Tước ooy cr’noon Thàn, chr’val Chiềng Pằn, chr’hoong Yên Châu, tỉnh Sơn La ta moóh t’coóh Mè Văn Chinh, đhanuôr Khơ Mú zập ngai công n’năl tu ađoo nắc manuýh l’lăm xay bhrợ cóh bhươl cr’noon bh’rợ pa dưr kinh tế pr’loọng đong tơợ bh’rợ băn a óc cóh bấc c’moo n’nâu. Xoọc đâu bh’rợ âng đoo nắc vêy bấc đhanuôr cóh cr’noon pa choom ting bhrợ têng. Đức Anh, PV Đài P’rá VN vêy bha ar xrặ xay truíh ooy t’coóh n’nâu.
K’rang bấc pa bhlâng cóh bh’rợ chêếc c’lâng hân đoo đoọng pa dưr kinh tế pr’loọng đong dzợ bấc rau zr’nắh k’đháp, tơợ c’moo 1986, t’coóh Mè Văn Chinh ơy t’bhlâng bhrợ têng c’rol nhâm mâng, pa dưr bh’rợ băn a óc, a tứch ađha. Tu ađoo lêy pr’loọng đong nắc vêy bhươn da ding, a bhoo ha roo. Cóh tr’nơớp ađoo băn muy bơr p’nong a óc pay lêệ. Lêy vêy lãi, ađoo nắc tơớp băn bơr pêê p’nong a óc căn đoọng doọ ng’câl m’ma a óc tơợ lơơng. Pazêng p’nong a óc a coon nắc vêy pr’loọng đong t’bhlâng băn đoọng l’mặ đoọng pa câl, m’bứi bhlâng zập c’moo tơợ 2- 3 ruúh, vêy bêl tước 40 p’nong. Lấh n’nắc, pr’loọng đong t’coóh Chinh nắc băn p’xoọng t’rí, c’roóc đoọng đươi dua cóh bh’rợ pếch k’tiếc, băn p’xoọng a tứch a đha bơr pêê zệt p’nong, pếch 500 m2 a bóc băn axiu, đh’rứah lâng chóh t’nơơm pay cha p’lêê, cơnh xoài, nhãn; chóh 2 hecta a bhoo, chrooi đoọng 1 hecta k’tiếc chóh cao su; câl máy xát ha roo, a bhoo đhị đong, n’jứah đoọng đươi dua cóh pr’loọng đong, n’jứah đoọng pa xát ha đhanuôr cóh bhươl cr’noon. Ha dang đhanuôr, pa xát ha roo, a bhoo cắh vêy zên chroót nắc pay n’cam, tu cơnh đêếc cóh đong đoo ta luôn vêy bh’năn đoọng ha a óc, a tứh. Kinh tế bha lâng âng pr’loọng đong đoo nắc đươi ooy bh’rợ băn a óc, m’bứi bhlâng zập c’moo ađoo pa câl ooy thị trường lấh 3 tấn lêệ a óc. Pác lơi zên, pazêng thu nhập âng pr’loọng đong bơơn lấh 150 ức đồng cóh zập c’moo. Ting cơnh kinh nghiệm băn a óc âng t’coóh Chinh, rau đêếc nắc: zêệ tr’lúc bh’năn ng’bơơn tơợ crâng đh’rứah lâng n’cam abhoo, cắh lấh đươi bấc n’cam công nghiệp, đoọng pa xiêr zên, nhâm mâng rau liêm crêê âng lêệ a óc… Muy t’ngay băn a óc 3 chu, bh’năn âng a óc căn nắc lứch ng’bơơn tơợ crâng k’coong; chr’nắp bhlâng nắc bêl a óc ma coon, cha bấc bhơi xấc cóh crâng nắc vêy bấc đác tóh, bhrợ ha n’hang griing lấh mơ, doọ buôn váih pr’lúh. Bh’năn ha a óc nắc lứch vêy ta zêệ pa chêên đh’rứah lâng n’cam a bhoo, n’cam ch’néh, nắc choom lúc m’bứi n’cam công nghiệp đoọng bhrợ ha a óc kiêng cha cha bấc lấh mơ. B’băn chr’nắp bhlâng nắc bh’rợ zâl cha groong pr’lúh, cha groong nắc rau bha lâng, tiêm phòng crêê cơnh z’nươu, pa dứah crêê rau pr’lúh cr’ăy ting cơnh pa choom âng cán bộ thú y. Cóh cr’chăl đăn đâu, chr’nắp âng a óc đhị thị trường u xiêr bấc, bhrợ bấc pr’loọng đong b’băn lum bấc rau zr’nắh k’đháp cắh pân băn bấc. Nắc t’coóh Mè Văn Chinh dzợ băn cơnh c’xu ting cơnh bh’rợ n’loói lâng kinh nghiệm âng đay, t’coóh Chinh prá:
Đong cu công nắc dzợ băn, tu ng’đhêy nắc cắh n’năl bhrợ têng bh’rợ n’hau. A óc a căn rứah bấc mơ ooy a coon nắc acu băn lứch. Hân đhơ cơnh đêếc công ng’xơợng xa nay tơợ đài, báo đoọng pa choom n’năl cơnh chêếc băn, pa xiêr rau cắh liêm crêê.
Lêy pr’loọng đong t’coóh Mè Văn Chinh băn a óc liêm choom, bấc pr’loọng đong đhanuôr cóh cr’noon công pa choom băn bhrợ. Hân đhơ đhơ bêl, t’coóh Chinh ta luôn pa choom, prá xay kinh nghiệm đoọng ha đhanuôr đh’rứah bhrợ têng đoọng t’bil đharứt. Pr’loọng đong hân đoo zr’nắh k’đháp, ađoo đoọng vặ m’ma băn pay lêệ, pa câl xang nắc chroót pa chô zên. A moó Triệu Thị Thơ, muy cóh pazêng pr’loọng đong cóh cr’noon vêy ađoo zúp zooi pa dưr bh’rợ b’băn liêm choom, t’bil đharứt prá:
Acu lêy bh’rợ kinh tế băn a óc âng đoo liêm choom bấc pa bhlâng, lâng a óc doọ lấh crêê pr’lúh. Acu công tước ooy đong t’coóh Chinh pa choom kinh nghiệm lâng công vêy t’coóh Chinh pa choom liêm ghít pa bhlâng, acu công chô bhrợ têng ooy bh’rợ b’băn âng pr’loọng đong cu. Xoọc đâu acu công vêy kinh tế z’zăng liêm choom lâng nhâm mâng lấh mơ.
T’bhlâng xay bhrợ cóh bh’rợ pa dưr kinh tế, ta luôn cóh 6 c’moo t’coóh Chinh nắc vêy ta k’dua bhrợ Phó Chi hội trưởng Hội đhanuôr bhrợ ha rêê đhuốch âng cr’noon Thàn. Lâng rau xa nay bh’rợ âng đay, ađoo ta luôn đh’rứah lâng 56 pr’loọng đong đhanuôr cr’noon Thàn, cóh đêếc vêy tước 90% đhanuôr Khớ Mú đoàn kết bhrợ pa dưr văn hoá, t’bil ha ul pa xiêr đharứt. Tơợ k’zệt c’moo n’nâu, cr’noon Thàn ta luôn vêy ta xay moon nắc liêm choom bhlâng ooy zư lêy rau têêm ngăn, doọ vêy ngai crêê bhrợ bh’rợ cắh liêm crêê âng xã hội, đhanuôr ắt mamông đoàn kết, tr’zúp tr’zooi đh’rứah. T’coóh Lò Văn Lống, Bí thư Đảng uỷ chr’val Chiềng Pằn, chr’hoong Yên Châu, tỉnh Sơn La xay moon:
Lâng pr’loỌng đong t’coóh Mè Văn Chinh ta luôn chêếc n’năl ta moóh cóh bấc zr’lụ ooy bh’rợ xăl chr’nóh chr’bêết bh’năn băn, đoọng pa dưr kinh tế pr’loọng đong. Tơợ pazêng bh’rợ n’nắc, Đảng uỷ, Uỷ ban công ta đang moon đhanuôr cóh ch’val đoọng mót lêy bh’rợ lâng pa choom ta moóh lêy đoọng pa dưr kinh tế, t’bil ha ul pa xiêr đharứt./.
Lão nông Khơ Mú phát triển kinh tế hộ từ chăn nuôi
Đến bản Thàn, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La hỏi ông Mè Văn Chinh, dân tộc Khơ Mú ai cũng biết bởi ông là người đi đầu ở bản trong phát triển kinh tế hộ gia đình từ chăn nuôi lợn nhiều năm nay. Và mô hình của ông được nhiều bà con dân bản học tập, làm theo. Đức Anh, phóng viên Đài TNVN thường trú tại khu vực Tây Bắc có bài giới thiệu về ông.
Trăn trở mãi trong việc tìm hướng nào để vực kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, từ năm 1986, ông Mè Văn Chinh đã quyết tâm đầu tư chuồng trại kiên cố, phát triển chăn nuôi lợn, gia súc gia cầm. Bởi ông thấy rằng gia đình có sẵn vườn đồi, ngô thóc. Ban đầu ông nuôi vài con lợn thịt. Thấy có lãi, ông bắt đầu nuôi vài nái mẹ để không phải mua giống lợn bên ngoài. Toàn bộ số lợn con được gia đình tập trung nuôi vỗ béo để xuất bán lợn hơi, bình quân mỗi năm 2-3 lứa, có lúc lên đến 40 con. Ngoài ra, gia đình ông Chinh còn chăn nuôi thêm trâu bò để dùng sức cày kéo, phát triển đàn gia cầm mấy chục con, đào 500m2 ao thả cá kết hợp trồng cây ăn quả như xoài, nhãn; trồng 2ha cây ngô; góp 1ha đất trồng cây cao su; đầu tư mua máy xay xát thóc ngô tại nhà vừa để phục vụ gia đình, vừa để làm dịch vụ xay xát cho bà con trong bản. Trường hợp, bà con xát thóc, ngô không có tiền trả công dịch vụ thì lấy cám đổi công xay xát, nên trong nhà luôn dồi dào nguồn thức ăn cho súc, gia cầm. Kinh tế gia đình ông chủ lực vẫn là nuôi lợn, bình quân mỗi năm ông bán ra thị trường hơn 3 tấn lợn hơi. Trừ chi phí, tổng thu nhập của gia đình đạt trên 150 triệu đồng mỗi năm. Theo kinh nghiệm nuôi lợn của ông Chinh, đó là nấu rau rừng hoà với cám ngô, hạn chế sử dụng cám công nghiệp, để giúp giảm chi phí, đảm bảo chất lượng sản phẩm thịt lợn. Cách cho lợn ăn, ngày 03 bữa đều đặn, thức ăn cho lợn nái chủ yếu là rau rừng; đặc biệt khi lợn đẻ lợn ăn rau rừng sẽ cho nhiều sữa, giúp xương chắc khoẻ, ít dịch bệnh. Thức ăn cho lợn đều được nấu chín cùng cám ngô, cám gạo, có thể trộn ít cám công nghiệp để kích thích lợn ăn tốt hơn. Chăn nuôi quan trọng nhất vẫn là khâu phòng bệnh, lấy phòng là chính, tiêm phòng đúng thuốc tốt, trị đúng bệnh theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Thời gian gần đây, giá lợn trên thị trường bị giảm đáng kể, khiến nhiều hộ chăn nuôi gặp không ít khó khăn do dự. Nhưng Ông Mè Văn Chinh vẫn duy trì việc chăn nuôi lợn theo thói quen và kinh nghiệm của riêng minh, ông cho biết:
“Nhà mình vẫn tiếp tục nuôi thôi, bởi vì ngừng lại thì chẳng biết làm gì. Lợn nái mẹ đẻ ra bao nhiêu con thì mình nuôi tất. Tất nhiên mình cũng phải nghe thông tin đài, báo để học hỏi, phần nào hạn chế được những rủi ro”.
Thấy gia đình ông Mè Văn Chinh nuôi lợn hiệu quả, nhiều gia đình bà con trong bản cũng học tập làm theo. Bất kể lúc nào, ông Chinh luôn sẵn sàng hướng dẫn,trao đổi kinh nghiệm cho bà con cùng làm để thoát nghèo. Hộ gia đình nào khó khăn, ông còn cho vay giống nuôi thịt, bán xong mới hoàn trả ông vốn. Chị Triệu Thị Thơ, một trong những hộ gia đình trong bản được ông giúp đỡ phát triển mô hình chăn nuôi thành công, thoát được nghèo cho biết:
“ Tôi thấy mô hình kinh tế nuôi lợn của ông đạt hiệu quả rất cao, và lợn thì ít bị dịch bệnh. Tôi cũng qua nhà ông Chinh học hỏi kinh nghiệm và cũng được ông Chinh hướng dẫn rất tận tình, chu đáo, tôi cũng về nhà áp dụng và chăn nuôi. Giờ gia đình tôi cũng có kinh tế khá hơn và ổn định hơn”.
Tích cực trong phong trào phát triển kinh tế, 6 năm liền ông Chinh được bầu làm Phó Chi hội trưởng Hội Nông dân của bản Thàn. Với vai trò của mình, ông luôn cùng 56 hộ dân bản Thàn, trong đó có tới 90% dân tộc Khơ Mú đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa, xoá đói giảm nghèo. Từ hàng chục năm nay, bản Thàn luôn được đánh giá là tốt nhất về giữ gìn an ninh trật tự, không có người mắc tệ nạn xã hội, người dân sống đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Ông Lò Văn Lống, Bí thư Đảng uỷ xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La nhận xét:
“ Đối với gia đình ông Mè Văn Chinh thì luôn tìm kiếm học hỏi ở nhiều nơi về cách chuyển đổi cây trồng vật nuôi,để phát triển kinh tế gia đình. Từ những mô hình đó, Đảng uỷ, Uỷ ban cũng đã tuyên truyền, vận động bà con nhân dân trong xã để vào thăm mô hình và tổ chức học hỏi để tiếp tục phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo”./.
Viết bình luận