N’niên váih ooy mưy pr’loọng đông truyền thống cách mạng cóh tỉnh Sông Bé, xoọc đâu nắc tỉnh Bình Dương, t’coóh Đoàn Trung Ngọc lướt bộ đội tơợ 15 c’moo, ting pấh zêl penh bấc đhị chiến trường. xang bêl pa chô k’tiếc k’ruung t’coóh bơơn k’điêl xang nặc chô ooy chr’hoong Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai ắt mamung, cóh a’chặc a’rang dzợ đơơng chô bấc râu bhrêy tắh bêl tr’zêl tr’penh, t’coóh nắc thương binh hạng ¾.
Đợ c’moo tr’nơợp, thương binh Đoàn Trung Ngọc nắc tơợp lêy bhrợ têng cha lâng bấc râu zr’nắh k’đhạp. K’tiếc bhrợ cha vêy 2 sào nắc t’coóh lêy pay chóh zâp râu t’nơơm, tơợ a’kiêl, a’tuông tước t’nơơm công nghiệp cơnh cà phê, a’moót... T’coóh t’bhlâng lêy chóh bấc râu t’nơơm hân đhơ cơnh đêếc nắc zêng cắh liêm choom. bh’nơơn bơơn bhrợ cắh bấc, zên pa câl cung cắh nắc lêy pa zêng đợ râu chóh bhrợ mưy vêy zâp đoọng pr’loọng đông ặt mamung lứch t’ngay. T’coóh nắc lêy bhrợ pa’xoọng bh’rợ bhr’lậ máy nông nghiệp đoọng lêy bơơn pa xoọng zên padưr pr’loọng đông.
Zr’nắh k’đhạp bấc ơl, k’zệt c’moo pr’ắt tr’mung pr’loọng đông cung cắh mặ choom dưr ta glơ. Đợ tước bêl c’moo 2010, bêl t’coóh chóh thanh long loom bhrông nắc ha dợ vêy choom bơơn padưr pr’ắt tr’mung.
Bơơn vêy zooi zúp âng vel đông, t’coóh Ngọc nắc mưy ooy 3 đhanuôr chóh lêy t’nơơm thanh long loom bhrông đhị k’tiếc Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Râu t’nơơm nâu nắc đoọng lêy liêm glặp cơnh lâng k’tiếc k’bunh, bh’nơơn bơơn bhrợ lâng zên pa câl... Tu cơnh đâu, pr’ắt tr’mung pr’loọng đông ting t’ngay ting ta glơ liêm lấh mơ. Zr’nắh zr’dô ooy pr’ắt tr’mung, cựu chiến binh Đoàn Trung Ngọc moon, vêy bấc bêl lưm zr’nắh k’đhạp nắc bhrợ ađay kiêng pa đhêy lơi jợ, hân đhơ cơnh đêếc, cr’noọ bh’rợ âng manứih lính nắc cắh đoọng t’coóh pa đhêy lơi. “Acu dzợ mamung bơơn dưr chô ooy đông nắc đoo pr’đoọng. tơợ đêếc acu lêy t’bhlâng dưr zi’lấh, bhrợ choom đoọng ha c’la đay, đoọng pr’loọng đông đay, chr’val âng đay liêm chr’nắp nắc bộ đội ava Hồ. Ha dang xoọc bêl tr’zêl tr’penh nắc mưy chiến sĩ, nắc xoọc đâu acu nắc mưy đhanuôr, mưy manứih bha’lâng cóh pr’loọng đông lêy dưr dzoọng t’bhlâng bhrợ cha”.
Mơ ooy cr’chăl cắh ha mơ đenh, tơợ k’tiếc chóh mơ 5 sào, nắc mơ 5 r’bhâu mét vuông, t’coóh Ngọc nắc ơy bhrợ t’bhứah k’tiếc chóh thanh long loom bhrông dzoọc tước 8 hécta, bh’nơơn pa chô 15-20 tấn đhị mưy hécta chóh ting cơnh chuẩn VietGap. Lâng zên pa câl têêm ngăn, nắc lêy k’dâng 25 r’bhâu đồng đhị mưy ký, ha dợ loại 1 nắc pa câl cóh k’tiếc k’ruung lơơng choom bơơn 40 r’bhâu đồng đhị mưy ký, zâp c’moo t’nơơm thành long loom bhrông đơơng chô ha t’coóh Ngọc lấh 3 tỷ đồng. t’coóh Đoàn Trung Ngọc bơơn ta moon nắc bhua thanh long loom bhrông cóh k’tiếc Trảng Bom.
Cắh mưy k’rang lêy bhrợ cha ha đay, t’coóh Ngọc lâng râu liêm chr’nắp âng manứih lính bộ đội ava Hồ dưr dzoọng k’đươi moon zâp đhanuôr cóh zr’lụ đâu lêy bhrợ têng padưr pr’ắt tr’mung, xăl đợ tơơm chr’nóh cắh liêm choom lâng thanh long loom bhrông. C’moo 2012 t’coóh cung nắc manứih k’đươi moon, bhrợ padưr tổ hợp tác Thanh long loom bhrông chr’hoong Trảng Bom lâng 16 cha’nặc, k’tiếc chóh 20 hécta. Tước đâu, tổ hợp tác nâu nắc ơy vêy 22 cha’nặc, k’tiếc bhứah lấh 75 hécta. Bh’rợ bhrợ têng cha âng cựu chiến binh Đoàn Trung Ngọc bơơn chính quyền vel đông xay moon liêm dal đắh bh’rợ t’bil ha ul pa’xiêr đha’rứt, padưr pa’xớc pr’ắt tr’mung đhị vel đông. “Chính quyền chr’val nắc lêy cha’mêết độp đươi cơnh lâng râu chrooi đoọng pậ chr’nắp âng t’coóh Doàn Trung Ngọc nắc mưy cựu chiến binh, manứih tr’nơợp lêy dưr bhrợ đươi dua xăl tơơm chr’nóh đhị vel đông, tơợ đêếc nắc t’bhứah tước zâp pr’loọng lơơng, đơơng chô bh’nơơn liêm dal”, t’coóh Trần Quốc Hơn, Chủ tịch UBND chr’val Hưng Thịnh, chr’hoong Trảng Bom moon.
Xoọc đâu t’coóh Đoàn Trung Ngọc đh’rứah lâng Hợp tác xã Thanh long loom bhrông Trảng Bom xoọc t’bhlâng vêy đợ râu padưr liêm choom ooy đắh bhiệc chóh bhrợ, bhrợ têng ting cơnh cr’noọ bh’rợ ViệtGap lâng ch’ngai lấh mơ nắc Global GAP, lêy chô tước bh’rợ padưr pa’xớc nhâm mâng, chấc lêy thị trường xuất khẩu chr’nắp dal lâng têêm ngăn./.
Từ thương binh 3/4 đến “ông vua” thanh long ruột đỏ
(Xuân Lượng)
Xuất ngũ trở về với sức khỏe giảm sút và hai bàn tay trắng, nhưng bằng bản lĩnh và ý chí của một chiến sỹ Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Đoàn Trung Ngọc từng bước tìm tòi và thành công trên con đường phát triển kinh tế nông nghiệp, được mệnh danh là “Ông Vua thanh long ruột đỏ” ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Sinh ra trong một gia đình truyền thống cách mạng ở tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương), ông Đoàn Trung Ngọc đi bộ đội từ năm 15 tuổi, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường. Sau giải phóng ông lập gia đình rồi về huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai sinh sống, trên mình vẫn mang theo vết thương chiến tranh: ông là thương binh hạng 3/4.
Những năm đầu, thương binh Đoàn Trung Ngọc bắt tay vào làm kinh tế nông nghiệp với đầy rẫy những khó khăn. Mảnh đất vỏn vẹn 2 sào được ông dùng trồng đủ loại cây, từ dưa leo, đậu đũa đến cây công nghiệp như cà phê, tiêu… Ông cố gắng thử sức với nhiều loại cây trồng nhưng đều không thành công. Năng suất thấp, giá trị không cao nên hoa lợi từ mảnh đất chỉ giúp gia đình ông đủ sống qua ngày. Ông phải làm thêm nghề sửa máy nông nghiệp để trang trải kinh tế gia đình.
Khó khăn chồng chất, suốt hàng chục năm trời, đời sống kinh tế gia đình ông không khá nồi. Bước ngoặt đến với thương binh Đoàn Trung Ngọc vào năm 2010 khi ông mạnh dạn trồng cây thanh long ruột đỏ.
Được sự hỗ trợ của địa phương, ông Ngọc là một trong 3 nông dân trồng thử nghiệm cây thanh long ruột đỏ ở đất Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Loại cây này ngay lập tức cho thấy phù hợp với thổ nhưỡng, năng suất tốt, giá trị cao…Nhờ vậy, kinh tế gia đình ông dần được cải thiện. Vật lộn với cuộc sống, cựu chiến binh Đoàn Trung Ngọc chia sẻ, có những lúc quá nhiều khó khăn khiến ông muốn bỏ cuộc, nhưng ý chí của người lính không cho phép ông buông xuôi. “Mình sống sót được về là mình rất là may mắn. Từ chỗ đó mình phải cố gắng mình vươn lên, mình làm được cho bản thân mình, cho gia đình mình, xã hội của mình cho xứng đáng là bộ đội cụ Hồ. Nếu trong chiến tranh là một chiến sĩ thì thời bình mình là một nông dân, một trụ cột gia đình thì mình phải đứng lên.”
Chỉ trong vòng vài năm, từ diện tích chỉ khoảng 5 sào (5.000 m2 đất), ông Ngọc đã mở rộng diện tích trồng thanh long ruột đỏ lên tới 8 héc-ta, năng suất đạt 15 – 20 tấn/héc-ta trồng theo chuẩn Việt GAP. Với giá bán ổn định, trung bình khoảng 25.000 đồng/kg, (riêng loại 1 dành cho xuất khẩu có thể đạt trên 40.000 đồng/kg), mỗi năm cây thanh long ruột đỏ mang về cho ông Ngọc lợi nhuận trên 3 tỷ đồng. Ông Đoàn Trung Ngọc được mệnh danh là “ông vua” thanh long ruột đỏ đất Trảng Bom.
Không chỉ lo cho mình, ông Ngọc bằng uy tín của người lính Bộ đội Cụ Hồ đứng ra vận động các nông dân trong vùng cùng tham gia chuyển đổi mô hình kinh tế, thay thế những loại cây trồng kém hiệu quả bằng cây thanh long ruột đỏ. Năm 2012, ông cũng là người vận động, thành lập Tổ hợp tác Thanh long ruột đỏ huyện Trảng Bom với 16 thành viên, diện tích 20 héc-ta. Đến nay, tổ hợp tác này đã có 22 thành viên, diện tích trên 75 héc-ta. Mô hình sản xuất của của cựu chiến binh Đoàn Trung Ngọc được chính quyền địa phương đánh giá cao trong phong trào xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế tại địa phương. “Chính quyền xã ghi nhận sự đóng góp rất lớn của ông Đoàn Trung Ngọc là một cựu chiến binh, người đầu tiên xung phong áp dụng chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương, từ đó nhân rộng tới các hộ khác, mang lại kinh tế rất cao” ông Trần Quốc Hơn, Chủ tịch UBND xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai nhận xét.
Hiện ông Đoàn Trung Ngọc cùng Hợp tác xã Thanh long ruột đỏ Trảng Bom đang tiếp tục có những cải tiến trong kỹ thuật canh tác, sản xuất theo tiểu chuẩn Việt GAP và xa hơn là Global GAP, hướng đến mô hình phát triển bền vững, tìm thị trường xuất khẩu giá trị cao và ổn định./.
Viết bình luận