Pr’loọng đông anoo Phạm Văn Cường cóh vel Nước Lô, chr’val Ba Giang, chr’hoong Ba Tơ crêê diện đha’rứt. Đợ c’moo l’lăm ahay, pr’loọng đông anoo bơơn ta pay pấh bhrợ bh’rợ băn bé bách thảo ting dự án pa’xiêr đha’rứt, hân đhơ cơnh đêếc cắh liêm choom. c’moo 2017, tợ zên zooi zúp âng nhà nước lâng zên vặ ngân hàng Nông nghiệp lâng padưr pa’xớc vel bhươl, anoo Cường nắc lêy câl 2 p’nong ta rí m’ma cóh vel đông đơơng chô băn. T’bhlâng ta moóh pa choom, anoo Hồ Văn Cường ơy năl bhrợ c’roọl bh’năn, lêy chóh bhơi k’tang lâng k’rong đợc n’jăng ha’roo bhrợ ch’na ha ta rí. Tu cơnh đâu, tơợ 2 p’nong acoon ta rí bêl tr’nơợp, tước đâu anoo Cường nắc ra’văng pa câl 2 p’nong ta rí lêệ pay zên chroót ngân hàng lâng nắc t’bhlâng câl pa xoọng ta rí m’ma đoọng băn cớ: “Hân noo boo acu doọ k’rang, ơy chóh bhơi k’tang, váih n’jăng ha roo dzợ. Bêl plêệng boo ngân, nắc lêy đoọng cha n’jăng ha roo, pay đác t’moót đoọng ôộm. Xang nặc croọl đợc, đợc 2, 3 t’ngay cung choom. bêl ahay cắh ơy năl cơnh đợc n’jăng ha roo, p’lóh lơi cóh bha đưn da ding nắc ta rí ma chêết lứch”.
Ba Giang nắc chr’val pa bhlâng zr’nắh k’đhạp, ắt cóh zr’lụ c’cir lịch sử têêm ngăn zr’lụ âng chr’hoong Ba Tơ. Prang chr’val nắc vêy lấh 400 pr’loọng đhanuôr acoon cóh Hrê, nắc lấh 70% pr’loọng đha’rứt. Lấh mơ đợ chính sách zooi zúp âng nhà nước, ooy đắh padưr pa’xớc pr’ắt tr’mung, vel đông p’gít lêy pa dưr pa xớc zâp bh’rợ bhrợ têng cha, b’băn pazưm lâng pr’đơợ cóh vel đông. Ooy đâu p’gít lêy padưr pa’xớc, t’bhứah bh’rợ băn ta’rí, k’roóc cóh vel đông. T’coóh Trần Thanh Hoài, Chủ tịch UBND chr’hoong Ba Giang, chr’hoong Ba Tơ đoọng năl, pa zêng cóh chr’val xoọc đâu vêy k’noọ 1.600 p’nong ta rí. Cr’chăl nâu a’tốh, vel đông nắc lêy p’gít padưr dal chất lượng t’nooi ta rí ting c’lâng bhrợ têng hàng hoá pazưm lâng thị trường: “Lâng bhiệc pa dưr pa liêm ta rí, azi bhrợ têng đhị tinh thần đoọng đhanuôr tự câl. Đoọng oó váih đhr’năng lêy pay zên nhà nước ma tr’đoọng. azi k’đươi moon lêy câl m’ma liêm choom, cóh vel đông lơơng lâng bơơn chr’val lêy cha’mêết têêm ngăn nắc vêy đơơng chô băn”.
Chr’hoong Ba Tơ xoọc đâu vêy pazêng t’nooi bh’năn k’noọ 58.000 p’nong, ooy đâu t’nooi ta rí lấh 28 r’bhâu p’nong, dưr dzoọc 6.200 p’nong ting lêy lâng 5 c’moo l’lăm ahay. Chr’hoong Ba Tơ năl gít, tơợ đâu tước c’moo 2020, nắc lêy t’bhlâng p’too p’zương padưr pa’xớc zâp c’lâng bh’rợ băn ting c’roọl, bhrợ têng pazưm, pậ bhứah, têêm ngăn k’đươi moon vệ sinh ch’na đh’nắh, pa zưm lâng bhiệc bhrợ têng, pa câl pr’đươi. T’coóh Phạm Qung Đức, Phó phòng Nông nghiệp chr’hoong Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đoọng năl: “Ting cơnh đề án padưr ngành nông nghiệp âng chr’hoong lêy cha’mêết padưr pa’xớc t’nooi ta rí, bh’nơơn pr’đươi lêệ ta rí lalay âng chr’hoong Ba Tơ. Âng đơơng ooy zâp nhà hàng, siêu thị đoọng bhrợ pa glúh têêm ngăn ha đhanuôr”.
Xang 5 c’moo bhrợ têng bh’rợ padưr pa liêm cớ ngành nông nghiệp tuing c’lâng padưr dal chr’nắp, pa dưr nhâm mâng, tước đâu cơ cấu nông nghiệp chr’hoong Ba Tơ ơy tr’xưl liêm crêê. Bấc xa’nay bh’rợ, dự án, c’lâng bh’rợ pazưm lâng bhrợ têng đươi dua ting n’juông chr’nắp nắc t’bhlâng ta xay bhrợ. T’coóh Trần Trung, Chủ tịch UBND chr’hoong Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đoọng năl: cr’chăl nâu a’tốh, vel đông nắc t’bhlâng padưr k’rơ bh’rợ kinh tế pa zưm, p’too pr’zương băn lêy ting c’lâng bhrợ têng hàng hoá, bhrợ pa dưr thu nhập nhâm mâng ha đhanuôr. “Bhiệc k’đươi moon bhrợ padưr dự án zooi zúp bhrợ têng nắc lêy p’têết pazưm lâng zâp doanh nghiệp âng đơơng m’ma, kỹ thuật lâng pa câl. Cr’chăl râu zooi zúp âng nhà nước nắc đhanuôr cung ơy vêy râu t’bhlâng liêm choom. nâu đoo nắc đợ râu tr’xăl cóh zr’lụ acoon cóh chr’hoong Ba Tơ ooy cr’chăl hanua”./.
Quảng Ngãi: Hiệu quả từ mô hình nuôi trâu thịt
PV Vinh Thông
Sau thất bại từ nhiều mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất theo các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tại tỉnh Quảng Ngãi, chính quyền địa phương và người dân chủ động hơn trong việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp. Hiệu quả bước đầu từ mô hình nuôi trâu thịt tại huyện miền núi Ba Tơ đang mở ra hướng xóa đói, giảm nghèo cho bà con vùng cao này.
Gia đình anh Phạm Văn Cường ở thôn Nước Lô, xã Ba Giang, huyện Ba Tơ thuộc diện hộ nghèo. Những năm trước, gia đình anh được chọn tham gia mô hình nuôi dê bách thảo theo dự án giảm nghèo nhưng không thành công. Năm 2017, từ nguồn hỗ trợ của nhà nước và vốn vay ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), anh Cường mạnh dạn mua 2 con trâu giống bản địa về chăn nuôi. Chịu khó học hỏi, anh Hồ Văn Cường giờ biết làm chuồng nuôi, chủ động trồng cỏ voi và dự trữ rơm rạ làm nguồn thức ăn cho trâu. Nhờ vậy, từ 2 nghé con ban đầu, đến nay anh Cường chuẩn bị xuất bán hai trâu thịt lấy tiền trả ngân hàng và tiếp tục mua thêm trâu giống về nuôi tái đàn. “Mùa mưa mình không có lo, trồng cỏ rồi, có rơm nữa. Khi trời mưa to, mình thả trâu không được thì lấy rơm bỏ vô cho nó ăn, lấy nước bỏ vô cho nó uống. Xong rồi nhốt thoải mái, để 2, 3 ngày cũng được. Hồi trước trước chưa biết bỏ rơm, chưa biết trồng cỏ, thả trên núi đôi khi trâu chết”.
Ba Giang là xã đặc biệt khó khăn, nằm trong vùng di tích lịch sử an toàn khu của huyện Ba Tơ. Cả xã có hơn 400 hộ đồng bào Hrê, thì hơn 70% là hộ nghèo. Ngoài những chính sách hỗ trợ của nhà nước, trong phát triển kinh tế, địa phương chú trọng phát triển các mô hình sản xuất, chăn nuôi gắn với điều kiện của địa phương. Trong đó, chú trọng phát triển, nhân rộng mô hình nuôi trâu, bò giống bản địa. Ông Trần Thanh Hoài, Chủ tịch UBND xã Ba Giang, huyện Ba Tơ cho biết, cả xã hiện có gần 1.600 con trâu. Thời gian tới, địa phương chú trọng nâng cao chất lượng đàn trâu theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. “Đối với việc cải tạo đàn trâu, chúng tôi thực hiện trên tinh thần để dân tự mua. Để tránh tình trạng cận huyết và lợi dụng đồng tiền nhà nước đưa qua, đưa lại. Chúng tôi yêu cầu phải mua con giống đạt chất lượng, mua con giống ngoài địa phương và được xã thẩm định đảm bảo thì mới đem về nuôi”.
Huyện Ba Tơ hiện có tổng đàn gia súc gần 58.000 con, trong đó, đàn trâu hơn 28 ngàn con, tăng 6.200 con so với 5 năm trước. Huyện Ba Tơ xác định, từ nay đến năm 2020, tiếp tục khuyến khích phát triển các hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại, sản xuất tập trung, quy mô vừa và lớn, đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm, kết nối khâu sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Ông Phạm Quang Đức, Phó phòng Nông nghiệp huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện định hướng phát triển đàn trâu, sản phẩm thịt trâu thành sản phẩm đặc trưng riêng của huyện Ba Tơ. Đưa vào các nhà hàng, siêu thị để tạo đầu ra ổn định cho bà con”.
Sau 5 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đến nay cơ cấu nông nghiệp của huyện Ba Tơ chuyển dịch đúng hướng. Nhiều chương trình, dự án, phương án gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị tiếp tục được triển khai. Ông Trần Trung Triết, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cho hay: Thời gian tới, địa phương tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân. “Việc chỉ đạo xây dựng dự án hỗ trợ sản xuất cần phải liên kết với các doanh nghiệp cung ứng giống, kỹ thuật và đầu ra. Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước thì người dân cũng đã có sự nổ lực nhất định. Đây là những đổi thay nhất định trong vùng đồng bào dân tộc huyện Ba Tơ trong thời gian qua”./.
Viết bình luận