Đhị zr’lụ k’noong k’tiếc Chiềng On, chr’hoong Yên Châu, tỉnh Sơn La, z’lấh pazêng k’đháp k’ra âng địa lý, pr’đợơ bhrợ têng, bấc đhanuôr acoon cóh ơy ha dưr váih pazêng ma nuýh bhrợ cha choom, ta bil ha ul pa xiêr đha rựt lâng bh’nơơn k’ha riêng ức đồng zập c’moo. Nắc cơnh trưởng vel Nà Đít- Vì Văn Bùn nắc muy cóh pazêng ma nuýh tợơp bhrợ padưr kinh tế, ta bil ha ul pa xiêr đha rựt.
Cóh đhr’nong đong xây ting cơnh biệt thự k’tứi liêm t’mêê xoọc bhrợ k’nặ xang, a noo Vì Văn Bùn truíh: Lalăm a hay tu bấc a đhi noo, bhrợ têng, băn rơơi nắc tự bhrợ têng lâng bhrợ cơnh j’niêng ty đanh tu cơnh đếêc nắc ha ul đha rựt cứ t’pun hớơ pr’loọng đong a noo lâng đhanuôr vel bhươl tợơ c’moo đâu tước c’moo tốh. Lâng loom luônh pa zay z’lấh k’đháp đha rựt, a noo ting pâh apêê lớp tập huấn đăn băn bh’năn, chóh t’nơơm cha p’lêê, lướt lêy lâng pa choom cơnh bhrợ têng tợơ lơơng đoo cr’nọo bh’rợ bh’rợ vêy đơơng chô bh’nơơn liêm dal ha dợ liêm choom lâng vel đong đay âng apêê chr’hoong, chr’val bhrợ têng. N’jứah pa choom n’jứah pa bhrợ, xoọc tr’nợơp pr’loọng đong a noo chóh a bhoo, t’nơơm cha p’lêê, băn pa xoọng t’rí k’roọc, a‘ọc a tứch, bé lâng pếch a bóc băn a xiu. Ơy bấc chu a noo crêê bil bal tu pr’lúh bh’năn, chr’nắp pa câl căh tệêm ngăn ting hân noo. Tợơ lấh mơ chu cơnh đếêc, a noo ting pa zay lấh mơ, tự pa choom tợơ sách báo, tiêm phòng zập rau vắc xin zêl cha groong pr’lúh đoọng ha bh’năn băn: “A mế ma cung bấc ađhi noo, k’đháp đha rựt tợơ lalăm a hay. Cóh t’tun đâu, k’díc điêl cu pa zay bhrợ têng cha, tr’nợơp nắc băn t’rí k’roọc, a’ọc, a tứch, bé, pếch abóc băn a xiu, chóh a bhoo, ha roo r’dợ nắc vêy k’rong m’bứi zên.”
Xọoc đâu đhị pr’loọng đong a noo ơy vêy lấh 15 r’bhầu mét vuông a bhoo lâng ha roo, lấh 1 hecta tơơn sơn tra, 120 t’nơơm bha lung, đào, g’lốôc, lấh 2.000m2 a bóc băn a xiu ơy đơơng chô bh’nơơn. Zập c’moo tợơ cr’nọo bh’rợ k’rong pazêng nâu pr’loọng đong a noo vêy pa xoọng lấh 250 ức đồng. Tợơ ơy zên bạc, a noo k’rong câl lâng pa câl cớ t’rí k’roọc, k’rong câl máy xúc, ô tô đoọng âng đơơng ha đhanuôr cóh zr’lụ đăh bhrợ têng đong xang, âng đơơng chr’nóh chr’bệêt, pa xoọng t’bấc bh’nơơn bh’rợ. Pr’ặt tr’mông nắc r’dợ tệêm ngăn, pa dưr pa xớc. Đong xoọc bhrợ têng vêy chr’nắp lấh 2 tỷ đồng nắc ơy k’nặ xang nắc đoo bh’nơơn ghít liêm đoọng pazêng c’moo pa zay pa bhrợ ta têng âng a noo lâng k’điêl coon.
Vel Nà Đít đhị a noo Vì Văn Bùn ặt ma mông vêy 170 pr’loọng đong, lấh 800 cha nắc, 100% nắc acoon cóh Sinh Mun ặt ma mông, đợ pr’loọng đong đha rựt dzợ bấc. Ta luôn pa chắp nắc bhrợ têng cơnh ooy đoọng zúp zooi đhanuôr z’lấh đha rựt, c’la a noo nắc trưởng cr’noon, a noo Bùn ta luôn pa zay xay moon, pa choom đhanuôr xăl cơ cấu t’nơơm chr’nóh, bh’năn băn. 5 c’moo chô ooy đâu a noo dzợ k’rong câl phân, m’ma chóh đoọng ha đhanuôr pay đươi lalăm ha dợ r’dợ chroót t’tun lâng doó pay zên lãi. Tợơ bêl đhanuôr ơy bơơn pay chr’nóh nắc pa câl lâng chroót đoọng ha noo. A noo Vì Văn Nàn, 1 pr’loọng đong đhanuôr cóh vel bơơn a noo Bùn zúp zooi, xoọc đâu pr’ặt tr’mông pr’loọng đong ơy z’zăng, đoọng năl: “A đoo nắc n’jứah trưởng cr’noon, n;jứah k’rong bhrợ têng đoọng apêê pr’loọng đong đhanuôr đăh phân, m’ma. Cóh t’tun apêê pr’loọng đong nắc chroót pa chô t’tun đoọng ha đoo, t’váih pr’đợơ k’rang đoọng ha đhanuôr vel bhươl cơnh đếêc.”
Ting cơnh a noo Vì Văn Bùn, ha dang pa zay bhrợ têng nắc bơơn z’lấh k’đháp đha rựt, ha dưr cóh pr’ặt tr’mông. Chr’nắp bhlầng nắc lêy chớih pay cr’noọ bh’rợ, m’ma băn, t’nơơm chr’nóh liêm crêê lâng pr’đợơ lalua đhị vel đong đay. Đăh c’lâng pa dưr kinh tế âng pr’loọng đong lâng c’la đay cóh cr’chăl ha y, a noo Bùn xay moon: “Tước đâu lâng trách nhiệm bấc trưởng vel, a cu ta luôn pa zay pa bhrợ ta têng, học tập pa xoọng bấc cr’noọ bh’rợ pa dưr kinh tế lâng pa zay xay moon, t’pấh đhanuôr xăl cơnh bhrợ têng, chóh bệêt, đh’rứah z’lấh lơi đha rựt”./.
Trưởng bản vùng biên đi đầu trong phát triển kinh tế
(Triệu Biên)
Ở vùng biên giới Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, vượt qua những khó khăn của địa lý, điều kiện sản xuất, không ít bà con đồng bào dân tộc thiểu số đã vươn lên trở thành những tấm gương trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Điển hình như Trưởng bản Nà Đít - Vì Văn Bùn là một trong những người đi đầu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Trong căn nhà xây theo kiểu biệt thự mi ni hiện đại đang dần hoàn thiện, anhVì Văn Bùn kể: Trước kia do gia đình đông anh em, sản xuất, chăn nuôi tự cung tự cấp, canh tác theo tập quán cũ nên cái đói nghèo cứ đeo đuổi gia đình anh và bà con dân bản từ năm này qua năm khác. Với quyết tâm thoát khỏi đói nghèo, anh mạnh dạn tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng cây ăn quả, đi tham quan, học tập các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả cao hợp với địa phương mình do huyện, xã tổ chức. Vừa học vừa làm, ban đầu gia đình anh trồng ngô, cây ăn quả, chăn nuôi thêm trâu bò, lợn gà, dê và đào ao nuôi cá. Đã không ít lần anh gặp thất bại trong chăn nuôi do dịch bệnh, giá cả bấp bênh theo mùa. Sau mỗi lần như vậy, anh càng quyết tâm hơn, tự học thêm qua sách báo, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng chống bệnh dịch cho gia súc, gia cầm: “Bố mẹ cũng đông anh chị em, khó khăn từ trước. Sau này vợ chồng thống nhất xây dựng làm ăn, thứ nhất là chăn nuôi trâu bò, lợn, gà, dê, ao cá, trồng ngô, trồng lúa dần dần có vốn.”
Hiện tại gia đình anh đã có hơn 15 nghìn mét vuông ngô và lúa, hơn 1 hecta cây sơn tra, 120 gốc bưởi, mận, đào, hơn 2.000m2 ao cá đã cho thu hoạch. Mỗi năm từ mô hình tổng hợp này gia đình anh có thu trên 250 triệu đồng. Sau khi có vốn, anh buôn bán thêm trâu bò, đầu tư mua máy xúc, ô tô để phục vụ bà con trong vùng xây dựng nhà cửa, chuyên chở nông sản, tăng thêm thu nhập. Cuộc sống cứ thế dần ổn định, phát triển đi lên. Cơ ngơi bề thế có tổng trị giá trên 2 tỷ đồng sắp hoàn thành là thành quả rõ nét cho những năm miệt mài lao động của anh và vợ con.
Bản Nà Đít nơi anh Vì Văn Bùn sinh sống có 170 hộ, hơn 800 nhân khẩu, 100% là dân tộc Sinh Mun sinh sống, số hộ nghèo còn cao. Luôn trăn trở làm gì đó để giúp đỡ bà con thoát nghèo, bản thân lại là trưởng bản, anh Bùn luôn tích cực tuyên truyền, hướng dẫn bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. 5 năm lại đây anh còn đầu tư mua phân, giống cây trồng cho bà con ứng trước với hình thức trả chậm và không lấy lãi. Sau khi bà con thu hoạch nông sản, bán được rồi mới hoàn trả cho anh. Những hộ khó khăn, anh sẵn sang giúp đỡ về tiền, cây, con giống. Anh Vì Văn Nàn, 1 hộ dân trong bản được anh Bùn giúp đỡ, hiện tại cuộc sống gia đình đã khá lên, cho biết: “Chú ấy vừa là trưởng bản, vừa đầu tư cho mấy hộ dân về phân, giống. Sau này các hộ mới trả cho chú ý, tạo điều kiện lo cho bà con dân bản như thế.”
Theo anh Vì Văn Bùn, nếu có quyết tâm, ắt sẽ thoát đói nghèo,vươn lên. Quan trọng nhất là phải chọn được mô hình, con giống, cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương mình. Về hướng phát triển kinh tế của gia đình và bản mình trong thời gian tới, anh Bùn vui vẻ: “Tới đây với trách nhiệm trưởng bản, tôi luôn quyết tâm tiếp tục lao động sản xuất, học tập thêm nhiều mô hình phát triển kinh tế và tích cực tuyên truyền vận động bà con dân bản thay đổi cơ cấu cây trồng, cùng nhau thoát nghèo”./.
-------
Viết bình luận