Chr’val Thái Hoà, chr’hoong Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang vêy râu liêm chr’nắp nắc vêy tâm k’ruung Lô lướt hooi. Ooy bấc c’moo đăn đâu, bấc pr’loọng đông đhanuôr cóh chr’val nắc ơy lêy pay râu liêm chr’nắp nâu đoọng k’rong băn a’xiu ga’răng-mưy râu a’xiu a’yêm chr’nắp, âng đơơng bh’nơơn liêm choom. Tơợ bh’rợ băn a’xiu ga’răng cóh cr’loọng, bấc pr’loọng đông cóh chr’val Thái Hoà, chr’hoong Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang nắc ơy dưr zi’lấh đha’rứt lâng bhrợ cha k’van. T’ruíh jưn jứah xay moon cơnh choom bhrợ cha bêl đâu nắc xay moon tước ooy đhanuôr lâng pr’zợc bh’rợ padưr pa’xớc kinh tế nâu.
Vel Ba Luồng bơơn ta lêy nắc đhị băn a’xiu bha’lâng cóh chr’val Thái Hoà, chr’hoong Hàm Yên. Toor k’ruung nắc k’zệt bêệ cr’loọng ra’cít băn pazưm đh’rứah. T’coóh Vương Văn Hùng, mưy ooy đợ apêê tơợp băn padưr a’xiu nâu đoọng năl, a’xiu ga’răng nắc râu a’xiu yêm chr’nắp, pa’câl dal zên. Xoọc đâu cóh thị teường, zên pa’câl a’xiu â’răng nâu tơợ 450-500 r’bhâu đồng 1 ký. Hadang zâp cr’loọng băn tơợ 100-120 p’nong a’xiu ga’răng m’ma, xang 12 c’xêê băn padưr nắc a’xiu pậ hi’lêệng mơ 1,5-2 ký, lơi jợ đợ mơ zên pa’glúh băn l’lăm nắc vêy pachô lãi mơ 50-60 ực đồng đhị 1 cr’loọng băn. Xoọc đâu pr’loọng đông t’coóh xoọc băn bhrợ 8 cr’loọng a’xiu ga’răng, tước lứch c’moo k’noọ đợc nắc nắc vêy bơơn pachô lấh 400 ực đồng. ting cơnh t’coóh Hùng, a’xiu ga’răng nâu nắc râu a’xiu ắt mamung cóh zr’lụ đác cha’ngaách, đác hooi hor, đhị vêy bấc gợp đhêl, ch’na âng a’xiu nâu nắc râu a’xiu ta’tứi. bêl băn zư a’xiu, manứih băn nắc lêy têêm liêm môi trường sạch liêm đoọng ha xiu:
Bêl đơơng chô băn a’xiu nắc lêy bhrợ paliêm cr’loọng ra’cít đoọng liêm sạch. Hadợ bêl băn bhrợ, a’xiu dzợ k’tứi nắc đoọng cha a’lanh, xang nặc bêl a’xiu dưr pậ nắc đoọng cha pa’xoọng a’xiu nha’nhar. Zâp bêl cung lêy vêy a’xiu váih cr’ay hay doọ, bêl a’xiu dzoọc cha’cha nắc lêy cha’mêết váih pr’lụ tụ đoọng đấh năl cr’ay.
Cung cơnh pr’loọng đông t’coóh Hùng, pr’loọng đông t’coóh Trịnh Văn Công, cóh vel Ba Luồng ơy băn bhrợ 7 c’moo râu a’xiu ga’răng nâu. Bêl k’noọ p’lóh băn cóh cr’loọng, pr’loọng đông t’coóh Công bhrợ ruộng, cóh đông bấc k’coon pr’ắt tr’mung zr’nắh k’đhạp. c’moo 2008, bơơn lêy liêm choom tơợ bhiệc băn a’xiu ga’răng cóh cr’loọng, t’coóh Công nắc ơy vặ zên ngân hàng, vặ zên âng đhi noo, pr’zợc k’rong bhrợ cr’loọng băn bhrợ. C’moo tr’nơợp bắc padưr lưm bấc zr’nắh k’đhạp, t’coóh nắc lướt chấc lêy câl m’ma tơợ đợ apêê lướt bơơn bhrợ cóh k’ruung Lô, chấc k’rong băn padưr lấh 100 p’nong a’xiu m’ma. Xang lấh 1 c’moo zư lêy, t’coóh Công ơy pa’glúh pa’câl a’xiu nâu lâng pachô lãi k’noọ 50 ực đồng, tơợ đêếc kinh tế pr’loọng đông padưr pa’xớc, têêm ngăn. Xoọcd dâu, pr’loọng đông t’cooh Công ơy vêy 4 cr’loọng a’xiu ga’răng, zâp c’moo nắc pachô mơ 200 ực đồng. xang 2, 3 c’moo băn padưr a’xiu ga’răng, t’coóh Công nắc ơy chóh bhrợ đông xang bhứah liêm. T’coóh Công moon:
Bêl l’lăm ahay, bêl cóh đông cắh ơy băn a’xiu cóh cr’loọng nâu nắc pr’đơợ pr’ắt tr’mung zr’nắh k’đhạp bhlâng. Tơợ t’ngay xâng đhi noo, học tập lêy tơợ 2, 3 xa’nay bh’rợ băn cóh cr’loọng nắc pr’đơợ pr’ắt tr’mung z’zăng lấh mơ. Acu cung vêy xay moon lâng vel bhươl, chr’val nắc cr’chăl nâu a’tốh vêy bơơn vặ pa’xoọng zên đoọng bhrợ t’bhứah lấh mơ, pa’xoọng zên bơơn bhrợ.
P’căn Trần Thị Minh, chủ tịch UBDN chr’val Thái Hoà, chr’hoong Hàm Yên đoọng năl, chr’val Thái Hoà vêy 28 pr’loọng băn a’xiu ga’răng lâng lấh 120 cr’loọng băn pazưm lấh mơ nắc đhị zâp vel đông Ba Luồng lâng Bình Thuận. tu vêy băn a’xiu ga’răng nâu nắc đhanuôr đhị zâp vel bhươl nâu vêy pr’đơợ pr’ắt tr’mung z’zăng lấh mơ, đợ mơ pr’loọng đha’rứt cing xiêr ting lêy lâng zap vel lơơng cóh chr’val. Xoọc đâu, chr’val xoọc pazưm bhrợ padưr thương hiệu a’xiu ga’răng cóh Thái Hoà, lêy chô zooi zúp đhanuôr chấc lêy thị trường đươi dua lâng m’ma a’xiu têêm ngăn. P’căn Trần Thị Minh moon:
Chr’val zi nắc ơy lêy chô bhrợ padưr HTX băn a’xiu yêm chr’nắp cóh k’ruung Lô, lấh mơ nắc a’xiu ga’răng. Lâng azi cung xoọc chấc lêy c’lâng bh’rợ lêy chô tước bhiệc padưr pa’xớc ting c’lâng hàng hoá pazưm liêm choom đoọng âng đơơng liêm chr’nắp ha đhanuôr cóh vel đông.
Bh’rợ băn padưr a’xiu ga’răng ơy lâng xoọc âng đơơng ha đhanuôr cóh chr’val Thái Hoà chr’hoong Hàm Yên, Tuyên Quang pr’ắt tr’mung k’bhộ ngăn lấh mơ. Hân đhơ cơnh đêếc, đoọng zư lêy lâng padưr pa’xớc bh’rợ băn a’xiu ga’răng đenh đươnh, cắh mưy t’bhlâng bhrợ têng, zư lêy âng chính quyền lâng đhanuôr, nắc dzợ vêy râu zooi zúp bhrợ pr’đơợ âng zâp cấp, zâp ngành crêê tước đắh chính sách lâng zên vốn./.
TUYÊN QUANG: NGƯỜI DÂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHỜ NUÔI CÁ ĐẶC SẢN
Xã Thái Hòa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang có lợi thế là có dòng sông Lô chảy qua. Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã đã tận dụng lợi thế này để đầu tư nuôi cá chiên - một loài cá đặc sản, quý hiếm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ nghề nuôi cá chiên lồng, nhiều gia đình ở xã Thái Hòa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã thoát nghèo và vươn lên trở thành hộ khá, giàu. Chuyên mục “Cùng nhau bàn cách làm ăn” hôm nay sẽ giới thiệu đến bà con và các bạn mô hình phát triển kinh tế này.
Thôn Ba Luồng được coi là trung tâm nuôi cá lồng của xã Thái Hòa, huyện Hàm Yên. Bên bờ sông là hàng chục bè nuôi cá lồng nối nhau san sát. Ông Vương Văn Hùng, một trong những người tiên phong nuôi cá chiên lồng cho biết: cá chiên là loài cá đặc sản nên có giá trị kinh tế rất cao. Hiện nay trên thị trường, giá cá chiên dao động từ 450 nghìn đến 500 nghìn đồng/kg. Nếu mỗi lồng nuôi từ 100 đến 120 con cá chiên giống, sau 12 tháng chăm sóc cá đạt trọng lượng từ 1,5 đến 2kg, trừ chi phí người nuôi có thể thu lãi khoảng 50 đến 60 triệu đồng/lồng. hiện gia đình ông đang nuôi 8 lồng cá chiên, đến cuối năm ước tính cho thu nhập trên 400 triệu đồng. Theo ông Hùng, cá chiên là loài sống ở khu vực nước sạch, nước chảy mạnh, nơi có nhiều khe đá, thức ăn của cá chiên là các loại cá nhỏ. Khi chăm sóc cá, người nuôi phải đảm bảo môi trường sạch sẽ cho cá:
Trước khi mang cá về cần dọn dẹp lồng bè cho sạch sẽ. Trong khi chăn nuôi, khi cá còn nhỏ thì cho ăn giun, sau đó khi cá khỏe, lớn hơn thì mua cá mồi cho ăn thêm. Lúc nào cũng phải chú ý xem có cá bị bệnh tật không, khi cá lên ăn thì chú ý có bị mụn hay những vết sứt sát để phát hiện ra bệnh.
Cũng như gia đình ông Hùng, gia đình ông Trịnh Văn Công, ở thôn Ba Luồng có thâm niên 7 năm nuôi cá chiên lồng. Trước khi nuôi cá lồng, gia đình ông Công làm ruộng, nhà đông con nên kinh tế rất khó khăn. Năm 2008, thấy được hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá chiên lồng, ông Công đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, vay tiền của anh em bạn bè đầu tư lồng, bè. Năm đầu tiên nuôi cá chiên gặp nhiều khó khăn, ông phải đi tìm mua từng con cá giống từ những người thuyền chài, đánh bắt cá trên sông Lô, gom góp được trên 100 cá chiên giống. Sau hơn 1 năm chăm sóc, ông Công xuất bán đàn cá và thu lãi gần 50 triệu đồng, từ đó kinh tế phát triển, ổn định cuộc sống. Hiện nay, gia đình ông Công đã có 4 lồng cá chiên, trung bình mỗi năm cho thu nhập trên dưới 200 triệu đồng. Sau vài năm nuôi cá chiên, ông Công đã xây được nhà khang trang. Ông Công chia sẻ:
Trước kia, khi nhà chưa nuôi cá lồng thì điều kiện kinh tế khó khăn lắm. từ ngày nghe anh em , học tập mấy mô hình chăn muôi cá lồng thì điều kiện kinh tế gia đình cũng khá hơn. tôi cũng có ý kiến với thôn, xã là thời gian tới mong muốn được vay thêm một số vốn để mở rộng khu nuôi cá để có thêm thu nhập cho gia đình.
Bà Trần Thị Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thái Hòa, huyện Hàm Yên cho biết, xã Thái Hòa có 28 hộ nuôi cá chiên với hơn 120 lồng nuôi, tập trung chủ yếu ở các thôn Ba Luồng và Bình Thuận. Nhờ nuôi cá chiên mà người dân ở các thôn này có điều kiện kinh tế khá giả hơn, tỷ lệ hộ nghèo cũng thấp hơn so với các thôn khác trong xã. Hiện, xã đang tập trung xây dựng thương hiệu cá chiên Thái Hòa, định hướng giúp người dân tìm thị trường tiêu thụ và nguồn cá giống ổn định. Bà Trần Thị Minh nói:
Xã chúng tôi định hướng sẽ thành lập hợp tác xã nuôi cá đặc sản trên sông Lô, chủ đạo là con cá chiên. Đồng thời, Chúng tôi cũng đang tìm quy trình hướng tới pphats triển sản xuất theo hướng hang hóa tập trung chất lượng cao để đem lại lợi ích cho bà con nhân dân lại thu nhập cao cho bà con nhân dân trên địa bàn.
Nghề nuôi cá chiên đã và đang đem đến cho người dân ở xã Thái Hòa huyện Hàm Yên, Tuyên Quang cuộc sống đầy đủ hơn. Nhưng để duy trì và phát triển nghề nuôi cá chiên lâu dài, không chỉ cần sự kiên trì gắng sức của chính người dân, mà còn cần sự hỗ trợ tạo điều kiện của các cấp, các ngành liên quan về chính sách và nguồn vốn./.
Viết bình luận