Anoo Đinh Đăng Tuân Vùng n’niên lâng dưr pậ đhị zr’lụ k’tiếc đha’rứt cóh chr’val Hưng Thuỷ, chr’hoong Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. K’tiếc đợc đoọng bhrợ têng cắh bấc, lấh mơ nắc k’tiếc chúah, boọ váih k’rịa, cắh lấh váih dinh dưỡng. ắt mamung liêm choom đhị k’tiếc nâu cắh vêy buôn, ha dợ bhrợ cha k’van nắc k’đhạp lấh mơ. Hân đhơ cơnh đêếc, anoo Đinh Đăng Tuân tơợ mưy đha’đhâm pa’câl kem đoọng ha pr’loọng đông nắc cắh ha mơ đhêy t’bhlâng zi’lấh zr’nắh k’đhạp đoọng váih mưy c’la c’roọl bh’năn bơơn bấc ngai năl cóh zr’lụ. t’ruíh Jưn jứah xay moon cơnh choom bhrợ cha bêl đâu, đhanuôr lâng pr’zợc đh’rứah chấc lêy năl ooy đắh bhiệc bhrợ cha k’van âng anoo Đinh Đăng Tuân:
N’niên lâng dưr pậ ooy mưy pr’loọng đông đha’rứt đhị zr’lụ k’tiếc đha’rứt bhlâng âng chr’hoong Lệ Thuỷ, anoo Đinh Đăng Tuân đhêy học, t’bhlâng bhrợ têng cha lâng pr’loọng đông chấc lêy t’mung. Pr’loọng đông đha’rứt, đhi noo bấc, taluôn ma k’ay k’naanh, lâng lêy anoo ma oom oóch cắh râu choom bhrợ cha, anoo nắc bơơn lêy pay bhiệc bhrợ liêm glặp, lướt pa’câl kem, kẹo kéo, câl ve chai, xăl kem pay chai đơơng chô pa’câl đoọng t’bơơn zên t’mung pr’loọng đông.
Zâp t’ngay anoo Đinh Đăng Tuân lướt vốch k’zệt km, lướt zi’lấh ooy bấc vel đông cóh chr’hoong lâng zr’lụ đăn đâu âng tỉnh Quảng Bình. Anoo Đinh Đăng Tuân moon, vêy bấc đhanuôr bhrợ padưr bh’rợ tr’nêng đhị k’tiếc đha’rứt nâu lâng dưr váih c’la c’roọl bh’năn, vêy bơơn bhrợ zên bấc. bấc t’ngay hanua, mưy anoo Đinh Đăng Tuân t’bhlâng k’rong k’tom tr’bứi zên. Bơơn m’bứi zên nắc anoo Đinh Đăng Tuân lêy lưm lâng đoàn thể vel, apêê a’dêy anoo cóh chr’val đoọng xay moon c’lâng bhrợ cha. Lâng râu xay moon, zooi zúp âng Hội nông dân chr’val âng pr’zợc, anoo Đinh Đăng Tuân nắc ơy bhrợ c’lâng lướt bhrợ cha băn a’ọc a’tứch pazưm, thuê k’tiếc đoọng băn a’xiu ting cơnh bh’rợ c’roọl bh’năn.
Anoo Đinh Đăng Tuân moon, xang bấc g’lúh chấc lêy năl, ta’moóh pachoom zâp bh’rợ c’roọl bh’năn cóh cr’loọng chr’hoong lâng cóh 2, 3 tỉnh lơơng, c’la anoo nắc năl gít đươi dua khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến ooy bh’năn, băn chóh thuỷ sản nắc đoo bhiệc chr’nắp, anoo ơy đợc bấc cr’chăl t’ngay pachoom zâp lớp pachoom bh’rợ tr’nêng âng Hội nông dân, zâp ngành tổ chức, vặ pa’xoọng zên, n’jứah học n’jứah đươi bhrợ đhị đông nắc vêy bấc c’năl bh’rợ liêm nhâm, pa’xiêr pr’lúh cr’ay ooy bh’năn, chóh thuỷ sản.
Tr’nơợp, anoo Đinh Đăng Tuân băn a’ọc, vêy bơơn bh’nơơn tr’nơợp, hân đhơ cơnh đêếc cắh vêy bấc, anoo xăl chóh m’ma a’ọc lâng băn bấc a’năm. Đoọng lêy cha’mêết m’ma băn lấh mơ, anoo nắc băn pa’xoọng bấc a’ọc r’rứah, pazưm lâng bhiệc băn a’ọc lêệ bhrợ lưn lơớp lâng chủ dodọng đắh bh’rợ b’băn âng pr’loọng đông.
Anoo Đinh Đăng Tuân moon gít, Kiêng bhrợ têng cha hàng hoá lêy bhrợ t’bhứah bhiệc bhrợ têng cha. Tu cơnh đâu, đươi bhrợ c’lâng xa’nay xăl chóh đợ đhị k’tiếc ha’roo cắh liêm choom đoọng băn chóh thuỷ sản, k’rong pazưm ruộng k’tiếc đoọng bhrợ têng, anoo nắc xăl lấh 4ha, bơơn ta moon nắc c’roọl bh’năn ting cr’noọ bh’rợ t’mêê.
Lâng 4ha xoọc váih, anoo đươi dua đoọng băn chóh thuỷ sản pazưm lâng bhiệc b’băn. Ooy đâu, k’tiếc a’bóc 3,5ha, k’tiếc c’roọl bh’năn băn bhrợ 1.200 mét vuông, dzợ ha mơ nắc anoo chóh zâp râu bhơi r’véh n’lơơng. Zâp c’moo, lâng 30 p’nong a’ọc r’rứah, anoo pa’glúh pa’câl 800-900 p’nong đoọng băn a’ọc lêệ. Đoọng têêm ngăn mơ cr’noọ pr’đươi ch’na đh’nắh têêm ngăn, anoo đươi dua khoa học công nghệ ooy bhiệc bhrợ têng, cơnh đươi dua lót sinh học, men vi sinh đoọng paliêm chấtn thải, đươi dua bhr’lương sinh thái đoọng cách âm liêm choom zúp đoọng ha t’nooi ạ’cọ doọ choom c’jựch bêl cha’cha, bêl bếch tu boo đhí, grâm téh lâng cách nhiệt bêl hân noo ch’noọng zúp đoọng ha ọc ắt bếch liêm buôn doọ k’pân pứih, hân noo ha’ọt nắc têêm ngăn.
Lấh mơ băn a’ọc, anoo Đinh Đăng Tuân băn m’ma a’xiu, tu ting cơnh anoo, bh’nơơn pr’đươi m’ma a’xiu n’jứah vêy cr’chăl t’ngay p’đhiêr vòng vốn đấh, n’jứah vêy pr’đơợ đoọng anoo đoọng zâp pr’loọng đông đhanuôr lơơng cóh vel đông tạm ứng m’ma băn đoọng padưr bh’rợ băn chóh thuỷ sản. zâp c’moo, anoo bhrợ têng k’zệt bhạn m’ma a’xiu m’ma têêm ngăn chất lượng âng đơơng đoọng ha zâp pr’loọng đông đhanuôr cóh chr’hoong. Tơợ bhiệc băn a’ọc lâng a’xiu, đợ mơ zên bơơn pachô zâp c’moo 1,2-1,5 tỷ đồng, pachô tơợ 230-250 ực đồng. c’roọl bh’năn âng anoo Đinh Đăng tuân cung t’pấh t’moót 10 apêê pabhrợ, lâng zên 4-5 ực đồng đhị 1 c’xêê lâng k’zệt apêê pabhrợ ting g’lúh hân noo n’lơơng.
Hay k’noọ cr’chăl đâu 5 c’moo, lưm anoo Đinh Đăng Tuân ặt k’noọ tước cr’chăl t’ngay bêl a’ọc lâng a’xiu crêê pr’lúh a’xiu ma chêết. bấc c’moo l’lăm ahay, anoo Đinh Đăng Tuân vêy băn a’lanh, a’tứch, bồ câu, hân đhơ cơnh đêếc zêng cắh liêm choom. Bêl t’mêê băn bhrợ, zâp râu cung kiêng bhrợ, hadợ c’lâng bh’rợ băn zư cắh bấc nắc bấc bêl cung kiêng lơi jợ.
Xoọc đâu anoo Đinh Đăng Tuân nắc dưr váih c’la âng mưy c’roọl bh’năn pậ bhứah, chủ nhiệm âng CLB b’băn. Bh’nơơn bơơn bhrợ cơnh đâu cung tu râu bhrợ t’bhlâng, zi’lấh zr’nắh k’đhạp âng anoo Đinh Đăng Tuân ơy t’bhlâng bhrợ padưr cr’chăl hanua./.
TỪ CHÀNG BÁN KEM ĐẾN ÔNG CHỦ TRANG TRẠI
Anh Đinh Đăng Tuân Vùng sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo ở xã Hưng Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Đất dành cho sản xuất nông nghiệp rất ít, chủ yếu là đất cát phủ ngập đồng trắng xoá, nhiễm mặn, kém dinh dưỡng. Sống được trên đất này đã khó, làm giàu càng khó hơn. Thế nhưng anh Đinh Đăng Tuân từ một thanh niên bán kem phụ cho gia đình đã không ngừng nỗ lực, vượt khó trở thành một ông chủ trang trại có tiếng trong vùng. Tiết mục “ Cùng nhau bàn cách làm ăn” hôm nay, mời bà con và các bạn cùng tìm hiểu về cách vượt khó làm giàu của anh Đinh Đăng Tuân nhé !
Sinh ra, lớn lên trong một gia đình nghèo trên vùng quê nghèo nhất nhì của huyện Lệ Thủy, ngay từ nhỏ, anh Đinh Đăng Tuân phải nghỉ học giữa chừng, tần tảo cùng gia đình kiếm sống qua ngày. Gia đình nghèo, anh chị lại thường xuyên đau ốm, với thân hình còm nhỏ chưa làm được việc đồng áng, anh được chọn công việc phù hợp nhất, đó là đi bán kem, kẹo kéo, mua ve chai, đổi kem lấy ve chai về bán lại để kiếm tiền góp sức trang trải cùng gia đình.
Mỗi ngày, anh Đinh Đăng Tuân ròng rã cả chục cây số, đi qua nhiều vùng quê trong huyện và vùng lân cận của tỉnh Quảng Bình. Anh Đinh Đăng Tuân thấy rằng, có nhiều nông dân gây dựng sự nghiệp trên chính mảnh đất nghèo khó này và trở thành chủ trang trại, có thu nhập cao. Nhiều ngày trôi qua, một mình anh Đinh Đăng Tuân đã cố gắng tằn tiện, tích lũy từng đồng tiền lẻ được. Gom được một ít vốn, anh Đinh Đăng Tuân chủ động gặp gỡ với đoàn thể thôn, các chú, cá anh trong xã để bàn cách làm ăn. Với sự tư vấn, hỗ trợ của Hội Nông dân xã, của bạn bè, anh Đinh Đăng Tuân đã mạnh dạn tiến hành mở hướng chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp thuê đất để nuôi cá theo quy mô gia trại.
Anh Đinh Đăng Tuân chia sẻ, qua tìm hiểu, học hỏi các mô hình gia trại, trang trại trong và ngoài huyện và một số tỉnh khác, bản thân anh xác định áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là vấn đề quan trọng, tôi đã dành thời gian tham gia các lớp học đào tạo nghề do Hội Nông dân, các ngành tổ chức, mạnh dạn vay thêm vốn. Vừa học ,vừa áp dụng ngay tại nhà nên có được nhiều kiến thức vững chắc, hạn chế dịch bệnh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
Ban đầu, anh Đinh Đăng Tuân nuôi lợn móng cái, có được kết quả ban đầu nhưng không cao, anh chuyển đổi sang nuôi giống lợn ngoại và tăng dần số lượng. Để chủ động con giống, anh nuôi thêm lợn nái sinh sản, kết hợp nuôi lợn thịt tạo vòng khép kín và chủ động trong kế hoạch chăn nuôi của gia đình.
Anh Đinh Đăng Tuân khẳng định: “Muốn sản xuất hàng hóa nhất thiết phải mở rộng quy mô sản xuất’. Vì vậy, hưởng ứng chủ trương chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn, anh đã vận động các hộ gia đình có ruộng sản xuất lúa kém hiệu quả chuyển nhượng lại để xây dựng trang trại đạt chuẩn. Từ diện tích ban đầu 200m2, anh nhận chuyển nhượng được hơn 4 ha, được công nhận đạt trang trại theo tiêu chuẩn mới.
Với 4ha đang có, anh sử dụng để nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi, trong đó, diện tích ao hồ 3,5 ha, diện tích chuồng trại chăn nuôi 1.200m2, diện tích còn lại trồng các loại cây rau, màu khác. Mỗi năm, với 30 con lợn nái, anh cho xuất chuồng 800- 900 con giống để nuôi xuất lợn thịt. Để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, anh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, như sử dụng đệm lót sinh học, men vi sinh để xử lý chất thải, sử dụng tấm lợp sinh thái nhằm cách âm tốt giúp cho đàn lợn không bị giật mình khi ăn, khi ngủ bởi sấm chớp, mưa to và cách nhiệt tốt vào mùa hè giúp cho đàn heo thoải mái nằm ngủ không lo bị nóng, mùa đông thì lại ấm.
Ngoài nuôi lợn, anh Đinh Đăng Tuân nuôi cá giống, vì theo anh, sản xuất cá giống vừa có thời gian quay vòng vốn nhanh, vừa có điều kiện để anh cho các hộ nông dân khác trên địa bàn “tạm ứng” giống nuôi để mở mang nghề nuôi thủy sản. Mỗi năm, bình quân anh sản xuất được hàng chục vạn con cá giống bảo đảm chất lượng cung cấp nguồn giống cho các hộ nông dân trong huyện. Từ nuôi lợn và cá giống, doanh thu từ trang trại mỗi năm đạt 1,2-1,5 tỷ đồng, cho lợi nhuận từ 230-250 triệu đồng. Trang trại của anh Đinh Đăng Tuân cũng thu hút 10 lao động thường xuyên, lương 4-5 triệu đồng/ tháng và hàng chục lao động thời vụ khác.
Nhớ lại cách đây 5 năm, gặp anh Đinh Đăng Tuân bần thần nghỉ đến thời gian khi đàn lợn và cá giống bị dịch, chết hàng loạt. Mấy năm trước, anh Đinh Đăng Tuân có nuôi giun quế, nuôi gà, bồ câu, nhưng cuối cùng đều không hiệu quả. Lúc mới làm, làm cái gì cũng ham, trong khi kỹ thuật, kiến thức còn ít nên thất bại cũng nhiều, đôi khi muốn buông xuôi.
Giờ đây, anh Đinh Đăng Tuân đã trở thành ông chủ của một trang trại rộng lớn, chủ nhiệm của Câu lạc bộ chăn nuôi. Thành quả có được như ngày hôm nay cũng chính nhờ nghị lực, vượt qua hoàn cảnh mà anh Đinh Đăng Tuân đã nỗ lực gây dựng thời gian qua./.
Viết bình luận