C’moo 2015, chr’hoong Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam bhrợ têng bh’rợ zúp zooi đhanuôr băn axiu điêu hồng cóh rốh, đoọng băn đhị k’ruung Trường Giang, c’nắt k’ruung đhị cr’noon Đồng Trì, chr’val Bình Hải. Rau liêm choom cóh tr’nơớp tơợ bh’rợ băn axiu điêu hông cóh rốh đhị toor k’ruung Trường Giang nắc pr’đơợ đoọng ngành nông nghiệp Thăng Bình xay moon bhrợ têng quy hoạch, bhrợ t’bhứah bh’rợ băn.
Bơơn đợ rau zúp zooi ooy pr’đươi lâng kỹ thuật âng ngành nông nghiệp chr’hoong Thăng Bình, t’mêê bêl đêếc ahay, pr’loọng đong Phan Đức Hoan ắt cóh cr’noon 3, chr’val Bình Dương băn lấh 14.400 p’nong m’ma axiu điêu hồng cóh 6 rốh băn ta bhrợ cơnh bè đhị k’ruung Trường Giang. Xang 6 c’xêê băn, t’coóh Hoan pay pa chô mơ 4 tấn axiu, pa câl k’dâng 160 ức đồng. Xang bêl pác lơi zên băn, t’coóh Hoan dzợ bơơn pay pa chô zên lãi mơ 40 ức đồng. T’coóh Phan Đức Hoan xay moon: Chr’nắp ooy kinh tế công z’zăng bấc xang m’pâng c’moo ng’băn. Lấh rau liêm choom ooy kinh tế, pr’loọng đong nắc dzợ vêy rốh nhâm mâng, nắc choom băn axiu cóh 5 c’moo. Rốh n’nắc vêy chr’nắp mơ 60 ức đồng nắc pr’đơợ liêm choom đoọng ha zi k’rong cóh pazêng c’moo t’tun.
Ting cơnh t’coóh Hoan, băn axiu điêu hồng cóh rốh đhị k’ruung Trường Giang nắc liêm buôn pa bhlâng. Tr’nơớp nắc đhr’năng âng đác liêm. Rau bơr cậ nắc zr’lụ n’nâu vêy bấc chr’na, tu cơnh đêếc doọ bil bấc zên. T’coóh Hoan xay moon: Tơợ bh’rợ apêê pa choom, vêy ta xay moon ooy bh’rợ băn nắc acu ơy choom bhrợ bhr’lậ rau k’đháp, cơnh t’bil độc, t’bil pr’lúh lâng t’váih zập oxy đoọng axiu dưr váih liêm.
Đhị chr’val Bình Triều, pr’loọng đong t’coóh Phạm Văn Nhất ắt cóh cr’noon 4 nắc vêy ngành nông nghiệp chr’hoong Thăng Bình zúp zooi 30 ức đồng đh’rứah lâng xay moon ooy bh’rợ băn đoọng p’lóh băn 6 r’bhâu p’nong m’ma axiu điêu hồng cóh 6 bêệ rốh. Xang 6 c’xêê băn, axiu điêu hồng dưr váih liêm, t’coóh Nhất bơơn pay pa chô k’nặ 3 tấn axiu, pa câl mơ 120 ức đồng. Xang bêl pác lơi zên băn nắc bơơn pay pa chô zên lãi mơ 30 ức đồng.
Ting cơnh t’coóh Nhất, t’ping lâng bh’rợ băn axiu cóh a bóc ng’pếch nắc băn cóh k’ruung Trường Giang vêy bấc rau liêm buôn, tu chr’na cóh đác ơy bấc, đhr’năng âng đác liêm buôn, doọ lấh bấc chr’na xưa, bhrợ ha axiu cắh đơớh u pậ. Tu cơnh đêếc, t’bil pr’lúh, chr’na đơ xưa nắc công buôn lấh mơ. t’coóh Nhất xay moon, tơợ rau bơơn pay pa chô, công cơnh đươi dua rốh băn nhâm mâng nắc t’bhlâng băn axiu điêu hồng cóh rốh cóh pazêng c’moo t’tun.
C’moo 2015, chr’hoong Thăng Bình, bhrợ têng zúp zooi đhanuôr băn axiu điêu hồng cóh rốh đhị k’ruung Trường Giang, c’nắt k’ruung đhị cr’noon Đồng Trì, chr’val Bình Hải. chr’nắp ooy kinh tế bơơn pay pa chô ga mắc pa bhlâng, pr’loọng đong t’coóh Hồ Tấn Đình pay pa chô 150 ức đồng xang muy hân noo băn. T’coóh Đình băn cóh c’moo 2016 n’nâu lâng công bơơn pay pa chô z’zăng bấc.
Ting cơnh xay moon, xang hân noo băn (tợơ 5- 6 c’xêê), m’bứi bhlâng muy rốh băn, đhanuôr bơơn pay pa chô tơợ 20- 25 ức đồng. chr’nắp âng axiu điêu hồng cóh thị trường cóh xoọc đâu nắc tơợ 40 r’bhâu tước 50 r’bhâu đồng cóh muy kg. T’đui ooy đhr’năng pậ âng axiu điêu hồng bêl pay pa chô, chr’nắp pa bhlâng nắc bấc lấh mơ ha dang clơợng k’nặ 1kg muy p’nong.
Ting cơnh t’coóh Nguyễn Xuân Vũ- Trưởng phòng Nông nghiệp lâng pa dưr pa xớc bhươl cr’noon chr’hoong Thăng Bình, kiêng băn t’bấc axiu nắc vêy bh’rợ quy hoạch crêê cơnh. Ngành nông nghiệp xoọc xay moon ooy UBND chr’hoong Thăng Bình đoọng bhrợ quy hoạch zr’lụ băn axiu cóh rốh đhị k’ruung lâng pazêng a bóc đác, pazêng zr’lụ choom băn. Ta đang moon UBND chr’hoong đoọng pếch pa liêm k’ruung dác, pay lơi bèo, r’véh muống cóh k’ruung đoọng bhrợ t’váih đhr’năng đác hooi crêê cơnh. Vêy cơnh đêếc, bh’rợ băn axiu cóh k’ruung nắc dưr váih liêm choom lấh mơ, pa dưr thu nhập đoọng ha đhanuôr – t’coóh Vũ xay moon.
Axiu điêu hồng nắc vêy Bộ Nông nghiệp lâng pa dưr pa xớc bhươl cr’noon xay moon nắc đợ axiu đơơng pa câl ooy k’tiếc k’ruung n’lơơng cóh ha y chroo. Axiu n’nâu nắc vêy năng suất dal, đơớh u pậ, lêệ yêm nắc vêy thị trường cóh k’tiếc k’ruung lâng tơợ k’tiếc k’ruung n’lơơng kiêng đươi dua. Tu cơnh đêếc, đoọng đươi dua rau liêm choom âng k’ruung đác, manuýh pa bhrợ, chr’hoong Thăng Bình nắc lêy xay bhrợ gít zr’lụ pa câl, zúp zooi đhanuôr bhrợ têng t’bhứah, liêm choom chô đơơng rau chr’nắp bấc lấh mơ, bhrợ t’váih rau tr’xăl liêm choom cóh zr’lụ bhươl cr’noon./.
HIỆU QUẢ NUÔI CÁ ĐIÊU HỒNG Ở THĂNG BÌNH
(Việt Quang/ QNOnline)
;
Năm 2015, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam triển khai hỗ trợ nông dân nuôi cá điêu hồng trong lồng bè trên sông Trường Giang, đoạn qua thôn Đồng Trì, xã Bình Hải. Hiệu quả bước đầu thu được từ nuôi cá điêu hồng trong lồng bè ven sông Trường Giang là cơ sở để ngành nông nghiệp Thăng Bình đề xuất quy hoạch, nhân rộng mô hình.
Được sự hỗ trợ về vật chất và kỹ thuật của ngành nông nghiệp huyện Thăng Bình, vừa qua, hộ gia đình ông Phan Đức Hoan ở thôn 3, xã Bình Dương đầu tư nuôi 14.400 con giống cá điêu hồng trong 6 lồng nuôi kết thành bè trên sông Trường Giang đoạn qua địa bàn. Sau 6 tháng thả nuôi, ông Hoan thu hoạch được tổng cộng 4 tấn cá, bán được khoảng 160 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, ông Hoan thu lãi 40 triệu đồng. Ông Phan Đức Hoan cho biết, “Giá trị kinh tế thu được tương đối lớn sau nửa năm nuôi cá. Ngoài lợi nhuận kinh tế, gia đình tôi còn có lồng bè kiên cố, có thể nuôi cá được khoảng 5 năm nữa. Lồng bè đó có giá trị 60 triệu đồng là điều kiện tốt để chúng tôi đầu tư tiếp trong năm đến”.
Theo ông Hoan, nuôi cá điêu hồng trong lồng bè ở sông Trường Giang rất thuận tiện. Thứ nhất là môi trường nước và dòng chảy rất ổn định. Thứ nữa là khu vực này có nguồn thức ăn dồi dào nên ít tốn kém. Ông Hoan chia sẻ, “Qua tập huấn, được trang bị kỹ thuật nuôi cá nên tôi có thể chủ động xử lý được một số tình huống bất ngờ, khử độc, xử lý bệnh và cung cấp đủ oxy để cá phát triển tốt”.
Tại xã Bình Triều, hộ gia đình ông Phạm Văn Nhất ở thôn 4 được ngành nông nghiệp huyện Thăng Bình hỗ trợ 30 triệu đồng cùng trang bị kỹ thuật để thả nuôi 6.000 con cá giống điêu hồng trong 6 lồng bè. Sau 6 tháng nuôi, cá điêu hồng phát triển tốt, ông Nhất thu được gần 3 tấn cá, bán được khoảng 120 triệu đồng. Sau khi trừ tất cả chi phí, lãi được 30 triệu đồng.
Theo ông Nhất, so với nuôi cá trong ao đất thì nuôi trên sông Trường Giang có nhiều thuận lợi, do nguồn thức ăn trong tự nhiên phong phú, môi trường nước thông thoáng, hạn chế ứ chất độc, cặn bã làm cá nuôi chậm tăng trưởng. Vì vây, việc khống chế dịch bệnh, xử lý thức ăn thừa cũng dễ dàng hơn. Ông Nhất cho biết, từ nguồn lợi nhuận tích lũy được cũng như tận dụng bè nuôi kiên cố nên sẽ tiếp tục nuôi cá điêu hồng trong lồng bè trong năm tiếp theo.
Năm 2015, huyện Thăng Bình cũng triển khai hỗ trợ người nông dân nuôi cá điêu hồng trong lồng bè trên sông Trường Giang, đoạn qua thôn Đồng Trì, xã Bình Hải. Giá trị kinh tế thu được rất lớn, hộ ông Hồ Tấn Đình thu lãi 150 triệu đồng chỉ sau 1 vụ nuôi. Ông Đình tiếp tục nuôi cá trong năm 2016 này và cũng có nguồn lợi nhuận khấm khá.
Theo thống kê, sau vụ nuôi (5 - 6 tháng), bình quân ở mỗi lồng nuôi, người dân thu lãi 20 - 25 triệu đồng. Giá bán cá điêu hồng trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 40.000 - 50.000 đồng/kg. Tùy theo kích cỡ của cá điêu hồng khi thu hoạch, giá bán ra có thể sẽ cao hơn rất nhiều nếu đạt trọng lượng gần 1kg/con.
Theo ông Nguyễn Xuân Vũ - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, muốn phát triển rộng khắp nuôi thủy sản thì phải có quy hoạch căn cơ, bài bản. “Ngành nông nghiệp đang đề xuất với UBND huyện Thăng Bình cho phép quy hoạch phát triển nuôi cá lồng bè trên sông và các hồ chứa nước, những nơi đảm bảo điều kiện. Đề nghị UBND huyện cho chủ trương nạo vét lòng sông, vớt xử lý bèo, rau muống trên sông để tạo dòng chảy thông thoáng. Có như vậy nghề nuôi trồng thủy sản trên sông càng có điều kiện phát triển tốt hơn, nâng cao thu nhập cho người dân” - ông Vũ nói.
Cá điêu hồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới. Loài cá này có năng suất cao, mau lớn, thịt ngon nên được thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Bởi vậy, để tận dụng các ưu điểm về tự nhiên, lao động, huyện Thăng Bình nên coi trọng yếu tố đầu ra, giúp nông hộ triển khai nuôi cá rộng khắp, hiệu quả đem lại lợi nhuận lớn, tạo chuyển biến cho khu vực nông thôn./.
Viết bình luận