K’ĐHƠỢNG ĐƠC P’RÁ ACOON COH NĂC K’ĐHƠỢNG ĐƠC RÂU CHR’NĂP MA BHUY ÂNG MA NƯIH CƠ TU
Thứ tư, 16:57, 23/10/2024 Kim Cương- A Lăng Lợi Kim Cương- A Lăng Lợi
P’rá lâng chữ xră năc râu pa căh c’leh văn hóa âng muy c’bhuh acoon ma nưih. Coh pr’đơợ dưr k’rơ cơnh xooc đâu, bh’rợ k’đhơợng zư đơc p’rá, chữ xră âng apêê acoon coh dzoọng đhị đhr’năng bil pât r’dợ.

Cr’chăl ha nua, Đảng, Nhà nước, apêê bộ, ngành lâng vel đong âi t’bhlâng zư đơc văn hóa apêê acoon coh, coh đêêc pa bhlâng năc k’đhơợng zư đơc lâng pa choom đoọng p’rá, chữ xră âng acoon coh.

 

 

 

Alăng Lợi xooc ăt dzoọng đhị muy lớp pa choom chữ Cơ Tu âng chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam bhrợ têng. Nâu đoo năc vel đong vêy lâh 95% acoon ma nưih năc Cơ Tu. Apêê ting pa choom lớp n’nâu bâc năc cán bộ, thầy cô giáo lâng đha nuôr vel đong lâng muy bơr ma nưih Kinh pa bhrợ đhị đanh coh vel đong n’nâu.

 Đợ lớp pa choom chữ Cơ Tu cơnh đâu âi bơơn bhrợ têng bâc c’moo đâu năc đoọng pa choom đoọng, k’đhơợng zư đơc p’rá acoon ma nưih đay doọ choom bil pât.

PV: Hơnh deh a noo, hâu a chăc nhi, tươc tơợ đơn vị n’đoo?

NV: Acu năc Alăng Đạo, giáo viên Trường PTTH Tây Giang.

PV: Anoo pa choom chữ Cơ Tu mơ âi đanh?

NV: Acu pa choom đanh ă!

PV: L’lăm bêl anoo ting pâh lớp pachoom n’nâu, a noo âi choom prá p’rá lâng chữ Cơ Tu căh?

NV: P’rá năc acu âi năl, ha dợ chữ năc căh âi năl. Acu chơơc năl lâng ting pâh apêê lớp pa choom cơnh đâu âng chr’hoong bhrợ têng.

PV:Xooc anoo âi choom đọc ta bach, xră ta bach chữ Cơ Tu căh?

NV:Acu âi bơơn choom dâng 60-70%.

PV:Âi năl chữ, coh đong anoo vêy pa choom đoọng chữ Cơ Tu ha ca coon đay căh?

NV: Coh đong acu prá 2 râu p’rá Cơ Tu lâng phổ thông. Nâu câi acu lêy apêê p’niên lươt học zêng prá phổ thông bâc lâh.

PV: Xang bêl choom đọc chữ Cơ Tu, anoo vêy pa choom đoọng cớ ha học sinh âng đay căh?

NV:Vêy bơh. Laha mơ pa choom đoọng n’đăh chuyên môn ha pêê a đhi, acu zêng p’loon pa choom đoọng chữ Cơ Tu ha học sinh âng cu.

Năc đoo râu xay moon âng anoo Alăng Đạo, Nâu câi ahêê dh’rưah xơợng muy bơr boop p’rá âng apêê n’lơơng coh lớp n’nâu ớ:

- “Acu t’mêê pa choom. Acu lêy công zăng k’đhap, pa bhlâng năc bêl prá p’rá n’juông dal”.

- “Apêê n’juông dal k’đhap prá, tu acu âi loon prá p’rá phổ thông. Bâc râu cơnh Bhling xră công căh crêê căh câ apêê cr’liêng cơnh Pr, Zr…”

- “L’lăm acu căh năl chữ muy cr’liêng a-ôt. Nâu câi năc âi năl ă.”

- “Acu xră zâp prang coh vở đoọng chô ooy đong pa choom cớ, ca pân buôn ha vil”.

- “Lâh mơ pa choom coh lớp, acu dzợ chơơơc pa choom, lâng xơợng t’ruih p’rá Cơ Tu; ting pa choom coh mạng, cơnh trang điện tử Cơ Tu VOV”.

Acu xooc k’đhợơng đhị têy muy bêệ giáo án pa choom đoọng chữ Cơ Tu, âng Bhriu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang l’lăm a hay xră. Bêệ giáo án n’nâu bơơn t’cooh Cơlâu Nghi, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tây Giang lâng muy bơr ngai năl p’rá, chữ xră Cơ Tu đươi dua đhị apêê lớp pa choom chữ Cơ Tu cơnh đâu lâh 15 c’moo ha nua. Đhị lớp học t’ngay đâu, ahêê đh’rưah xơợng t’cooh Cơlâu Nghi đhị bh’rợ ma nưih pa choom đoọng chữ Cơ Tu xay moon:

PV:Năc ma nưih ăt bhrợ đanh bh’rợ pa choom chữ Cơ Tu tơợ tr’nơơp, t’cooh vêy xay moon n’hâu ooy bh’nơơn âng bh’rợ n’nâu?

Cơlâu Nghi: “Chữ Cơ Tu buôn t’nil, doó buôn tr’vit. Vêy pa zêng 29 cr’liêng chữ bha lâng ting ký tự La tinh. Cơnh lâng ma nưih vel đong âi choom prá p’rá năc công pa bhlâng buôn bêl pa choom chữ. Năc muy vêy ngai pa choom đoọng ng’cơnh prá, t’nil apêê cr’liêng chữ bha lâng năc pa choom doó k’đhap. Lâh m’zêt c’moo pa choom đoọng chữ Cơ Tu, acu lêy apêê ting pâh pa choom zêng đơơh choom. N’đhơ cơnh đêêc, ma nưih ting pâh pa choom căh âi bâc, xang cr’chăl pa choom, năc căh ta luôn prá xay năc buôn ha vil lơi”.

PV:Cr’chăl pa choom chữ Cơ Tu, vêy râu k’đhap anhi lum doó?

Cơlâu Nghi: “Zr’năh k’đhap bhlâng xooc đâu năc apêê vel đong căh âi xay moon mr’cơnh bha ar giáo án pa choom chữ Cơ Tu cơnh sách Tiếng Việt. Ting chữ Cơ Tu l’lăm ahay công vêy bâc dhị choom bhrợ bhr’lâ. Tươc đâu, apêê vel đong công căh âi mr’cơnh xa nay chữ Cơ Tu. Acu rơơm kiêng apêê vel dong vêy c’lâng xa nay đơơh mr’cơnh đoọng bh’rợ pa choom chữ Cơ Tu bơơn xay bhrợ. Tu acu lêy đhr’năng xooc đâu dap tơợ cán bộ lâng đha nuôr căh lâh tộ prá p’rá Cơ Tu, pa bhlâng năc bâc acoon, a đhi, học sinh căh choom prá p’rá acoon coh đay pa bhlâng bâc. Tu cơnh đêêc, acu p’rơơm zâp ngai choom mr’cơnh loom đoọng zư đơc lâng pa dưr p’rá acoon coh đay. Đảng, Nhà nước âi vêy c’lâng xa nay lâng âi bơơn đợ bh’nơơn mơ đêêc a tôh, ahêê choom k’đhợơng zư đơc tu nâu đoo năc cr’van ga măc chr’năp bhlâng âng muy c’bhuh ma nưih”.

Đợ râu xay moon âng apêê ting pâh pa choom lâng âng t’cooh Cơlâu Nghi âi zooi đoọng ahêê bơơn lêy râu t’bhlâng âng chính quyền lâng apêê ngai lưch loom cơnh lâng bh’rợ k’đhơợng zư đơc văn hóa acoon coh coh bh’rợ zư đơc p’rá acoon ma nưih đay. Pa bhlâng năc, bh’rợ âng apêê năl chữ, ting pâh xră bha ar giáo án Cơ Tu năc pa bhlâng chăp hơnh!

Cr’chăl xră bhrợ giáo án pa choom chữ Cơ Tu dzợ bâc zr’năh k’đhap, n’đhang apêê vel đong Đông Giang, Nam Giang lâng Tây Giang, tỉnh Quảng Nam công p’zay k’đhơợng zư đơc lâng pa choom đoọng chữ xră Cơ Tu ting la lay cơnh coh bâc c’moo ha nua. Coh đêêc, chr’hoong da ding ca coong Tây Giang năc vel đong pa bhlâng k’rang lâng bhrợ zăng liêm bh’rợ k’dhơợng zư đơc lâng pa choom chữ Cơ Tu coh vel đong n’nâu. Đoọng chơơc năl ng’cơnh c’lâng bh’rợ k’đhơợng zư đơc chữ Cơ Tu âng chr’hoong Tây Giang, azi vêy g’luh lum, prá xay lâng t’cooh Bhling Mia, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam:

PV: Chăp hơnh t’cooh Bhling Mia, bơơn năl Tây Giang năc vel đong bhrợ pa bhlâng liêm bh’rợ k’đhơợng zư đơc bâc chr’năp văn hóa acoon coh, coh đêêc vêy p’rá lâng chữ xră Cơ Tu. T’cooh xay truih đoọng azi xơợng c’lâng bh’rợ k’đhơợng zư p’rá acoon ma nưih hêê âng vel đong bhrợ têng coh cr’chăl ha nua?

Bhling Mia: Lâh 20 c’moo ha nua, chr’hoong Tây Giang xay moon pa bhlâng ghit ooy bh’rợ k’đhơợng zư đơc apêê chr’năp văn hóa acoon coh. Pa bhlâng năc bh’rợ chăp đươi, chơơc lêy apêê ngai năl, zư đơc bâc bha ar pa tơ chr’năp ooy chữ xră, p’rá Cơ Tu đoọng xră bhrợ, zư đơc. Tu apêê ngai năl ooy bh’rợ n’nâu zêng ma t’cooh đhur. Đh’rưah lâng n’năc, chr’hoong bhrợ apêê lớp pa choom chữ Cơ Tu đoọng bhrợ t’vaih ha lang zư đơc t’tun. Lâng c’bhuh bơơn pa choom đoọng n’nâu vêy năc ma nưih pa choom đoọng cớ ha học sinh đhị apêê trường học đoọng apêê a đhi năl chữ acoon coh đay đh’rưah lâng p’rá phổ thông”.

PV: Cr’chăl tươc, vel đong hêê vêy c’lâng xa nay ng’cơnh coh bh’rợ zư đơc lâng pa dưr p’rá, chữ xră Cơ Tu?

Bhling Mia: “Cr’chăl tươc đâu, azi năc t’bhlâng xay bhrợ bh’rợ k’rong pa zum Hội đồng apêê ngai năl ghit ooy p’rá, chữ xră Cơ Tu âng 3 vel đong Nam Giang, Đông Giang lâng Tây Giang đoọng prá xay, pay p’rá đha nuôr đoọng mr’cơnh ooy chữ đoọng pa choom. Xooc đâu, đợ apêê đha đhâm c’mọor ăt lum bâc văn hóa tơợ lơơng, ha vil p’rá, chữ xră âng ma nưih đay ting t’ngay ting bâc. P’rá, chữ xră âng muy c’bhuh ma nưih năc đoo r’vai, năc đoo cr’van ga măc chr’năp âng c’bhuh ma nưih n’năc. Ha dang bil p’rá, bil chữ xră năc bil lưch zâp râu”.

PV: Chăp hơnh t’cooh ooy râu xay moon năc ki./.

GIỮ TIẾNG MẸ ĐẺ GIỮ HỒN CỐT CỦA NGƯỜI CƠ TU

 Ngôn ngữ là yếu tố thể hiện nét văn hóa truyền thống của một dân tộc. Trong bối cảnh xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số đứng trước nguy cơ mai một và dần biến mất. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành và địa phương đã nỗ lực bảo tồn văn hóa các DTTS, trong đó, đặc biệt giữ gìn và truyền dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số.    

    

A Lăng Lợi đang có mặt tại một lớp học chữ Cơ Tu do huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tổ chức. Đây là địa phương có hơn 95% dân số là người Cơ Tu. Học viên tham gia lớp học này chủ yếu là cán bộ, thầy cô giáo người bản địa và một số ít người Kinh công tác lâu năm tại địa phương này.

Những lớp học chữ Cơ Tu như thế này đã được tổ chức từ nhiều năm nay nhằm truyền dạy, bảo tồn ngôn ngữ mẹ đẻ không bị mai một.

PV: Xin chào anh. Anh tên gì, đến từ đơn vị nào ?

NV: Tôi là A Lăng Đạo, giáo viên Trường PTTH Tây Giang.

PV: Anh học chữ Cơ Tu lâu chưa ?

NV: Tôi học lâu rồi.

PV: Trước khi anh tham gia lớp học này, anh đã biết nói và viết chữ Cơ Tu chưa ?        

NV: Tiếng nói thì tôi biết sẵn rồi, còn chữ thì chưa biết. Tôi tìm hiểu và tham gia các lớp học như thế này do huyện tổ chức.

PV: Hiện anh đã đọc thông, viết thạo tiếng Cơ Tu chưa ?

NV: Tôi học được khoảng 60-70 %.

PV: Biết chữ rồi, ở nhà anh có dạy chữ Cơ Tu cho con mình không ?

NV: Ở nhà tôi nói bằng cả 2 thứ tiếng Cơ Tu và tiếng phổ thông. Nay tôi thấy tụi nhỏ đi học nói nhiều tiếng phổ thông hơn.

PV: Sau khi đọc thông viết thạo tiếng Cơ Tu, anh có truyền dạy lại cho học sinh của mình không ?

NV: Có chứ. Ngoài dạy kiến thức chuyên môn cho các em, giờ ngoại khóa hoặc sinh hoạt tôi đều tranh thủ dạy chữ Cơ Tu cho học sinh của mình.

Đó là ý kiến của anh A Lăng Đạo. Bây giờ chúng ta cùng nghe một số ý kiến của các học viên khác trong lớp học này nhé:

 “Tôi mới học. Tôi thấy cũng khó, nhất là khi mình phát âm các từ ghép.”

- “Các từ ghép hơi khó học, bởi mình đã quen với tiếng Việt. Nhiều từ như Bhling viết cũng không đúng hay các từ như PR, ZR...”

- “Trước tôi không biết chữ gì cả. Nay thì đã biết rồi.”

- “Tôi ghi chép đầy đủ vào vở để về nhà học, sợ quên.”

- “Ngoài học trên lớp, tôi còn tìm hiểu, nghe chương trình tiếng Cơ Tu; trao dồi chữ trên các trang mạng, như trang điện tử Cơ Tu VOV.”

Tôi đang cầm trên tay cuốn giáo án dạy chữ Cơ Tu, do ông Bhríu Liếc, nguyên Bí thư Huyện ủy Tây Giang biên soạn. Cuốn giáo án này được ông Cơ Lâu Nghi, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tây Giang và một số người am hiểu tiếng nói, chữ viết Cơ Tu sử dụng tại các lớp dạy chữ Cơ Tu như thế này hơn 15 năm qua. Tại lớp học hôm nay, chúng ta cùng nghe ý kiến của ông Cơ Lâu Nghi dưới góc độ của người dạy chữ Cơ Tu:

PV: Là người gắn bó với chương trình dạy tiếng Cơ Tu ngay từ những ngày đầu, ông có nhận xét gì về hiệu quả của chương trình này ?

Ông Nghi: “Chữ Cơ Tu nhận biết đơn giản, không lẫn lộn. Có tất cả 29 chữ cái theo ký tự La tinh. Đối với người địa phương đã biết sẵn tiếng mẹ đẻ thì cũng rất đơn giản khi học chữ viết. Chỉ cần có người hướng dẫn cách ghép vần, đọc phát âm, phân biệt các chữ cái thì học cũng dễ. Hơn mười mấy năm dạy chữ Cơ Tu, tôi thấy các học viên đều tiếp thu rất nhanh. Tuy nhiên, người học chưa nhiều, sau thời gian học ít sử dụng nên sẽ quên.

PV: Quá trình dạy chữ Cơ Tu ông có gặp những khó khăn gì ?

Ông Nghi: Khó khăn nhất hiện nay là các địa phương chưa thống nhất sách giáo án dạy chữ Cơ Tu như sách tiếng Việt. Theo chữ Cơ Tu trước đây cũng có nhiều chỗ cần điều chỉnh, cải tiến. Đến nay, các địa phương vẫn chưa thống nhất bộ chữ Cơ Tu. Tôi mong muốn các địa phương có giải pháp đồng nhất sớm nhất để công tác dạy chữ Cơ Tu được triển khai. Bởi tôi thấy thực trạng hiện nay kể từ cán bộ lẫn người dân ngại sử dụng tiếng dân tộc Cơ Tu, đặc biệt, nhiều con, em, học sinh không nói được tiếng mẹ đẻ rất phổ biển. Do vậy, tôi hy vọng tất cả mọi người cần đồng lòng để bảo tồn và phát triển tiếng mẹ đẻ. Đảng, Nhà nước đã có chủ trương, chính sách và gạt hái được kết quả, chúng ta cần phải bảo tồn, gìn giữ bởi đây chính là tài sản lớn nhất của một dân tộc. 

Những chia sẻ của học viên và ông Cơ Lâu Nghi đã phần nào giúp chúng ta thấy được sự nỗ lực của chính quyền địa phương và những người tâm huyết với việc giữ gìn văn hóa dân tộc trong công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ. Đặc biệt, vai trò của những người biết chữ, tham gia biên soạn các cuốn giáo án Cơ Tu là rất đáng trân trọng. 

Quá trình biên soạn giáo án dạy chữ Cơ Tu còn nhiều khó khăn, bất cập, nhưng các địa phương Đông Giang, Nam Giang và Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vẫn nỗ lực, gìn giữ và truyền dạy chữ viết Cơ Tu theo cách riêng trong nhiều năm qua. Trong đó, huyện vùng cao Tây Giang là địa phương rất quan tâm và làm khá tốt công tác bảo tồn và dạy chữ Cơ Tu tại địa phương này. Để tìm hiểu cách thức, giải pháp bảo tồn chữ Cơ Tu của huyện Tây Giang, chúng tôi có buổi gặp gỡ, trao đổi với ông Bhling Mia, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam:

PV: Thưa ông Bhling Mia, được biết Tây Giang là địa phương làm rất tốt công tác gìn giữ, bảo tồn nhiều giá trị văn hóa dân tộc, trong đó có tiếng nói và chữ viết Cơ Tu. Ông có thể chia sẻ cách thức bảo tồn tiếng mẹ đẻ mà địa phương thực hiện thời gian qua?

Ông Mia: - Hơn 19 năm qua, huyện Tây Giang xác định rất rõ về công tác bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc. Nhất là việc trọng dụng, tìm kiếm người am hiểu, lưu giữ nhiều tài liệu quan trọng về lĩnh vực chữ viết, tiếng nói Cơ Tu để biên soạn, gìn giữ. Bởi những người am hiểu về lĩnh vực này đều đã già, lớn tuổi. Cùng với đó, huyện tổ chức các lớp dạy chữ Cơ Tu để tạo ra thế hệ kế tục, lưu giữ. Và đội ngũ được đào tạo này sẽ là người tiếp tục truyền dạy cho học sinh tại các trường học để các em biết chữ dân tộc song hành với tiếng Việt.

PV: Thời gian tới, địa phương mình có phương hướng như thế nào trong việc bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết Cơ Tu thưa ông ? 

Ông Mia: Thời gian tới đây, chúng tôi tiếp tục triển khai công tác tập hợp Hội đồng những người am hiểu về tiếng nói, chữ viết Cơ Tu của 3 địa phương Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang để thảo luận, lấy ý kiến để thống nhất bộ chữ để dạy. Hiện nay, tỷ lệ thế trẻ tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa ngoại lai, lãng quên tiếng nói, chữ viết mẹ đẻ ngày càng gia tăng rất lớn. Tiếng nói, chữ viết dân tộc chính ra linh hồn, là tài sản lớn nhất của dân tộc. Nếu đánh mất tiếng nói, mất chữ viết thì sẽ mất tất cả.

PV: Xin cảm ơn ông về những chia sẻ vừa rồi./.  

Kim Cương- A Lăng Lợi

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC