c’moo đâu, đhanuôr chr’hoong Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam chóh lấh 470 hécta pa’cai, pazưm lấh mơ nắc ooy zâp chr’val Tam Phước, Tam Thanh, Tam An… Zêng lêy đợ k’tiếc chóh pa’cai đhị đâu zêng đơơng chô bh’nơơn dal, k’dâng 1,3 tấn tước 1,5 tấn zâp đhị k’tiếc chóh. Ting cơnh lêy cha’mêết âng đhanuôr, hadang zên pa’câl têêm ngăn lấh 7 r’bhâu đồng đhị 1 ký cơnh xoọc đâu, zâp bha’nên chóh bhrợ xang bêl lơi jợ đợ mơ zên pa’glúh l’lăm, manứih chóh pa’cai nắc pachô lấh 7 ực đồng.                   P’căn Đoàn Thị Nở, cóh chr’val Tam Phước, chr’hoong Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đoọng năl:

            Cắh bhr’nêy pa’cai pa’câl dưr dzoọc bấc zên bhui har bhlâng, zên pa’câl g’lúh tr’nơợp 7 r’bhâu 1 ký, xoọc đâu nắc 7 r’bhâu m’pâng, xơợng moon 8.000 đồng. đhanuôr yêm loom lướt bơơn bhrợ bhui har.

               Pa’cai Kỳ Lý âng chr’hoong Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam bơơn zên cơnh đâu nắc tu liêm choom lêy pay m’ma. M’ma pa’cai nâu chóh cóh đâu liêm choom bhlâng, nắc pay m’ma Hắc Mỹ Nhân. M’ma pa’cai nâu p’lêê dal, đha’hưm yêm, n’căr griing choom zư đợc đenh, liêm choom đoọng ha bhiệc âng đơơng pa’câl ch’ngai. Hân đhơ cơnh đêếc, chr’nắp lấh mơ nắc ting cơnh t’coóh Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp lâng padưr pa’xớc vel bhươl tỉnh Quảng Nam moon nắc tu bhiệc ra’pặ bhrợ ting c’lâng g’đéch crêê hân noo âng đhanuôr. Nâu đoo nắc đhanuôr cắh chóh bhrợ đh’rứah lâng đhanuôr zâp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên lâng hân đhơ lâng đhanuôr ắt đăn k’ruung Thu Bồn âng tỉnh Quảng Nam, nắc lêy chóh t’tưn mơ m’pâng c’xêê. Cơnh đêếc, g’lúh đhanuôr chr’hoong Phú Ninh bơơn bhrợ pa’câi zi’lưa lấh mơ lâng zâp vel đông lơơng m’pâng c’xêê. T’coóh Lê Muộn nắc đoọng năl cớ, g’lúh nâu, đhanuôr Trung Quốc nắc tơợp chóh bhrợ nắc cắh ơy váih pa’cai đoọng pa’câl ooy thị trường. Tu cơnh đâu, pa’cai âng đhanuôr chr’hoong Phú Ninh n’jứah g’đéch pa’câl bhrợ mưy chu bấc cóh thị trường cr’loọng k’tiếc k’ruung, n’jứah crêê g’lúh đắh Trung Quốc cắh ơy tước hân noo bơơn bhrợ pa’cai.

           T’coóh Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp lâng padưr pa’xớc vel bhươl tỉnh Quảng Nam moon:

          Hân đhơ cơnh đêếc, moon oôy đenh đươnh nắc acu cung cắh k’rêệm loom. Hadang cơnh cắh vêy râu paliêm pa’crêê zr’nưm đắh bhiệc bhrợ têng lâng thị trường Trung Quốc, kiêng cơnh đêếc nắc Bộ Nông nghiệp lâng padưr pa’xớc vel bhươl, Bộ Công thương dưr dzoọng vêy xau moon thị trường, hân đhơ bhiệc bhrợ têng ooy cr’loọng k’tiếc k’ruung âng Trung Quốc, zâp bêl Trung Quốc câl đươi ha mơ, xang nặc rạch chô xay moon bhrợ têng zâp prng, liêm zâp âng đơơng. Ha dợ cắh vêy nắc váih bhiệc Quảng Ngãi, Bình Định đhanuôr cung lêy pachoom ting đhanuôr Quảng Nam paliêm k’chứt zi’lưa lịch chóh bhrợ./.

 

Quảng Nam: Dưa hấu được mùa lại được giá

 

         Trong khi ở nhiều địa phương, người trồng dưa lao đao vì giá dưa quá thấp thì tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, nông dân phấn khởi nhờ dưa vừa được mùa lại được giá. Dưa hấu có tên gọi “Kỳ Lý” của địa phương này đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đây là lợi thế cạnh tranh, nhưng quan trọng hơn là cách thức mà người nông dân sản xuất và chọn thời điểm thu hoạch bán ra thị trường để không “ đụng hàng” với dưa của nhiều địa phương khác trong vùng. Hoài Nam, PV Đài TNVN phản ánh:

            Vụ dưa năm nay, nông dân huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam trồng hơn 470 hec ta dưa hấu, tập trung chủ yếu ở các xã Tam Phước, Tam Thành, Tam An.... Hầu hết diện tích dưa hấu tại đây đều cho năng suất cao, khoảng 1,3 tấn đến 1,5 tấn mỗi sào. Theo tính toán của người nông dân, nếu giá ổn định trên 7 nghìn đồng 1 ký như hiện nay, mỗi sào dưa sau khi trừ chi phí, người trồng dưa lãi trên 7 triệu đồng. Bà Đoàn Thị Nở, ở xã Tam Phước, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam cho biết:

              Tự nhiên dưa lên giá vụt vụt bà con mừng lắm, giá ban đầu 7 nghìn 1 ký, chừ được 7 nghìn rưỡi, nghe nói 8.000 đồng luôn rồi. Bà con phấn khởi lắm, họ ra đồng vui vẻ.

      Sở dĩ dưa hấu Kỳ Lý của huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam được giá trước hết là cách chọn giống. Phần lớn diện tích trồng dưa nơi đây được bà con chọn giống Hắc Mỹ Nhân để trồng. Giống dưa này quả dài, có vị ngọt sắc, vỏ cứng có thể bảo quản được lâu, thích hợp cho việc vận chuyển tiêu thụ xa. Nhưng quan trọng hơn, theo ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam là cách bố trí sản xuất theo kiểu “ lách vụ” của người nông dân. Tức là bà con không gieo trồng cùng thời điểm với nông dân các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và ngay cả người dân khu vực bãi bồi ven sông Thu Bồn của tỉnh Quảng Nam, mà chủ động lùi lịch thời vụ khoảng nửa tháng. Như vậy, thời điểm nông dân huyện Phú Ninh thu hoạch dưa chậm hơn so với các địa phương khác nửa tháng. Ông Lê Muộn còn cho biết, thời gian này, nông dân Trung Quốc mới bắt đầu xuống giống nên chưa có dưa bán ra thị trường. Do đó, dưa của nông dân huyện Phú Ninh vừa “ né” được đầu ra thị trường dồi dào của dưa trong nước vừa chọn đúng thời điểm phía Trung Quốc chưa thu hoạch dưa. Ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam:

              Thế nhưng, nói về lâu dài tôi vẫn không yên tâm. Nếu như không có điều chỉnh chung về mặt thu hoạch gắn với thị trường Trung Quốc, muốn như vậy thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương đứng ra có dự báo thị trường, cả chuyện sản xuất trong nước của Trung Quốc, lúc nào Trung Quốc tiêu thụ bao nhiêu dưa, rồi mới quay trở lại bài toán quy hoạch liên vùng, may ra mới điều chỉnh được thị trường cung- cầu. Chứ còn không thì xảy ra chuyện Quảng Ngãi, Bình Định nông dân cũng học theo nông dân Quảng Nam điều chỉnh lùi lịch thời vụ thì lúc đó cũng sẽ thừa./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC