T’BIL LƠI BH’RỢ NHĂN JẬP BẤC COH BHIỆC BHAN PAY K’DIIC K’ĐIÊL COH ĐHANUÔR ACOON COH
Thứ tư, 10:14, 30/10/2024 PV/VOV-Miền Trung PV/VOV-Miền Trung
Bh’rợ hiếu, hỷ năc râu la liêm văn hoá tơợ ahay âng manuyh Việt, coh đêêc vêy đhanuôr Cơ Tu.

 

Tơợ bh’rợ hiếu, hỷ, đhanuôr năc xay truih ooy bh’rợ tr’nêng bhui har, bh’rợ tr’nêng râu căh lâh pr’đoọng coh pr’ắt tr’mông. Tơợ đêêc, zập ngai đh’rưah n’năl, đh’rưah ắt mamông liêm crêê, pa dưr bhươl cr’noon đoàn kết. Hân đhơ cơnh đêêc, coh pr’ắt tr’mông nâu cơy, râu vaih p’xoọng lâng căh liêm choom coh bh’rợ hiếu, hỷ xoọc bhrợ ta uah ta ruông lâng dưr vaih râu ha lêệng lâng bấc pr’loọng đong đhanuôr acoon coh đhị da ding k’coong.

 

 

T’mêê vặ lâh 10 ức đồng lướt pâh bhiệc bhan pay k’điêl âng ta đhi pân juyh căh ơy chroót lứch, t’ngay đăn Tết, amoó A Lăng Thị Dưa ăt coh cr’noon A Sơ, chr’val Ma Cooih, chr’hoong Đông Giang năc trơ vâng lâng bh’rợ ra văng pazêng râu pr’đươi tước ooy pr’loọng đong c’lâng t’mooi âng ađhi đay. Ting cơnh j’niêng cr’bưn tơợ ahay, đợ pr’đươi âng ađoo pân juyh đơơng âng năc vêy a ọc, chiing, zợ, apậ đồng, mã não, avị đêếp… pazêng n’năc ng’câl công tước bơr pêê triệu đồng. Amoó Dưa prá xay, ting cơnh bh’rợ tr’nêng ty đanh âng manuyh Cơ Tu, đợ pr’đươi ng’đơơng bấc lâh mơ, năc xay p’căh cr’noọ bh’rợ liêm crêê âng pr’loọng đong đay lâng pr’loọng đong c’lâng t’mooi bấc lâh mơ. Tu cơnh đêêc, t’ngay Tết, bấc râu ng’câl ng’bhlêy, đươi bấc bhlâng zên năc bh’rợ lướt lum lêy bhuh xoọng, c’lâng t’mooi căh choom căh ng’vốch, căh vêy năc ng’vặ: “Apêê đoo moon ng’đơơng bấc năc vêy dadêr ta đhi đay. Bhrợ bhiệc bhan pay k’điêl ha ta đhi pân juyh bêl đêêc ahay năc công tước 10 ức đồng, đơơng a ọc pậ mơ 1 tạ, zợ ga măc 2, 5 ức đồng, ha zơ k’tứi công tước 1,6 ức đồng; pazêng râu ch’na đêếp năc 3 năc công tước 1,5 ức, xang n’năc năc đhia, chom, cr’bhe trà, bánh kẹo… pr’loọng đong ađoo pân đil công pay đoọng cớ… Ha dang lâng bhiệc bhan ha k’coon đay năc bil tước k’ha riêng ức đồng. Bấc bhlâng zên prặ! Pr’loọng đong cu căh vêy năc lướt vặ xang n’năc lướt pa bhrợ chroót pa chô. Căh ngai pân lơi, ha dang ng’lơi năc apêê đoo moon năc căh ng’dadêr đhi noo, ng’bhrợ năc vêy apêê k’er dadêr. Xoọc đâu coh đâu bhiệc bhan pay k’diic k’điêl ting cơnh bh’rợ âng manuyh Cơ Tu xoọc đâu vêy p’xoọng cơnh bhiệc bhan pay k’diic k’điêl cơnh âng manuyh Kinh, p’xoọng vêy vàng bạc dzợ. Zr’năh xr’dô pa bhlâng!”

Bh’rợ lướt lum lêy bhuh xoọng coh pazêng t’ngay đăn Tết (năc ng’đớc lướt t’mooi) năc râu la liêm văn hoá ty đanh âng manuyh Cơ Tu tơợ ahay tước nâu cơy. Nâu đoo năc bêl đoọng bơr n’đăh c’lâng t’mooi, đhanuôr coh tô bhuh lâng bhuh xoọng tr’lum, pa dưr pr’ắt bh’rợ liêm crêê công cơnh pr’liêm lâng đợ xa nay bh’rợ căh liêm crêê coh pr’ắt tr’mông. Buôn năc t’đui ooy đhr’năng kinh tế âng zập pr’loọng đong, bh’rợ lướt lum lêy bhuh xoọng, c’lâng t’mooi ga măc căh cậ k’tứi, pazêng râu pr’đươi ng’đơơng m’bứi căh cậ bấc. Hân đhơ cơnh đêêc, bấc pr’loọng đong lum pr’ắt tr’mông zr’năh k’đhap năc công t’bhlâng bhrợ pa ga măc đoọng “doọ la lâh zr’dô mơ apêê n’lơơng” năc bhrợ ha j’niêng cr’bưn liêm pr’hay dưr vaih râu zr’nặh k’đhap ha bấc ngai. P’căn B’rao Thị Nhân ắt coh cr’noon A Sờ, chr’val Ma Cooih, chr’hoong Đông Giang prá xay, bhiệc bhan pay k’diic k’điêl, bh’rợ lơi abhuy nâu cơy năc lâh cơnh j’niêng ty đanh âng đhanuôr Cơ Tu, bấc ngai năc dzợ bhrợ đh’rưah cơnh j’niêng cr’bưn âng manuyh acoon Kinh, bhrợ đươi bấc zên prặ, ta uah zên prặ, t’ngay c’xêê, g’lêêh c’rơ. P’căn Nhân prá xay, đăn đâu năc dzợ vaih bấc râu bh’rợ cơnh lơơng cơnh mót đong t’mêê, thôi nôi, bh’rợ hơnh deh acoon p’niên zập muy c’xêê, sinh nhật… Bh’rợ hân đoo công k’dua, ađay năc công ting pâh, m’bứi năc đơơng bơr pêê ha riêng, manuyh bhuh xoọng tước zên ức: “Bhiệc bhan pay k’diic k’điêl công lướt, bh’rợ lơi abhuy công lướt. Đhanuôr bhuh xoọng năc 1 ức; đhanuôr năc mơ atôh mơ 400 - 500 r’bhâu đồng, ch’ngai bhlâng công 300 r’bhâu đồng. Đhanuôr đươi bấc zên bhlâng! căh vêy zên năc lướt vặ ha y chroót pa chô, ta luôn vêy ma nợ, căh ng’lướt pa bhrợ ha tơợ vêy năc công vặ a năm, bêl vêy zên năc chroót pa chô, xang n’năc nợ cớ. Apêê đoo k’dua năc căh ng’lướt năc apêê đoo moon ađay pa bhlâng căh liêm. Căh ng’lướt apêê đoo moon, ha dang căh k’dua năc ađay xâng k’đhap coh pr’ắt. Vêy đoo c’xêê 2, 3 chu apêê k’dua pa bhlâng năc coh cr’chăl đăn Tết tước 3, 4 tơợ k’dua. N’đhang pa bhlâng bấc bhiệc bhan!”.

P’căn Nguyễn Thị Kim Nhựt, Phó Chủ tịch UBND chr’val Ma Cooih, chr’hoong Đông Giang prá xay, đhanuôr coh chr’val bấc bhlâng năc manuyh Cơ Tu. Pr’ắt tr’mông âng đhanuôr bấc bhlâng đươi ooy ha rêê đhuốch, tu cơnh đêêc năc dzợ bấc râu ta bhúch, đợ pr’loọng đong đharứt coh pazêng c’moo ahay vêy u xiêr năc công dzợ ắt coh đhr’năng dal, pay k’nặ 46% (ting cơnh xa nay đharựt t’mêê bấc n’đăh). Ha dzợ, râu căh liêm choom âng bh’rợ nhăn zập bấc bêl bhrợ bhiệc bhan pay k’diic k’điêl, vaih râu căh liêm crêê coh bh’rợ hiếu, hỷ ơy lâng xoọc năc râu zr’năh k’đhap lâng bấc pr’loọng đong coh da ding k’coong. P’căn Nhựt xay moon, nâu đoo công năc muy coh pazêng râu tu bhrợ t’vaih ha ul đharựt coh zr’lụ đhanuôr acoon coh: “L’lăm ahay, coh đâu đhanuôr căh vêy bhrợ thôi nôi, đầy tháng, bhrợ mót đong t’mêê… năc xoọc đâu apêê đoo công ting bhrợ cơnh manuyh Kinh công ting bhrợ. Bhiệc bhan pay k’diic k’điêl lâh cơnh j’niêng cr’bưn coh đâu, apêê đoo dzợ bhrợ cơnh bh’rợ âng manuyh Kinh… Bêl bhrợ apêê đoo k’dua đhanuôr, vêy ta k’dua năc apêê đoo ta bơơn zên đoọng lướt, hân đhơ lướt vặ. Bấc pr’loọng đong zr’năh k’đhap, căh lướt năc căh choom, năc lướt vặ đoọng bơơn lướt, xang n’năc lướt pa bhrợ đoọng chroót pa chô, xang n’năc vặ cớ, zập bêl công cơnh đêếc coh prang c’moo. Bấc pr’loọng đong coh x’rịa c’moo năc zr’năh k’đhap vel đong cher đoọng ch’neh, oih… zooi đhanuôr cha Tết”.

Chr’hoong da ding k’coong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam vêy lâh 70% đhanuôr Cơ Tu ắt mamông. Coh pazêng c’moo đăn đâu, bơơn râu k’rang lêy âng Đảng lâng Nhà nước, pr’dưr bhươl cr’noon, da ding k’coong âng chr’hoong ting t’ngay liêm pr’hay, pr’ắt tr’mông âng đhanuôr ting t’ngay vêy ta pa liêm pa crêê, pa dưr dal. Bấc j’niêng cr’bưn căh liêm crêê cơnh p’niên nhuum đâh pay k’diic k’điêl, tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng, bh’rợ bhuôih abhô bêl jeh k’ăy… ting t’ngay vêy ta t’bil lơi. Hân đhơ cơnh đêêc, ting cơnh t’cooh Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, coh c’lâng bh’rợ ắt đh’rưah lâng bha lang k’tiếc cơnh xoọc đâu, muy bơr râu văn hoá chr’năp pr’hay ty đanh bấc bêl năc crêê văn hoá cơnh t’mêê z’lâh. Râu dưr vaih p’xoọng lâng đui cơnh tơợ lơơng coh bh’rợ hiếu, hỷ, ơy lâng xoọc crêê tước bấc bhlâng ooy pr’ắt tr’mông, văn hoá âng manuyh Cơ Tu. T’cooh Tùng prá xay, Huyện uỷ Đông Giang ơy bhrợ Nghị quyết 12 t’ngay 7/9/2021 ooy bh’rợ t’bhlâng k’đhâng xay, zâl cha groong đhr’năng p’niên nhuum đâh pay k’diic k’điêl lâng xay bhrợ pr’ắt tr’mông liêm pr’hay coh bh’rợ pay k’diic k’điêl, bh’rợ lơi abhuy cr’chăl c’moo 2021 - 2025. Xoọc đâu, pazêng 40 cr’noon âng chr’hoong Đông Giang ơy bhrợ “Quy ước bhươl cr’noon văn hoá”. T’cooh Đỗ Hữu Tùng xay moon: Đươi tơợ bh’rợ xay bhrợ xa nay gr’hoót, quy ước, pazêng j’niêng cr’bưn căh liêm crêê bhrợ ta uah ta ruông coh bh’rợ hiếu, hỷ, bhiệc bhan năc ting t’ngay vêy ta t’bil lơi: “Coh ha y chr’hoong năc t’bhlâng prá xay pa dưr c’năl âng đhanuôr coh bh’rợ zâl cha groong đhr’năng p’niên nhuum đâh pay k’diic k’điêl, bhrợ ta uah ta ruông coh bh’rợ pay k’diic k’điêl, bh’rợ lơi ahuy, bhiệc bhan. Azi công vêy bh’rợ toom coh bh’rợ p’niên nhuum đâh pay k’diic k’điêl, bhrợ bhiệc bhan pay k’điic k’điêl ha k’coon dzợ p’niên nhuum nhăn bấc jập… xay bhrợ rơợng griing năc căh choom đớc đợ pr’loọng đong đharựt dzợ bhrợ bh’rợ bhiệc bhan pay k’diic k’điêl, mót đong t’mêê, thôi nôi pa bhlâng ga măc… bhrợ zr’năh k’đhap ooy pr’ắt tr’mông âng đhanuôr”./.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẨY LÙI NẠN THÁCH CƯỚI VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS

Việc hiếu, hỷ là nét đẹp văn hóa  xưa nay của người Việt, trong đó có đồng bào Cơ Tu. Thông qua việc hiếu, hỷ, bà con có thể chia sẻ chuyện buồn, chuyện vui trong cuộc sống. Từ đó, mọi người càng thấu hiểu, gắn kết với nhau, xây dựng cộng đồng đoàn kết. Tuy nhiên, ngày nay, sự phát sinh và biến tướng trong việc hiếu, hỷ đã gây lãng phí và trở thành gánh nặng đối với nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao.

Vừa vay mượn hơn 10 triệu đồng đi đám cưới em trai út chưa kịp trả nợ, chị A Lăng Thị Dưa ở thôn A Sờ, xã Mà Cooih, huyện Đông Giang lại chạy ngược xuôi lo sắm sửa lễ vật sang thăm nhà thông gia của em mình. Theo phong tục xưa nay, đồ vật nhà trai mang sang thăm nhà gái thường có heo, chiêng, ché, mâm đồng, mã não, xôi,….tính ra cũng mất vài triệu đồng. Chị Dưa bảo, theo truyền thống của người Cơ Tu, lễ vật đem theo càng nhiều, càng thể hiện tình cảm của gia đình mình với nhà thông gia. Vì thế, ngày Tết, nhiều thứ phải sắm sửa, rất tốn kém nhưng việc thăm thân thì chị vẫn phải đi, không có thì vay mượn: “Họ nói đem nhiều họ mới thương em trai mình. Cưới em trai vừa rồi tính ra 10 triệu đồng, đem theo con heo to cỡ 1 tạ, ché to 2, 5 triệu, nếu ché nhỏ cũng phải mất 1,6 triệu đồng; các loại cơm nếp 3….1, 5 triệu, rồi chén, đĩa, tách trà, bánh kẹo….nhà gái cũng cho lại…Còn nếu là đám cưới con mình thì mất cả trăm triệu đồng. Tốn kém lắm! Nhà em không có phải đi mượn rồi đi làm trả. Không ai dám bỏ, bỏ họ sẽ nói không thương anh em, làm họ mới thương. Bữa ni trên ni đám cưới theo người Cơ Tu chừ thêm đám cưới của người kinh phải có vàng bạc nữa. Khổ!"

Việc thăm thân trong những ngày sát Tết (Tục này người Cơ Tu gọi là tomooi) là nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu từ xưa tới nay. Đây là dịp để 2 bên thông gia, bà con dòng tộc và họ hàng thân thích gặp gỡ, kết tình thâm giao cũng như hóa giải những hiềm khích, bất hòa trong cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất. Thường thì tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình, việc tổ chức lễ thăm thân to hay nhỏ, lễ vật nhiều hay ít. Tuy nhiên, không ít gia đình hoàn cảnh khó khăn vẫn cố tổ chức hoành tráng để “không thua chị, kém em” khiến cho một phong tục đẹp trở thành gánh nặng cho nhiều người. Bà B’Rao Thị Nhân ở thôn A Sờ, xã Mà Cooih, huyện Đông Giang cho biết, đám cưới, đám tang ngày nay ngoài theo phong tục truyền thống Cơ Tu, nhiều người còn kết hợp làm cả phong tục của người Kinh, gây tốn kém, lãng phí tiền bạc, thời gian, công sức. Bà Nhân than phiền, gần đây còn phát sinh nhiều loại đám khác như đám nhà mới, thôi nôi, đầy tháng, sinh nhật…Đám nào mời mình cũng phải tham gia, ít thì đi vài ba trăm, đám thân quen, họ hàng mất cả bạc triệu: “Đám cưới cũng đi, đám ma cũng đi. Bà con gần gũi thì 1 triệu; bà con vừa vừa thì đi cỡ 400-500 ngàn đồng, xa thì cũng 300 ngàn đồng. Người dân tốn tiền lắm! Không có tiền thì đi nợ mai kia trả, nợ miết, không đi làm chi được cũng phải vay mượn thôi, khi có tiền thì trả, rồi lại nợ tiếp. Nếu họ mời mà không đi thì họ nói mình tồi tệ quá. Không đi thì họ trách, còn nếu họ không mời thì mình áy náy. Có tháng 2, 3 đám nhất là gần Tết có tới 3, 4 đám. Thôi thôi, quá chừng là đám!” 

Bà Nguyễn Thị Kim Nhựt, Phó Chủ tịch UBND xã Mà Cooih huyện Đông Giang cho biết, người dân trong xã đa phần là đồng bào Cơ Tu. Đời sống của bà con chủ yếu dựa vào nương rẫy nên còn khá bấp bênh, tỷ lệ hộ nghèo những năm qua tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao, chiếm gần 46 % (chuẩn mới nghèo đa chiều). Trong khi đó, sự ảnh hưởng của một số hủ tục như thách cưới, đòi của hay việc phát sinh, biến tướng trong việc hiếu, hỷ đã và đang là gánh nặng đối với nhiều gia đình ở vùng cao. Bà Nhựt cho rằng, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số: “Trước đây, trên này bà con không có tổ chức thôi nôi, đầy tháng, đám nhà mới… nhưng giờ họ bắt chước người Kinh cũng tổ chức theo. Đám cưới thì ngoài phong tục trên này, họ làm theo thủ tục của người kinh…Khi tổ chức họ mời bà con, được mời thì họ phải xoay xở để có tiền đi, kể cả vay mượn. Nhiều hộ rất khó khăn, không đi không đc thì phải vay mượn để rồi đi làm thêm lấy tiền trả, rồi vay tiếp, cứ như vậy lặn lộn cả năm. Nhiều hộ cuối năm rất khó khăn địa phương phải hỗ trợ gạo, củi..giúp bà con có cái ăn Tết”.

Huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam có hơn 70% đồng bào Cơ Tu sinh sống. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo nông thôn, miền núi của huyện ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần từng bước được cải thiện, nâng cao. Nhiều hủ tục lạc hậu xưa cũ như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tục cúng ma khi đau ốm...đã dần được xóa bỏ. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, một số giá trị văn hóa truyền thống đôi khi bị lấn lướt bởi các trào lưu hiện đại. Sự phát sinh và lai căng trong việc hiếu, việc hỷ, đã và đang tác động không nhỏ đến đời sống, văn hóa của người Cơ Tu. Ông Tùng cho biết, Huyện ủy Đông Giang đã ban hành Nghị quyết 12 ngày 7/9/2021 về tập trung lãnh đạo, ngăn chặn tảo hôn và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang giai đoạn 2021-2025. Hiện, tất cả 40 thôn của huyện Đông Giang đã xây dựng “Quy ước thôn văn hóa”. Ông Đỗ Hữu Tùng cho rằng: Thông qua việc thực hiện hương ước, quy ước, các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan gây lãng phí trong việc hiếu, hỷ, lễ hội sẽ dần được xóa bỏ: “Sắp tới huyện sẽ tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống tảo hôn, xa hoa lãng phí trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Chúng tôi cũng sẽ có biện pháp chế tài mạnh trong việc tảo hôn, cưới con nhỏ đòi của …làm triệt để chứ không để những hộ nghèo vẫn tổ chức cưới hỏi, tân gia, thôi nôi linh đình … ảnh hưởng đến kinh tế của người dân”./.

PV/VOV-Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC