Võ Ngọc Sơn: Đha đhâm pân pa chắp pân bhrợ
Thứ bảy, 00:00, 29/10/2016

 

     Tơợp bhrợ cha lâng bơr tr’pang têy k’goóh, n’đhơ cơnh đêếc đươi vêy bhriêl g’lăng đh’rứah lâng c’rơ âng lang p’niên, pân pa chắp pân bhrợ, xang bấc c’moo zr’nắh xr’dô chơơc pa choom t’bơơn năl, a noo Võ Ngọc Sơn ặt cóh Khối 3, thị trấn Khâm Đức, chr’hoong da ding ca coong Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam âi vêy muy pr’đhang bhươn a tông băn bh’năn chóh chr’nóh z’zăng yêm têêm, k’đhơợng nhâm pr’ặt tr’mông pr’loọng đong. A noo âi bơơn bhrợ t’váih đong xang liêm ga mắc, lướt l’lăm đhị râu loom grơơ t’bhlâng bhrợ cha, dưr ca van liêm ta níh, nắc ma nứih đoọng apêê đha đhâm c’mâr n’lơơng ma ting lêy bhrợ.

     Đhị Trung tâm thị trấn Khâm Đức, chr’hoong da ding ca coong Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam ch’ngai dâng 2 km nắc muy bhươn a tông băn bh’năn bhứah lấh 2 hecta. Zr’lụ bhươn a tông liêm t’viêng tơơm prí, k’tang ruốih lâng bấc râu t’nơơm cha p’lêê n’lơơng n’nắc, nắc zêng đợ chr’na ha lấh 60 p’nong a óc căn lâng 3 p’nong c’roóc căn âng muy đha đhâm 30 c’moo- Võ Ngọc Sơn xoọc bhrợ c’la.

     N’niên lâng dưr pậ đhị vel đong Duy Xuyên, c’moo 2007, xang bêl tốt nghiệp Trường Cao đẳng Thủy Lợi 2, Ngành cấp thoát nước, a noo Võ Ngọc Sơn cắh ting bh’rợ âng đay âi pa choom, nắc đha đấc ooy da ding bhrợ cha. Cr’chăl tr’nơợp, a noo zước moọt bhrợ công nhân cóh công Ty Vàng Phước Sơn. C’moo 2012, a noo zước đhêy đhị Công ty n’nâu đoọng tơợp bhrợ bh’rợ kinh doanh b’băn. A noo Sơn xay trúih: Tơợ bêl tứi, a noo âi kiêng bhrợ n’đắh kinh doanh. C’moo 2013, a noo lướt vặ tơợ bấc n’đắh cơnh lâng zên k’noọ 200 ức đồng. vêy zên, a noo vặ 1 hecta k’tiếc âng đha nuôr vel đong đoọng bhrợ c’roọl a óc lâng tơợp pa choom b’băn. Tr’nơợp, a noo câl 80 p’nong a óc căn chô băn. Kinh nghiệm zư x’mir lêy a óc cắh vêy, pr’đơợ zấp râu nắc pr’hắt pr’hiêl tu cơnh đêếc c’moo tr’nơợp k’dang lêy bil bal lứch. A noo Võ Ngọc Sơn xay trúih: “Bêl t’mêê bhrợ nắc lum bấc râu zr’năhs k’đháp tu cắh âi vêy kinh. A óc crêê pr’lúh cr’ay chêết zêng. N’đhơ cơnh đêếc công đươi vêy apêê a noo n’đắh Trạm khuyến nông, apêê a ngắh a va vêy kinh nghiệm b’băn zooi pa choom đoọng, nắc a cu t’bhlâng bhrợ têng cớ, t’bhlâng cắh đhur loom.”

                          

     Võ Ngọc Sơn moon vêy ha tộ nắc vêy mặ dưr clông. Lấh bh’rợ zay lâng t’bhlâng, pân pa chắp pân bhrợ, nắc công kiêng vêy c’năl đoọng pa dưr pr’đhang bh’rợ. Tu cơnh đêếc, Võ Ngọc Sơn p’zay lướt chơớc t’moóh, chơớc t’bơơn năl bấc pr’đhang bh’rợ, m’ma t’mêê cóh vel đong chr’hoong lâng chr’hoong n’lơơng, a noo dzợ chơớc lêy cóh mạng, báo đài, pa bhlâng nắc apêê vel đong vêy bấc kinh nghiệm cóh bh’rợ b’băn đoọng ting pa choom, n’jứah bhrợ têng n’jứah pay pa chô kinh nghiệm liêm glặp lâng đhr’năng la lua. Đh’rứah lâng n’nắc, đươi vêy râu zooi đoọng âng apêê kỹ sư Trạm Khuyến nông chr’hoong, công cơnh a va a ngắh lướt l’lăm, a noo Sơn nắc t’bhlâng k’rong bhrợ pa dưr bhươn a tông crêê quy chuẩn, câl m’ma liêm lâng k’rơ; Chơớih pay ch’na vêy tu tơơm ghít liêm; Tiêm z’nươu cha groong pr’lúh cr’ay zấp zêng… A noo Võ Ngọc Sơn âi pân bhrợ t’bhứah pr’đhang bhươn a tông âng đay. Tơợ zên vêy coon c’bơớch k’rong xang bấc chu pa glúh pa câl a óc, a noo âi câl p’xoọng 3 p’nong c’roóc căn lâng vặ p’xoọng 1 hecta k’tiếc chóh apêê t’nơơm chr’nóh cha p’lêê, chóh k’tang, chóh prí… n’jứah bhrợ t’váih ch’na đoọng ha bh’năn băn n’jứah p’xoọng thu nhập ha pr’loọng đong. Zấp c’moo, pay lơi đợ zên đươi dua, a noo dzợ pa chô tơợ 80- 100 ức đồng/c’moo. A noo Võ Ngọc Sơn pa chô kinh nghiệm: “Cóh b’băn, l’lăm bêl tơợp bhrợ nắc ahêê choom chơớc pa choom pa ghít kinh nghiệm, t’moóh bấc tơợh ng’cơnh zêl lâng cha groong pr’lúh cr’ay, pa liêm đong c’roọl. xang n’nắc, nắc tơợp k’rong bhrợ ting mơ pr’đơợ âng đay vêy. Tr’nơợp choom băn bhrợ xoọc mơ glặp đoọng pay kinh nghiệm. Đhị pr’đơợ đợ c’năl, kinh nghiệm âi vêy bơơn năl nắc veye ha dợ bhrợ t’bhứah. Chr’nắp nắc choom vêy loom grơơ nắc vêy choom mặ bhrợ. Acu công rơơm kiêng nhà nước k’rang lấh mơ dzợ, bhrợ t’váih đợ zên đoọng ha pêê pr’loọng vặ kiêng pa dưr kinh tế. bấc pr’loọng công kiêng pa dưr kinh tế, bhươn a tông n’đhang nắc lum k’đháp tu zên vặ. zên đoọng vặ la lấh hắt. pa đhang moon cơnh k’đhơợng lứch cr’van cr’bhố, đong xang ooy ngân hàng nắc công bơơn vặ bấc bhlâng đhiệp 200 ức đồng a năm. Mơ đêếc nắc đhêêng đhiệp đoọng bhrợ c’roọl a năm.”

                           

     Ting t’coóh A Lăng Ngọc, Trưởng phòng Nông nghiệp lâng Pa dưr pa xơcs vel bhươl chr’hoong Phước Sơn, Võ Ngọc Sơn nắc muy tấm gương đha đhâm tr’haanh liêm, muy pr’đhang bh’rợ pa dưr kinh tế choom bhrợ t’bhứah cóh vel đong chr’hoong: “Dưr bhrợ tơợ bơr tr’pang têy k’goóh, nắc muy cha nắc grơơ loom, pân pa chắp pân bhrợ, kiêng t’moóh pa choom. Tu cơnh đêếc cr’chăn đăn đâu, a zi vêy pa zum lâng Huyện đoàn đoọng bhrợ t’váih muy lớp pa choom đoọng bhrợ pa dưr tr’mông tr’mêếh. đhị đêếc, nắc hơnh déh đợ đha đhâm c’mâr cơnh a noo Sơn cóh bh’rợ bhrợ cha pa dưr tr’mông tr’mêếh, đh’rrứah pr’choom, đh’rứah tr’xay kinh nghiệm ha pêê đha đhâm c’mâr n’lơơng ting pa choom bhrợ lêy”./.

 

VÕ NGỌC SƠN

THANH NIÊN DÁM NGHĨ DÁM LÀM

 (Alăng Lợi)

     Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng nhờ biết nắm bắt thời cơ cùng với sức trẻ, dám nghĩ, dám làm, sau bao năm vất vả học hỏi tìm tòi, anh Võ Ngọc Sơn ở Khối 3, thị trấn Khâm Đức, huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có một mô hình trang trại chăn nuôi khá ổn định, đảm bảo cuộc sống cho gia đình. Anh đã tạo lập được cơ ngơi khang trang, nêu gương sáng thanh niên có chí lập thân, lập nghiệp vươn lên làm giàu chính đáng.

     Cách trung tâm thị trấn Khâm Đức, huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam khoảng 2 km là một trang trại chăn nuôi rộng hơn 2 hecta. Khu trang trại bạt ngàn cây chuối, cây cỏ voi và các loại cây ăn quả khác đó đều là nguồn thức ăn cho hơn 60 chục con heo nái và 3 con bò sinh sản của một chàng trai trẻ 30 tuổi – Võ Ngọc Sơn đang sở hữu.

     Sinh ra và lớn lên tại quê nhà Duy Xuyên, năm 2007, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Thủy Lợi 2, Ngành cấp thoát nước, anh Võ Ngọc Sơn không theo ngành chuyên môn đã học mà ngược đường lên núi lập nghiệp. Thời gian đầu, anh xin vào làm công nhân trong Công ty Vàng Phước Sơn. Năm 2012, anh xin nghỉ việc này để bắt đầu thử sức với cộng việc kinh doanh chăn nuôi. Anh Sơn chia sẻ: Ngày từ lúc nhỏ, anh đã mong muốn thủ sức ở lĩnh vực kinh doanh. Năm 2013, anh đi vay từ nhiều nguồn với số vốn gần 200 triệu. Có vốn, anh thuê 1 hecta đất trống của người dân địa phương để xây chuồng heo và bắt đầu vào việc chăn nuôi. Bước đầu, anh mua 80 con heo nái về nuôi. Kinh nghiệm chăm sóc heo chưa có, nguồn vốn hạn hẹp cho nên năm đầu tiên anh đã bị thất bại gần như hoàn toàn. Anh Võ Ngọc Sơn tâm sự: “Mới đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn vì chưa có kinh nghiệm. Heo bị dịch bệnh rồi chết nhiều. Tuy nhiên cũng nhờ các anh bên Trạm khuyến nông, mấy cô bác đã có kinh nghiệm hết lòng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm nên tôi cố gắng tiếp tục đầu tư, quyết không bỏ cuộc.”

    Võ Ngọc Sơn quan niệm có thất bại thì mới có thành công. Ngoài việc cần cù chịu khó, dám nghĩ dám làm, thì cần có kiến thức để phát triển mô hình. Vì vậy, võ Ngọc Sơn chịu khó học hỏi, từ việc tham khảo các mô hình, kỹ thuật giống mới trên địa bàn huyện và các huyện khác, anh còn tham khảo trên các mạng xã hội, trên phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các địa phương có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi để học hỏi, vừa sản xuất vừa rút kinh nghiệm để chắt lọc kiến thức áp dụng thực tế. Đồng thời, nhờ sự giúp đỡ của các kỹ sư Trạm Khuyến nông huyện cũng như cô bác đi trước, anh Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng trại đúng quy chuẩn, mua con giống tốt và khỏe; lựa chọn thức ăn có nguồn gốc rõ rang; tiêm thuốc phòng chống dịch bệnh đầy đủ… Anh Võ Ngọc Sơn đã tự tin mở rộng mô hình trang trại chăn nuôi và trồng trọt. Từ nguồn vốn tích lũy được sau các đợt xuất chuồng, anh đã mua thêm 3 con bò sinh sản và thuê thêm 1 hecta đất để trồng các loại cây ăn quả, trồng cỏ, chuối… vừa làm nguồn thức ăn cho con vật nuôi vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình. Hằng năm, trừ chi phí, anh thu về từ 80-100 triệu đồng/năm. Anh Võ Ngọc Sơn rút ra kinh nghiệm: “Trong chăn nuôi, trước tiên khi bắt tay làm chúng ta cần tìm hiểu kinh nghiệm thật kỹ, học hỏi nhiều nơi cách phòng bệnh, cách vệ sinh chuồng trại. Sau đó mới biết đầu tư theo điều kiện kiến thức, nguồn vốn của mình, lúc đầu mình nên số lượng vừa phải để lấy kinh nghiệm. Trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm sẵn có mình mở rộng thêm. Quan trọng có ý chí là có thể thành công. Đồng thời, tôi mong nhà nước quan tâm hơn nữa, mở nhiều nguồn vốn vay cho hộ chăn nuôi phát triển. Nhiều hộ cũng muốn phát triển kinh tế, trang trang chăn nuôi nhưng vấp phải nguồn vốn vay. Nguồn vốn vay quá ít. Ví dụ như có cầm hết tài sản, cầm nhà thì cũng chỉ được tối đa có 200 triệu. Chừng đó số tiền chỉ đủ xây chuồng thôi.”

    Theo ông A lăng Ngọc, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phước Sơn, Võ Ngọc Sơn là một tấm gương thanh niên điển hình, một mô hình  phát triển kinh tế có thể nhân rộng trên địa bàn huyện Phước Sơn: “Đi lên từ hai bàn tay trắng, là một người táo bạo, dám nghĩ dám làm, ham học hỏi. Cho nên thời gian gần đây, chúng tôi phối hợp cùng Huyện đoàn để mở một lớp tập huấn mở rộng mô hình. Thông qua đó nêu gương những thanh niên như anh Sơn trong việc lập nghiệp phát triển kinh tế, cùng trao dồi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm cho các hội viên, thanh niên khác học hỏi”./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC