T’coóh bhươl K’rốt zay chóh bhơi ra véh
Thứ tư, 00:00, 30/12/2015

Ắt tớt liêm ta níh, bhlếh lơi râu tr’vay tr’lin lâng đh’rứah pác pazêng kinh nghiệm bhrợ cha nắc đoo pazêng râu âng đhanuôr đhị vel K’Long, chr’val Hiệp An, chr’hoong Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng buôn xay moon t’coóh bhươl K’rốt. pa bhlầng nắc cóh bhiệc pác râu linh nghiệm bhrợ cha tợơ cr’noọ bh’rợ chóh bhơi ra véh âng đay đoọng zooi đhanuôr đh’rứah z’lấh đha rựt. c’nắt t’ruíh “ jưn jứah xay moon h’cơnh choom bhrợ cha” tuần nâu, nắc đhanuôr lâng pr’zợc đh’rứah chếêc năl đắh pazêng bhiệc bhrợ âng t’coóh K’rốt ấ!

            K’nặ 20 c’moo pa tếêt g’bọ lâng bh’rợ mặt trận âng vel, t’coóh bhươl K’rốt ma nuýh acoon cóh Cơ Ho, ắt đhị vel K’Long, chr’val Hiệp An, chr’hoong Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, năl ghít đoọng bơơn đhanuôr tin đươi nắc lêy apêê đui cơnh ma nuýh đong đay. Cắh muy cơnh đếêc a năm, ơy năl bấc tu bhiệc bhlếh lơi râu tr’bay tr’lin, trzệêng bơơn t’coóh bhươl K’rốt lêy bhrợ liêm choom. Bấc pr’loọng đong ơy chếêc lêy bấc râu bhui har tợơ bấc chu zr’nắh k’đháp.

            T’coóh bhươl K’rốt moon bhrợ liêm bh’rợ mặt trận cung k’đháp bhlầng, bấc chu nắc đhanuôr cắh ting xợơng, pa bhlầng nắc đhị apêê g’lúh k’đươi moon cher đoọng k’tiếc, bhrợ têng vel bhươl t’mêê. Đươi vêy râu pa zay, xay moon liêm ta níh, nhâm crêê, moót loom đhanuor nắc r’dợ đhanuôr ting xợơng  bhrợ: ba bi cơnh zên tu ma nuýh đha rựt, a hêê k’rong tu ma núyh đha rựt, zên an ninh quốc phòng, xoọc tợơp nắc apêê ta moóh, a pêê moon a đay cung pr’loọng đong đha rựt hây dzợ pay zên âng apêê đoọng cớ ha pêê pr’loọng đong đha rựt lơơng. Nắc xay moon đoọng ha pêê năl nâu đoo  nắc chính sách, ha dang đay vêy loom luônh liêm chr’nắp nắc n’đhơ a đay đha rựt dzợ vêy ngai đha rựt lấh nắc zúp zooi apêê đha rựt lấh đay, xay moon cơnh đếêc nắc apêê buôn năl lấh.

            T’coóh K’rốt nắc muy cóh pazêng pr’đợơ bhrợ cha liêm choom đhị vel đong. T’coóh K’rốt truíh lalăm a hay đha rựt pa bhlầng, pr’ắt tr’mông âng đhanuôr vel K’Long nâu nắc muy đương g’nưm đhị ha roo muy hân noo, tu cơnh đếêc ta bhúch cha prang c’moo. Muy sào ruộng, muy c’moo nắc bơơn muy tạ ha roo, tệêm ngăn zập cha nắc choom ặ, hâu chếêc moon tước bhiệc câl ch’năm cóh đong xang lâng đoọng ha pêê ca coon cha học. K’tiếc nắc vêy, ha dợ cắh năl cơnh chếêc bhrợ, đhanuôr nắc ta luôn đoọng apêê a đhuốc vắ bhrợ têng chóh bhơi ra véh.

            Lêy k’tiếc chóh bhơi ra véh lâng pô âng chô bh’nơơn liêm dal, t’coóh vel K’rốt pa chắp: “ apêê a đhuốch choom bhrợ têng, hâu a đay cắh choom bhrợ?”. Cơnh đếêc nắc t’coóh tự bhrợ têng, pa choom cơnh chóh bhrợ bhơi ra véh, chóh pô lâng pa choom cơnh k’rang lêy bhơi ra véh. Tợơ đếêc tước nâu kêi, lâng lấh 5 sào bhơi ra véh lâng pô, zập c’moo t’coóh vêy âng chô bh’nơơn lấh 100 ức đồng. Lêy bh’nơơn âng chô tệêm ngăn, t’coóh nắc pa choom đoọng ha đhanuôr cóh vel ting bhrợ têng. Tước nâu kêi, lấh 500 pr’loọng đong ting pấh chóh bhơi ra véh lâng pô. Pr’ắt tr’mông âng đhanuôr cóh vel nắc ơy tr’ló n’căr tr’xăl n’hang: t’ngay a hay nắc đhanuôr zi bhrợ têng ha roo 2 hân noo, muy hân noo muy sào ( 1000m2) nắc âng chô 6 tạ ha roo. Dáp lêy ha roo nắc xưa cha, k’bhộ luônh, ha dợ cha năm pa liêm nắc cắh vêy, xa nập ngăn nắc cắh vêy, câl máy móc, ti vi, xe máy nắc cắh vêy zên, nắc lêy bhrợ cơnh lơơng, lâng nắc chóh bhrợ bhơi ra véh, chóh pô. Chóh bhơi ra véh, chóh pô tệêm ngăn cung doó lấh ha ul. Pa choom đoọng ha đhanuôr choom bhrợ zập râu pô, zập râu bhơi ra véh cấp cao cơnh xà lách, hành, cà chua, su hào.

            Bhrợ bhiệc mặt trận vel, t’coóh K’rốt năl ghít zập pr’loọng đong, năl ghít tr’mung tr’méh âng đhanuôr. Cắh muy k’đươi moon đhanuôr zư lêy k’tiếc k’bunh đoọng bhrợ pa dưr ca van tợơ k’tiếc, t’coóh K’rốt nắc dzợ pa zay xay moon k’đươi dua đhanuôr đoàn kết, ting bhrợ liêm ta níh apêê c’lâng xa nay chính sách pháp luật, ting pấh chroi k’rong bhrợ padưr vel bhươl t’mêê, zư lêy tệêm ngăn, bhrợ pa dưr pr’ắt tr’mông văn hoá âng vel bhươl.

            T’coóh K’rốt nắc pác râu liêm chr’nắp đoọng váih nắc ma nuýh vêy uy tín, tu râu pân lơơng tin đươi nắc râu đơ chr’nắp bhlầng, vêy cơnh đếêc nắc đhanuôr vêy ting xợơng đươi. Lâng đoọng râu tin đươi nắc đoo nhâm mâng nắc a đay nắc lêy bhrợ gương mẫu tợơp dưr bhrợ zập râu bh’rợ đoọng ha đhanuôr lêy. Vêy cơnh đếêc nắc bhiệc xay moon nắc lalua âng chô bh’nơơn liêm dal: A đay vêy bhrợ têng lứch loom hay cắh, bhrợ têng bh’rợ mặt trận nắc lêy ắt đăn lâng đhanuôr, ắt tớt liêm ta níh, pa zay lứch c’rơ. ắt pa đăn lâng đhanuôr, ha dang đhanuôr lưm râu cắh liêm nắc a đay pr’hân bhlếh lơi, râu đếêc nắc râu chr’nắp bhlầng, loom luônh chắp nher âng cán bộ lâng đhanuôr. Nắc cơnh dưr váih hâu râu tu bhiệc tr’zệêng đắh k’tiếc k’bunh, lâng muy ch’nắc cán bộ mặt trận, bhrợ đắh tổ hoà giải, nắc a đay lêy bhrợ têng, pa đăn lâng đhanuôr, bêl a đay moon nắc apêê xợơng; kiêng đoọng ha pêê xợơng đay nắc a đay lêy lướt cóh đhr’năng lalua, crêê bh’rợ, vêy cơnh đếêc nắc apêê vêy xợơng./.


Già làng K’rốt giỏi trồng rau

Gần gũi, làm tốt công tác hòa giải và cùng chia sẻ những kinh nghiệm làm kinh tế là những gì mà bà con ở thôn K’Long, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng thường nhắc đến già làng K’rốt. Nhất là trong việc chia sẽ kinh nghiệm làm kinh tế từ mô hình trồng rau của mình để giúp bà con cùng vươn lên xóa đói giảm nghèo. Tiết mục “ Cùng nhau bàn cách làm ăn” tuần này, bà con và các bạn cùng tìm hiểu về những việc làm của già làng K’rốt nhé !    

 Gần 20 năm gắn bó với công tác mặt trận thôn, già làng K’rốt, người dân tộc Cơ Ho, ở thôn K’Long, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, hiểu rằng để được dân tin yêu thì phải coi họ như người thân. Chẳng thế mà, đã biết bao vụ hòa giải, vụ tranh chấp đã được già làng K’rốt xử lý êm thấm. Nhiều gia đình đã tìm lại được niềm vui sau nhiều sóng gió.

 Già làng K’rốt bảo làm công tác mặt trận cũng khó lắm, nhiều khi người dân không nghe, nhất là trong các cuộc vận động hiến đất, xây dựng nông thôn mới. Nhưng nhờ sự kiên trì cùng sự vận động, tuyên truyền, giải thích hợp lý hợp tình, dần dần bà con hiểu: Ví dụ như quỹ vì người nghèo mình quyên góp vì người nghèo, quỹ an ninh quốc phòng, lúc bắt đầu thì họ thắc mắc, họ nói tôi cũng là người nghèo tại sao vận động tôi đóng góp cho người nghèo. Mình giải thích cho bà con tôi không bao giờ áp đặt, đây là chính sách, nếu cảm thấy tấm lòng, mình như thế này mình nghèo nhưng có người khác còn nghèo hơn mình, cho nên lá lành đùm lá rách, mình cũng lá rách nhưng rách ít hơn, họ dễ hiểu.

 Già làng K’rốt là một trong những điển hình làm kinh tế ở địa phương. Già làng K’rốt kể ngày xưa nghèo lắm, đời sống của bà con thôn K’long này chỉ trông chờ vào lúa một vụ, nên thiếu đói quanh năm. Một sào ruộng, một năm chỉ được hơn tạ thóc, đảm bảo đủ ăn là tốt rồi, chứ nói gì đến chuyện mua sắm đồ đạc trong nhà và cho con cái học hành. Đất thì có đấy nhưng không biết làm gì, bà con thường cho người Kinh thuê trồng rau. 

Thấy trồng rau và hoa mang lại hiệu quả kinh tế cao, già làng K’rốt nghĩ: “Người Kinh làm được tại sao mình không làm được ? ”. Thế là ông tự mày mò sang học hỏi cách trồng rau, trồng hoa và học cách chăm sóc rau màu. Từ đó đến nay, với hơn 5 sào rau và hoa màu, mỗi năm ông thu về hơn 100 triệu đồng. Thấy thu nhập ổn định, ông đã bày cho bà con trong thôn làm theo. Đến nay hơn 500 hộ cùng tham gia trồng rau và hoa. Đời sống của bà con trong thôn đã thay đổi rõ rệt: Ngày xưa bà con mình làm lúa hai vụ, một vụ một sào (1000 m2) thì thu được 6 tạ lúa. Tính ra lúa thì dư ăn, có nghĩa là no thôi, còn cái đẹp thì không có, cái ấm thì không có, mua sắm máy móc, tivi, xe máy thì không đáp ứng được, thì phải làm cách khác phải làm rau, phải trồng hoa. Trồng rau, trồng hoa, ổn định, cũng không kém cỏi lắm. Tôi hướng dẫn bà con làm được các loại hoa, các loại rau cao cấp ví dụ như xà lách, hành, cà chua, su hào.

 Làm công tác mặt trận thôn, ông K’Rốt nắm rõ từng hộ gia đình, hiểu từng hoàn cảnh, từng số phận. Không chỉ vận động bà con giữ đất để làm giàu từ đất, ông K’Rốt tích cực tuyên truyền vận động đồng bào đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật, tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng đời sống văn hóa của buôn làng.

 Già làng K’rốt chia sẻ để trở thành người có uy tín, thì chữ tín là điều quan trọng nhất, bởi tín bà con mới tin. Và để niềm tin đó vững chắc thì mình phải là người gương mẫu đi đầu. Có như thế công việc tuyên truyền, vận động mới thực sự đạt được hiệu quả:  Mình có nhiệt tình hay không, làm công tác mặt trận phải gần gũi, nhiệt tình, phải làm hết sức mình. Mình gần gũi bà con, khi bà con gặp phải sự việc gì đó, mình phải trực tiếp gắn bó với họ, cái đó là quan trọng nhất, tình yêu thương của người cán bộ đối với nhân dân. Chẳng hạn có sự việc gì xảy ra tranh chấp đất đai, là một cán bộ mặt trận, làm trong tổ hòa giải, nên mình cần thiết gần gũi với bà con, khi mình nói họ nghe mình; để họ nghe, mình phải làm thực tế, đúng việc họ mới nghe./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC