Bơơn râu zúp zooi âng dự án, a moó Lê Thị Thanh Nga, 54 c’moo ắt đhị tổ 3, tổ dân phố số 2, thị trấn A Lưới, chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nắc ơy k’rong bhrợ têng bh’rợ chóh bhơi ra véh liêm sạch. Lấh 2 c’moo đươi dua công nghệ khoa học đhị bhrợ têng, bh’rợ chóh bhơi ra véh liêm sạch âng pr’loọng đong a moó nắc ơy âng chô bh’nơơn tợơ 9 tước 10 ức đồng/c’xêê.
A moó Lê Thị Thanh Nga vel đong đhị chr’hoong Phong Điền, thành phố Huế. C’moo 1976, a moó ting pr’loọng đong đấc ooy zr’lụ kinh tế t’mêê A Lưới. Cung tu tr’mung lưm k’đháp đha rựt, tu cơnh đếêc tr’mung tr’méh âng a moó nắc pa tệêt lâng ga lếêh ga lệêng tu chếêc bơơn cha. Tước rúh, a moó nắc pay k’díc lâng ặt g’bọ lâng bh’rợ ha rêê truốh. K’díc a moó nắc bhrợ c’lâng p’rang, bh’nơơn căh tệêm ngăn. Pr’ặt tr’mông pr’loọng đong nắc ting zr’nắh k’đháp lấh mơ bêl 4 p’nong coon r’dợ pr’ang. Pa chắp tước tr’mung tr’méh ha y chroo âng apêê ca coon, díc điêl a moó nắc pa zay bhrợ têng zập râu bh’rợ tr’nêng đoọng vêy râu k’rang ha pêê ca coon cha học. Tr’mung tr’méh pr’loọng đong cung cắh vêy ha dưr, ha dợ apêê ca coon nắc ting t’ngay ting pậ banh, pr’loọng đong a moó nắc ặt hớơ cóh t’nooi pr’loọng đong đha rựt âng chr’hoong.
Bêl pr’ắt tr’mông zr’lụ da ding k’coong A Lưới ting t’ngay ting ha dưr dal, a moó Lê Thị Thanh Nga lêy đhr’năng đươi dua bhơi ra véh liêm sạch đhị vel đong ting bấc lấh mơ. Díc điêl a moó nắc xay lâng xăl 2 sào ruộng, chóh bhơi ra véh đoọng pa câl lâng băn p’lóh a tứch, a đha. Đhị muy cr’chăl bhrợ pa dưr, bh’nơơn bh’rợ âng pr’loọng đong a moó nắc ha dưr bơơn lêy. Đươi tợơ đếêc, 4 p’nong ca coon âng a moó nắc zập pr’đợơ đoọng học Đại học, Cao đẳng. A moÓ Lê Thị Thanh Nga đoọng năl:
“Acu chóh bhơi ra véh cóh đâu nắc cung 16-17 c’moo ơy. Lalăm a hay, đhị đâu nắc zêng clung ruộng, cu lêy bhrợ chu tr’bứi đoọng chóh bhơi ra véh. Lêy chóh bhơi ra veh vêy âng chô bh’nơơn nắc cu zư lêy, chóh bhrợ tước t’ngay đâu.”
Bơr pêê c’moo chô ooy đâu, đhr’năng đươi dua zập râu chất kích thích, za nươu k’chệêt bha ruy cóh cha chóh ba bệêt ting bấc k’rơ. Đợ bhơi ra véh tợơ đồng bằng đấc đơơng đoọng ha pêê chr’hoong da ding k’coong bấc cắh choom pa ghít lêy zập bh’nơơn. Tu cơnh đếêc, tợơp c’moo 2016, chr’hoong A Lưới xay bhrợ bhiệc zúp zooi, t’pấh pa dưr bh’rợ chóh bhơi ra véh liêm sạch đhị đâu đoọng ha đhanuôr A Lưới. A moÓ Lê Thị Thanh Nga nắc 1 cóh 4 pr’loọng đong pr’đoọng pa bhlầng bơơn chr’hoong A Lưới chớih pay đoọng tợơp bhrợ têng chóh bhơi ra véh liêm sạch lâng đợ zên k’rong chóh bhrợ nắc 50 ức đồng. Lâng đợ zên zúp zooi, zên k’rong đớc nắc a moó Nga k’rong 80 ức đồng bhrợ têng đong gương lâng bạt ni lông cóh đhăm bhứah 700 mét vuông. A moÓ k’rong bhrợ pa xoọng hệ thống tưới đác tự động phun sương, đươi tợơ đếêc, lấh 10 râu m’ma bhơi ra véh cóh bhươn đong a moó ơy dưr chắt liêm t’viêng. A moó Lê Thị Thanh Nga đoọng năl:
“Chr’hoong zúp zooi đoọng ha cu 50 ức đồng, cu pa xoọng m’bứi đoọng bhrợ têng. Lalua lêy, bêl bhrợ têng bh’rợ nâu, cu lêy nắc vêy bh’nơơn lâng doó lấh bha ruy pa hư. Ơy vêy đong gương, cu doó k’rang pleng boo căh cợ p’răng dzợ, nắc tớt cóh đong lêy bhrợ, liêm buôn pa bhlầng. T’ngay lalăm đếêc, tưới lứch đhăm nâu tước 2 tiếng đồng hồ, nâu kêi ơy vêy vòi phun sương, cu nắc lêy đị đoọng hooi, xang nắc bhrợ bh’rợ râu lơơng.”
Đh’rứah lâng bhiệc bhrợ pa dưr bhơi ra véh, a moó Lê Thị Thanh Nga dzợ chóh pa xoọng pô cúc đoọng pa câl đhị t’ngay tr’cuôl lâng t’ngay muy zập c’xêê. Tết Nguyênd đán t’mêê đâu a hay, amoó Nga dzợ tợơp chóh pô Tulip pay m’ma tợơ Đà Lạt. Đươi vêy pa choom chóh bhrợ tợơ sách báo, ti vi, bơơn cán bộ kỹ thuật Khuyến nông chr’hoong pa choom đoọng, 1000 a pul m’ma pô Tulip dưr pậ lâng chớh zêng crêê đhị t’ngay Tết.
Cắh muy pa dưr kinh tế đoọng ha pr’loọng đong đay, a moó Lê Thị Thanh Nga dzợ nắc hội viên liêm ta níh lâng zay ting pấh apêê bh’rợ âng hội pân đil đhị vel đong. Pa bhlầng nắc apêê bh’rợ zooi apêê a đhi a moó pân đil cóh zr’lụ pa dưr tr’mung tr’méh, ta bil ha ul pa xiêr đha rựt. A moó Hồ Thị Hồng Lê, Chủ tịch Hội pân đil thị trấn A Lưới, chr’hoong A Lưới đoọng năl:
Đhị thị trấn vêy bấc apêê choom bhrợ têng cha cơnh pa câl, b’băn, cha chóh… Cóh đếêc, tr’haanh bhlầng nắc cơnh Lê Thị Thanh Nga lâng bh’rợ chóh bhơi ra véh liêm sạch. Zập t’ngay, a moó Nga pa câl bhơi ra véh âng chô tợơ 300-400 r’bhầu đồng. Lấh mơ, a moó nắc dzợ hội viên tr’haanh ta níh bhlầng coh zập bh’rợ âng hội.”
Xọoc đâu, cr’noọ bh’rợ cóh bhơi ra véh liêm sạch âng pr’loọng đong a moó Lê Thị Thanh Nga lâng apêê 3 pr’loọng đong đhanuôr lơơng bơơn chớih pay đoọng tợơp xay bhrợ ơy lâng xoọc đoọng bhơi ra veh đươi dua đhị zr’lụ A Lưới. Đươi tợơ đếêc, bh’nơơn bh’rợ ang pr’loọng đong a moó lâng apêê pr’loọng đong lơơng zăng tệêm ngăn lâng z’zăng lấh. Lâng pr’loọng đong a moó Nga, bhươn bhơi ra véh liêm sạch âng chô bh’nơơn cung lấh 100 ức đồng/c’moo. A moó Lê Thị Thanh Nga rơơm kiêng nắc bơơn bhrợ ta bhứah cớ đhăm bhơi liêm sạch nâu cóh cr’chăl ha y. Lâng nâu đoo nắc cung cr’nọo bh’rợ âng chô bh’nơơn liêm dal đoọng ha đhanuôr A Lưới ting pa choom bhrợ têng lâng pa dưr k’rơ lấh mơ dzợ cóh ha y./.
Xóa nghèo nhờ mô hình trồng rau sạch
Kim Cương
Được sự hỗ trợ của địa phương và ngành Nông nghiệp, chị Lê Thị Thanh Nga, 54 tuổi, ở tổ 3, tổ dân phố số 2, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thưa Thiên Huế mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình trồng rau sạch. Sau 2 năm áp dụng công nghệ khoa học trong sản xuất, mô hình rau sạch của gia đình chị đã cho thu nhập bình quân từ 9 đến 10 triệu đồng/tháng.
Chị Lê Thị Thanh Nga quê gốc ở huyện Phong Điền, thành phố Huế. Năm 1976, chị theo gia đình lên vùng kinh tế mới A Lưới. Cũng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên tuổi thơ của chị gắn liền với ngày tháng cực nhọc vì mưu sinh. Tới tuổi, chị lập gia đình và sống bám vào nghề làm nông. Chồng chị làm nghề cầu đường, thu nhập cũng bấp bênh. Cuộc sống gia đình chị càng lâm vào cảnh khó khăn hơn khi 4 đứa con lần lượt ra đời. Nghĩ đến tương lai của các con, vợ chồng chị bươn chải đủ các nghề để các con có điều kiện học tập. Thế nhưng, kinh tế cũng chẳng hơn gì khi con cái ngày mỗi lớn, nhiều năm liền, gia đình chị luôn thuộc họ nghèo của huyện.
Khi cuộc sống vùng miền núi A Lưới ngày càng được nâng cao, chị Lê Thị Thanh Nga nhận thấy nhu cầu rau sạch tại địa phương rất lớn. Vợ chồng chị bàn với nhau, chuyển đổi 2 sào ruộng, trồng rau để bán và thả ít con gà, con vịt giải quyết thực phẩm cho gia đình luôn. Sau một thời gian phát triển, thu nhập của gia đình chị khá lên trông thấy. Nhờ đó, 4 đứa con nhà chị có điều kiện vào được Đại học, Cao đẳng. Chị Lê Thị Thanh Nga cho biết:
Tôi trồng rau ở đây cũng được 16-17 năm rồi. Lúc trước, ở đây chỉ là ruộng, tôi cứ khai phá ít một, ít một để trồng rau. Thấy trồng rau có hiệu quả nên tôi duy trì cho tới hôm nay.
Vài năm trở lại đây, tình trạng sử dụng các loại chất kích thích, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp ngày càng phổ biến. Nguồn rau từ đồng bằng cung cấp cho các huyện miền núi không kiểm soát được chất lượng. Do đó, đầu năm 2016, huyện A Lưới triển khai hỗ trợ, khuyến kích phát triển mô hình rau sạch tại địa phương. Nguồn rau này sẽ là địa chỉ tin cậy cung cấp rau sạch tại chổ cho người dân A Lưới. Chị Lê Thị Thanh Nga là 1 trong 4 hộ may mắn được huyện A Lưới chọn triển khai thí điểm mô hình trồng rau sạch với số vốn hỗ trợ là 50 triệu đồng. Cùng với số tiền hỗ trợ và số vốn dành dụm bao lâu nay của gia đình, chị Nga đầu tư 80 triệu đồng xây dựng nhà kính bằng bạt ni lông trên diện tích 700 mét vuông. Chị đầu tư thêm hệ thống tưới tự động phun sương, nhờ đó, hơn 10 giống rau các loại trong vườn nhà chị phát triển mạnh mẽ. Chị Lê Thị Thanh Nga cho biết:
Huyện hỗ trợ cho mình được 50 triệu, tôi thêm vào nữa để làm. Thật sự, từ khi làm mô hình này, tôi thấy rất là hiệu quả và cũng ít bơm sâu bệnh. Có nhà kính rồi, tôi không phải lo nắng mưa chi nữa, cứ ngồi trong nhà mà làm, rất là thuận tiện. Ngày trước tôi tưới hết cả vạt rau ni phải hết 2 tiếng đồng hồ. Nay có vòi phun sương, tôi chỉ cần bật lên rồi đi làm việc khác.
Bên cạnh việc phát triển vườn rau, chị Lê Thị Thanh Nga còn trồng thêm hoa cúc để cung cấp hoa cho mỗi dịp rằm và mùng Một hàng tháng cho bà con. Tết Nguyên đán vừa qua, chị Nga còn trồng thí điểm hoa Tu Líp lấy giống từ Đà Lạt. Nhờ tìm hiểu kỹ thuật trên sách báo, ti vi, được cán bộ kỹ thuật Khuyến nông huyện tập huấn, 1000 củ giống hoa Tu Líp phát triển và nở hoa đạt 100% đúng vào dịp Tết.
Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, chị Lê Thị Thanh Nga còn là hội viên tiêu biểu và tích cực tham gia các hoạt động của hội Phụ nữ tại địa phương. Nhất là các phong trào giúp chị em phụ nữ trong vùng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Chị Hồ Thị Hồng Lê, Chủ tịch Hội Phụ nữ thị trấn A Lưới, huyện A Lưới cho biết:
Ở thị trấn có rất nhiều điển hình phát triển kinh tế như kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt…trong đó, tiêu biểu như chị Lê Thị Thanh Nga với mô hình trồng rau sạch. Mỗi ngày, chị Nga bán rau thu về từ 3 đến 4 trăm ngàn. Ngoài ra, chị còn là hội viên tiêu biểu trong các phong trào hoạt động của hội.
Hiện nay, mô hình kinh tế vườn rau sạch của gia đình chị Lê Thị Thanh Nga và 3 hộ khác được chọn triển khai thí điểm rau sạch đã và đang là nguồn rau cung cấp cho khu vực thị trấn A Lưới. Nhờ đó, thu nhập kinh tế của gia đình chị và các gia đình khác tương đối ổn định và có phần khấm khá. Riêng gia đình chị Nga, vườn rau sạch cho thu nhập bình quân trên dưới 100 triệu đồng/năm. Chị Lê Thị Thanh Nga mong muốn sẽ tiếp tục mở rộng diện tích vườn rau sạch này trong thời gian sắp tới. Và đây cũng sẽ là mô hình kinh tế hiệu quả cho bà con A Lưới học tập và phát triển trong tương lai./.
Viết bình luận