Coh bh'rợ pa zay z ư lêy rau liêm choom ha pr'loọng đong, zêl đhr'năng tr'vay tr'pooh coh pr'lọong đong nắc ahêê tước prá xay lâng Hội pân đil, apêê đoàn thể lâng chính quyền vel đong đọong chroi k'rong c'rơ cha groong tr'vey tr'pooh coh pr'lọong đong.
Tiểu phẩm: NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Kịch bản: A LĂNG DUY
Diễn xuất: Phát thanh viên chương trình Cơ Tu VOV
(Cương) Thưa bà con và các bạn!
Phòng chống Bạo lực gia đình là một trong những hoạt động được Hội Phụ nữ các cấp đẩy mạnh với nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, việc tuyên truyền để chị em hội viên phụ nữ nhận thức được vai trò của mình trong gia đình, dám tự đứng ra bảo vệ quyền lợi của mình, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Trong cuộc đấu trranh phòng chống bạo lực gia đình, chị em hãy tìm đến Hội phụ nữ và các đoàn thể, chính quyền địa phương để có chỗ dựa và thêm nghị lực góp phần nói không với bạo lực gia đình. Chúng ta hãy cùng nghe tiểu phẩm sau để tự rút ra cho mình những kiến thức bổ ích:
(Nhạc)
(Sĩ dẫn) Mấy hôm nay, không khí nhà chị Pơ Loong Lạc luôn căng thẳng. Con gái chị mới 16 tuổi, đang học lớp 10 trường dân tộc nội trú huyện nhưng bị bố bắt lấy chồng. Chị Lạc không đồng ý vì con còn nhỏ, lại đang đi học nhưng anh Lạc lỡ hứa với nhà trai, lại nhận cả tiền rồi. Tối nay cũng vậy, cơm nước vừa dọn ra chưa ai ăn được miếng nào thì anh Lạc đã đùng đùng nổi giận:
(Tiếng đập bát đĩa va loảng xoảng) Anh Lạc: Á à... mẹ con nhà mày dám cãi lời tao à? (Tát) Này thì cãi, này thì cãi...
Chị Lạc (Oang): (Khóc mếu) Ông giết tôi đi còn hơn. Con nó còn bé tí đã biết cái gì mà bắt nó lấy chồng. Trời ơi là trời có ai khổ hơn tôi không?
Anh Lạc (Nhàn): Mày khổ cái gì mà khổ? Bảo nó đi lấy chồng chứ có phải đi chết đâu? Thằng cu Sĩ đâu rồi, đưa chai rượu cho tao. Tao phải uống say, phen này còn cãi là tao giết cả hai mẹ con.
Chị Lạc: (Khóc và nói cứng) Đây, tôi đây, giết đi cho ông vừa lòng. Thằng Sĩ, mi đem con dao lên đây cho ba mi giết tao đi. (Khóc) Trời ơi là trời! Vợ con cũng là con người chứ phải con vật đâu mà suốt ngày ông chửi mắng, đánh đập như con heo, con chó vậy trời... Có ai khổ như mẹ con tôi không.
Anh Lạc: - Đồ đàn bà đái không qua ngọn cỏ, biết cái gì mà biết, chỉ giỏi cãi thôi. Tôi hỏi bà: Xưa bà lấy chồng năm bao nhiêu tuôi?
Chị Lạc:- 14 tuổi đã phải lấy ông, ấy là do cha mẹ hai bên bắt ép chứ nói thiệt, biết ông hay đánh đập vợ con như thế này, có cho tiền tôi cũng không thèm.
Anh Lạc: - Á à... Vậy sao hồi xưa nhà bà đòi của nhiều thế? 2 đôi ché, một con trâu, mấy con lợn... Gì nữa nhỉ? À còn cả mớ tiền mặt nữa chi? Bà có biết là bên nhà tôi phải vay mượn biết bao nhiêu không? Cưới bà về trả nợ sấp mặt, có biết sung sướng là gì?
Chị Lạc:- Ừ thì cũng vì đòi của, nên tôi chịu làm thân trâu ngựa cho nhà ông hơn 2 chục năm nay. Ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, lại suốt ngày bị mắng chửi, đánh đập... Đời tôi coi như bỏ, nhưng đời con tôi chẳng lẽ lại cũng khổ như thế?
Anh Lạc: Ai đời có loại đàn bà hay cãi chồng như bà không? Chồng nói một câu vợ cãi hai câu. Bà liệu cái thần hồn. Không biết, chốt vào tháng sau cho nhà trai nó sang đám hỏi. Không có học hành gì nữa, học lắm có ra tiền không?
Chị Lạc: (Nói cứng) Này, tôi nói cho ông biết. Lần này mà ông còn đánh đạp mẹ con tôi nữa tôi không để ông yên đâu. Nhịn nhục cũng có giới hạn thôi nhé. Tôi là tôi cố nín nhịn để gia đình êm thấm chứ ông mà hơi tí động cẳng chân, cẳng tay, tôi dám đi kiện ông đấy.
Anh Lạc: Á à... Dám kiện cả chồng cho chồng đi tù à? Á à...Con này giỏi, mi đứng đó tau xáng cho cái gậy cho mi hết đàng đi kiện (Tiếng chạy quanh nhà, tiếng quát tháo) Đồ đàn bà mất nết dám cãi chồng, này thì kiện này...
(Tiếng chó sủa ngoài cổng, tiếng gọi vọng vào)
Chị Nem: (Kim Cương) Chị Lạc ơi chị Lạc! Đang làm chi á?
Anh Lạc: (Lầm bầm) Đúng là con mẹ Nem, hội phụ nữ, chắc lại đến xúi giục mụ vợ mình đây.
Chị Lạc: - Tôi đây. Mời chị vào uống miếng nước. Làm chi mà làm, lão chồng tôi đang vác gậy đòi đánh tôi đây chị.
Chị Nem: - Anh chị cứ bình tĩnh cái nào. Anh Lạc bỏ cái gậy xuống, vợ con mình chứ phải con trâu con bò đâu mà anh đòi phang như thế? (Quát) Anh bỏ ngay cái gậy xuống cho tôi.
Anh Lạc:- Vợ tôi, tôi đánh đấy. Chị làm gì được tôi nào?
Chị Nem: - Ô! Anh coi thường pháp luật nhỉ? Anh làm như thế là vi phạm pháp luật đấy.
Chị Lạc: - Dạ, chị là cán bộ Hội Phụ nữ giải thích cho ổng giùm tôi với. Chứ tôi nói thiệt, xưa thì tôi nhẫn nhịn chứ giờ mà nhậu vô rồi đánh đập vợ con là tôi không im lặng nữa.
Anh Lạc: - Tôi biểu là cho con bé đi lấy chồng, mẹ con hắn cãi tôi. Chị biểu như rứa có được không? Vợ con nói không nghe lời là cái kiểu răng?
Chị Nem: - Con bé nhà anh mới 16 tuổi, đang đi học mà chồng con cái nỗi gì? Bắt nó lấy chồng bây giờ là hủy hoại tương lai nó, phải học hành thì sau này mới nên người chứ. Chưa đủ tuổi mà bắt lấy chồng là tảo hôn, cũng là vi phạm pháp luật đấy. Hội Phụ nữ chúng tôi và chính quyền đứng ra bảo vệ pháp luật cho cháu. Tôi thách anh đùa với pháp luật đấy.
Anh Lạc: Mấy bà nhiều chuyện quá hỉ. Thôi thì con bé từ từ lấy chồng cũng được. Cơ mà vợ chồng lâu lâu cãi nhau, to tiếng xí mà mấy bà cứ bé xé ra to là răng? Lại còn đem pháp luật ra dọa.
Chị Nem: - Lần trước đi chợ, tôi thấy mặt vợ anh bị bầm tím, chị ấy vì giữ sĩ diện cho chồng nên nói là bị té nhưng tôi biết là anh đánh chị ấy. Vợ chồng đầu gối tay ấp, không thương yêu nhau lại còn đánh đập vợ con thì có là con người không?
Chị Lạc:- Mấy lần đi họp Phụ nữ tôi nghe mấy chị nói phòng chống bạo lực gia đình nhiều cái có lý và nghĩ cảnh gia đình mình tôi thấy đúng. Phụ nữ mà không dám đứng ra bảo vệ chính mình và con cái, cứ để chồng đánh và bao che như vậy là không đúng.
Anh Lạc: - (Lầm bầm) Họp hành cho lắm vào rồi về cãi chồng.
Chị Nem:- Này anh Lạc! Anh mà không sửa cái thói vũ phu ấy là không được. Chúng tôi phải bảo vệ hội viên phụ nữ của mình chứ. Chỉ cần vợ anh viết đơn tố cáo chồng đánh đập vợ con là chúng tôi đưa anh ra pháp luật đấy chứ chẳng chơi.
Anh Lạc:- Chả lẽ vợ lại kiện cho chồng đi tù?
Chị Lạc: - Ông mà cứ đánh mẹ con tôi nữa, tôi kiện thật ấy chứ sợ gì? Vợ chồng mình cứ cãi nhau, đánh nhau các con nó buồn khổ, ông có biết không?
Chị Nem:- Tôi đọc cho anh nghe này
Theo Luật pháp, hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình…. Nặng hơn nữa thì xử lý hình sự, không làm chủ được bản thân gây thương tích nặng cho người thân trong gia đình thì đi tù là cái chắc.
Anh Lạc: - Chi kinh rứa chị?
Chị Nem:- Ô anh này ít đọc báo nghe đài nhỉ. Anh có nghe cái vụ dì ghẻ đánh đập con chồng 8 tuổi ở TP HCM làm cháu bé bị tử vong không? Tòa họ xử đưa ra mức án tử hình dì ghẻ, còn chồng bị tù chung thân đấy. Nóng mất ngon, giận mất khôn, chỉ cần không kiểm soát được hành vi của mình thì hậu quả là rất nặng nề đấy.
Anh Lạc: - Thôi thì tui xin rút kinh nghiệm, chi mà chị đem pháp luật ra ghê rứa? Không đánh đập vợ con nữa là được chứ gì.
Chị Nem: - Anh hứa rồi đó nhé. Nhưng hứa là phải làm. Chứ mà hứa rồi để đó là chúng tôi không để yên đâu nghe. Chị Lạc! Nếu mà ổng còn hành hạ, đánh đập mẹ con chị nữa, dắt con sang nhà tui tránh, tui bày làm đơn nhờ công an với chính quyền can thiệp. Phụ nữ mình phải tự biết bảo vệ mình chứ.
Chị Lạc:- Dạ tui biết rồi.Tui sẽ nghe lời chị./.
(Nhạc)
Phỏng vấn Bhriu Thị Nem- CHủ tịch Hội LHPN huyện Tây Giang về vai trò của Hội Phụ nữ trong Phòng chống BLGĐ
(Sĩ) Thưa bà con và các bạn!
Trong cuộc đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, Hội Phụ nữ các cấp luôn là chỗ dựa tinh thần để chị em có thể nâng cao nhận thức và hành động bảo vệ chính mình. Nhân Ngày Phòng chống bạo lực gia đình (28/6), chúng ta hãy cùng Phóng viên Chương trình phát thanh tiếng Cơ Tu Đài TNVN gặp gỡ chị Bhriu Thị Nem- Chủ tịch Hội LHPN huyện Tây Giang để cùng trò chuyện về nội dung này nhé:
(Băng phỏng vấn tiếng Cơ Tu)
(Nhàn hỏi): Thưa chị, Hội Phụ nữ các cấp đảng đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình. Điều này là rất cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho chị em phụ nữ chúng ta. Chị có thể nói gì về ý nghĩa của chủ trương này?
Bhriu Thị Nem: Hiện nay tình trạng bạo lực gia đình ở xảy ra rất nhiều. Thực hiện chương trình này thì Hội Liên hiệp phụ nữ thường xuyền xuống cơ sở tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ, những người vợ, người chồng tích cực phát triển kinh tế, giữ gìn đời sống hoà thuận. Nhất là hiện nay những người đi làm ăn xa ở các tỉnh, thành khác khi ma trở về nhà nhận thấy vợ có những biểu hiện không đúng, thường xảy ra mâu thuẫn. Thứ hai nữa là hiện nay nhiều đàn ông uống rượu bia nhiều, không làm chủ được bản thân thì cũng xảy ra bạo lực gia đình. Xay ra bạo lực gia đình xuất phát từ kinh tế gia đình, cho nên Hội Phụ nữ huyện Tây Giang thương xuyên xuống cơ sở tuyên truyền đến các chị em ở các thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, có kinh tế thì gia đình sẽ hạnh phúc. Trong thời gian đến, với góc độ của Hội Liên hiệp phụ nữ chúng tôi sẽ tổ chức tuyên truyền đến các thôn, đến các chị em phụ nữ để giảm thiểu tìng trạng bạo lực gia đình ở tất các hộ gia đình.
(Nhàn hỏi) Muốn phòng chống bạo lực gia đình thì cần có sự vào cuộc của chính quyền, đoàn thể các cấp. Phụ nữ thường là nạn nhân của bạo lực gia đình, là Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Tây Giang, chị có lời khuyên gì cho chị em phụ nữ của chúng ta?
Bhriu Thị Nem: Như đã đề cập ở trên thì các hộ gia đình ở thôn, bản thường xảy ra bạo lực gia đình. Tôi mong muốn trong thời gian tới là không xảy ra tình trạng bạo lực trong gia đình. Chủ trương hiện nay, nhất là ngày 28/6 là Phòng chống bạo lực gia đình thì với góc độ là Hội Liên hiệp phụ nữ huyện thì chúng tôi tăng cường phối hợp với Phòng Văn hoá huyện tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức phòng chống bạo lực gia đình, từ cuộc thi đó bản thân tôi và các ngành, các cấp mong muốn bà con mình hiểu được tác hại của bạo lực gia đình. Từ cuộc thi đó tạo sức lan toả đến tất cả các hội viên để giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình. Bà con tích cự hỗ trợ, giúp đỡ cùng nhau phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, không còn tình trạng bảo gia đình nữa. Hiện nay, nói về bạo lực gia đình này không chỉ mỗi phụ nữ là nạn nhân mà nam giới cũng là nạn nhân, lỗi ở đây đều có cả của đàn ông và phụ nữ. Để thực hiện tốt công tác phòng chống bạo lực gia đình ngoài việc tuyên truyền theo chủ trương, đường lối thì việc thực hiện các cuộc thi là biện pháp tốt nhất nó mang hình thức là tuyên truyền, tạo nên phong phú các hình thức tuyên truyền, tạo ấn tượng cho người xem, người nghe. Từ đó có thể giảm thiểu được tình trạng bạo lực gia đình.
(Nhàn hỏi): Trong cuộc đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình Hội Liên phụ nữ là chỗ dựa tin cậy cho chị em. Cụ thể Hội Liên hiệp phụ nữ sẽ làm gì để chị em hội viên tìm đến chỗ dựa này?
Bhriu Thị Nem: Trong thời gián đến, nếu các chị em bị bạo lực gia đình thì với góc độ là Hội Phụ nữ, nhất là các chị Chi Hội trưởng ở các thôn, chị em nào là nạn nhân của bạo lực gia đình, khi có thông tin thì Chi hội trưởng kịp thời nắm bắt tình hình, trực tiếp đến hộ gia đình để động viên, chia sẻ, tìm hiểu nguyên nhân xảy ra bạo lực gia đình. Qua đó, chúng ta có sự hỗ trợ, giúp đỡ. Ví dụ: Chi hội trưởng và các hội viên khác cùng hỗ trợ cho nạn nhân bị bạo lực gia đình. Thư hai nữa nếu nhận thấy tình trạng bạo lực gia đình có tính chất diễn ra thường xuyên, thì cấn báo cáo với các già làng, người có uy tín, cán bộ thôn nhằm cùng nhau phối hợp phòng chống, hỗ trợ cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình.
(Nhàn) Xin cảm ơn chị rất nhiều./.
Viết bình luận