Lum Vũ Xuân Thành bêl a đoo ch’mêết lêy lấh 1 r’bhâu mét vuông t’nơơm dâu tây chóh lêy cóh đong lái âng đay, a noo xay moon: 7 c’moo l’lăm ahay, 2 héc ta zr’lụ ch’chóh n’nâu ađoo đớc băn a óc lâng chóh m’bứi t’nơơm chr’nóh pay cha p’lêê. Xoọc đêếc, a noo ta luôn vêy 35 p’nong a óc căn lâng 250 p’nong a óc lêệ cóh c’rol. Hân đhơ cơnh đêếc, băn a óc zr’nắh k’đháp, pa bhrợ tơợ ra diu tước ooy ha dum k’năm nắc cắh xang bh’rợ. Lấh n’nắc, chr’nắp nắc cắh nhâm mâng, zr’lụ pa câl cắh nhâm mâng, cắh ng’xay bêl dưr váih pr’lúh nắc cắh ngai pân câl.
Cóh x’rịa c’moo 2017, a noo mót lêy cóh mạng, sách báo lâng lướt lêy tơợ rau la lua âng apêê bhrợ têng liêm choom cóh apêê tỉnh cơnh Hoà Bình, Nghệ An, a noo nắc xăl tơợ b’băn nắc chóh t’nơơm pay cha p’lêê vêy chr’nắp kinh tế bấc bhlâng cơnh: Cam canh, nhãn miền, dâu tây, a ciêl lái…Xay truíh ooy rau zr’nắh k’đháp bêl tơớp xăl tơợ b’băn tước ooy ch’chóh, a noo Vũ Xuân Thành prá: “Tước nâu cơy, a cu lum bấc pa bhlâng zr’nắh k’đháp, zr’nắh k’đháp cắh lấh n’năl ghít ooy nông nghiệp hữu cơ, c’năl ooy du lịch, xang n’nắc nắc ooy bh’rợ maketing xay moon đoọng apêê n’năl ooy zr’lụ ch’chóh b’bêết âng đay, ooy xa nay bha lâng cóh zr’lụ ch’chóh b’bêết đoọng bhrợ t’váih bh’rợ du lịch công xoọc lum bấc rau zr’nắh k’đháp”.
Lâng bh’rợ nông nghiệp t’viêng ting cơnh xa nay VietGAP lâng ting t’ngay xăl bhrợ ting cơnh hữu cơ, hân noo pa bhrợ c’moo 2018 bêl đêếc ahay, pazêng t’nơơm chr’nóh bha lâng cóh bhươn âng a noo nắc ơy bơơn pay pa chô bấc rau liêm choom, cơnh cam đợ bấc âng p’lêê tước 22 tấn, đợ zên bơơn pay pa chô 850 ức đồng; dâu tây hân đhơ t’mêê chóh bhrợ lêy, nắc công chắt váih liêm, bơơn 8 tạ cóh 1 r’bhâu mét vuông, lâng chr’nắp pa bhlâng nhâm mâng 250 r’bhâu đồng muy kg. A nô Vũ Xuân Thành bhui har xay moon: Pazêng bh’nơơn bh’rợ n’nâu nắc lứch vêy ta đơơng pa câl tước ooy pazêng zr’lụ pa câl r’véh sạch đhị pazêng thị trường ga mắc cơnh: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh: “Acu bhui har tu vêy apêê ta mooi tước lêy, chêếc lêy n’năl đhị bhươn lâng câl đợ chr’nóh chr’bêết đhị zr’lụ ch’chóh b’bêết nắc apêê đoo bhui har, apêê đoo bhui har lâng c’jệ lêy, apêê đoo moon cắh bhr’nê cóh đâu công vêy zr’lụ ch’chóh b’bêết đoọng chêếc lêy n’năl cơnh đâu. Buôn nắc manuýh ta mooi Sơn La nắc apêê đoo k’noọ ng’xiêr ooy Mộc Châu đoọng lêy, xang n’nắc lướt ch’ngai lấh mơ đoọng chêếc lêy n’năl nắc cắh k’noọ cóh đâu công vêy”.
Pay đươi rau liêm choom âng zr’lụ t’viêng liêm ơy tỵ vêy, a noo Thành nắc dzợ pazum đh’rứah bhrợ du lịch, k’đơơng bấc ta mooi tước la lêy, chêếc n’năl, pa dưr lấh mơ c’năl ooy pr’ắt tr’mông lâng chr’nắp bhlâng nắc bơơn tước pêếh, câl chô đơơng đợ chr’nóh chr’bêết liêm sạch, đươi dua ha pr’ắt tr’mông âng pr’loong đong. Ta mooi Phạm Thị Hồng Phương, giáo viên trường Tiểu học Quyết Thắng, thành phố Sơn La prá: “Bêl đâu a cu đơơng apêê a đhi tước ooy đâu lêy rau la lua nắc acu lêy cóh đâu môi trường t’viêng liêm, sạch, pr’hay. Apêê ađhi học sinh công bơơn chêếc lêy n’năl lâng p’xoọng c’năl, lấh n’nắc nắc apêê ađhi dợ bơơn lướt cha ớh lâng t’bil lơi rau nhứh nhêện xang đợ giờ học”.
Bh’rợ nông nghiệp t’viêng đh’rứah lâng du lịch sinh thái âng a noo Vũ Xuân Thành xoọc đâu nắc dưr váih zr’lụ chr’nắp pr’hay âng ta mooi tước bêl x’rịa tuần cóh Sơn La. Rau đêếc nắc công xay moon ghít rau t’béch g’lăng âng a đoo ta đhâm c’mor cóh c’xêê c’moo t’mêê: Pân k’noọ, pân bhrợ, pân z’lấh zr’nắh k’đháp đoọng bhrợ t’váih cr’van cr’bhộ đhị đhăm k’tiếc âng vel đong đay./.
Thanh niên vượt khó từ mô hình nông nghiệp xanh
kết hợp du lịch sinh thái
Trấn Long
Sau 6 năm chăn nuôi heo kém hiệu quả, chàng thanh niên Vũ Xuân Thành, sinh năm 1988 ở tiểu khu Nà Sản, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ, kết hợp với du lịch sinh thái. Qua hơn 1 năm, mô hình kinh tế mới này đã cho kết quả khả quan, thu nhập lên tới cả tỷ đồng.
Gặp Vũ Xuân Thành khi anh đang chăm chú kiểm tra hơn 1.000 mét vuông dâu tây trồng thí điểm trong nhà lưới của mình, anh cho biết: 7 năm trước, 2 héc ta trang trại này anh dùng để chăn nuôi heo và trồng một ít cây ăn quả. Khi ấy, anh luôn có 35 con heo nái và 250 con heo thịt thường xuyên trong chuồng. Tuy nhiên, chăn nuôi heo rất vất vả, làm quần quật từ sáng sớm đến tối muộn vẫn không hết việc. Đã thế, giá cả lại bấp bênh, đầu ra không ổn định, chưa kể lúc có dịch bệnh thì không ai dám mua.
Cuối năm 2017, anh mạnh dạn nghiên cứu trên mạng, sách báo và đi học hỏi thực tế những mô hình đã thành công ở các tỉnh bạn như Hòa Bình, Nghệ An, anh đã mạnh dạn chuyển đổi từ chăn nuôi heo sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Cam canh, nhãn miền, dâu tây, dưa lưới... Chia sẻ về những khó khăn khi chuyển đổi từ chăn nuôi sang trồng trọt, anh Vũ Xuân Thành nói: “Đến bây giờ, mình vẫn gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn về kiến thức về nông nghiệp hữu cơ, kiến thức về du lịch, rồi là vấn đề maketing tuyên truyền quảng bá để giới thiệu về nông trại của mình, đơn giản về kiến thiết cơ bản trong nông trại để tạo ra một mô hình du lịch cũng đang gặp rất nhiều khó khăn”.
Với mô hình nông nghiệp xanh đạt tiêu chuẩn VietGAP và dần chuyển đổi sang hướng hữu cơ, vụ mùa năm 2018 vừa qua, các cây trồng chủ lực trong vườn nhà anh đã cho thu hoạch đạt hiệu qủa cao, như cam canh đạt sản lượng 22 tấn, thu nhập đạt trên 850 triệu đồng; dâu tây tuy mới trồng thí điểm, cũng cho sản lượng cao, đạt 8 tạ/1.000 mét vuông, với giá bán ổn định 250.000/1 kg. Anh Vũ Xuân Thành phấn khởi cho biết, các sản phẩm này đều được xuất bán tới những chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch tại các thị trường tiềm năng như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. “Mình cũng thấy rất chi là vui vì có những đoàn khách tham quan, trải nghiệm tại vườn và mua nông sản thì người ta rất là thoải mái, rất chi là vui thích và người ta rất là ngạc nhiên, người ta bảo là không ngờ trên này cũng có nông trại cho trải nghiệm như thế này. Thường thường một cái hình dung chung là khách Sơn La mình thì người ta cứ nghĩ là phải đi xuống Mộc Châu, rồi là đi những nơi xa xa thì mới cho trải nghiệm chứ người ta không nghĩ là ở đây có”.
Tận dụng lợi thế không gian xanh vốn có, anh Thành còn kết hợp làm du lịch, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, làm giàu thêm kiến thức sống và nhất là được tự tay thu hái, mua về những sản phẩm sạch, phục vụ cho sinh hoạt của gia đình. Du khách Phạm Thị Hồng Phương, giáo viên trường Tiểu học Quyết Thắng, thành phố Sơn La nói: “Hôm nay mình đưa các em xuống đây thực tế thì mình cảm thấy ở đây môi trường rất là xanh, sạch, đẹp. Các em cũng có cơ hội để trải nghiệm, học hỏi và tích lũy thêm kiến thức, ngoài ra thì các em còn được vui chơi và giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi”.
Mô hình nông nghiệp xanh kết hợp du lịch sinh thái của anh Vũ Xuân Thành giờ đây đang trở thành địa chỉ đỏ của du khách mỗi dịp cuối tuần ở Sơn La. Điều đó cũng khẳng định bản lĩnh của người thanh niên trong thời kỳ mới: dám nghĩ, dám làm, dám khắc phục khó khăn để làm giàu trên chính mảnh đất quê hương./.
Viết bình luận