ZÂL CHA GROONG ĐHR’NĂNG P’NIÊN NHUUM ĐƠƠH PAY K’DIIC K’ĐIÊL
Thứ bảy, 15:12, 26/10/2024 Minh Hoa Minh Hoa
Coh pazêng c’moo đăn đâu, pr’dưr pr’dzoong âng bhươl cr’noon, da ding k’coong tỉnh Quảng Nam ting t’ngay liêm pr’hay lâh mơ. Pr’ắt tr’mông anag đhanuôr ting t’ngay vêy ta pa liêm, pa dưr dal, đhanuôr acoon coh đhị dâu ting t’ngay vêy cr’noọ bh’rợ liêm choom zâl t’bil đợ j’niêng cr’bưn căh liêm.

Hân đhơ cơnh đêêc, hân đhơ t’bhlâng k’rơ lâh mơ âng chính quyền lâng hội, đoàn thể, đhr’năng p’niên đơơh pay k’diic k’điêl coh zr’lụ đhanuôr acoon coh đhị tỉnh Quảng Nam năc dzợ dưr vaih k’rơ, đớc lơi bấc râu căh liêm crêê ha pr’loọng đong lâng xã hội. Cơnh đêêc, râu tu bha lâng cha groong bh’rợ zâl đhr’năng p’niên đơơh pay k’diic k’điêl coh zr’lụ da ding k’coong n’nâu năc n’hau, đhanuôr lâng pr’zơc đương xơợng bha ar xrặ:

 

 

Xoọc coh ruuh c’moo la liêm pa bhlâng, ruuh c’moo liêm pr’hay âng lang học trò năc acoon p’niên Hồ Thị M, manuyh Ca Dong ăt coh chr’hoong Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam năc lơi học, ăt coh đong bhrợ k’căn, bhrợ k’điêl. Cr’noọ cr’niêng ha y chroo vaih cô giáo coh da ding k’coong âng acoon p’niên pân đil vêy bấc cr’noọ cr’niêng, al liêm Hồ Thị M năc dưr bil, tu lâh vêy a chăc k’đhap lâng pr’zơc pân juyh mr’đoo trường. M xay truih, xoọc đêêc ađoo học lớp 7, k’diic đoo học lớp 8, đhị trường PTDTNT chr’hoong. Xang bêl vêy achăc k’đhap, k’conh k’căn bơr n’đăh năc bhrợ bhiệc bhan đoọng ha k’coon. Bhrợ bhiệc bhan xang, M đhêy học chô ooy đong k’căn n’niên k’coon, ha dợ k’diic năc âng đoo năc dzợ tươc ooy trường.

Xoọc đâu, k’coon âng M năc lâh 3 c’moo năc đhiệp clơợng căh tươc lâh 10 ký, oom oóch, bh’ral; ha dợ lâng M, pô la liêm âng crâng k’coong bêl ahay xoọc đâu năc oom ooch. Pr’ăt tr’mông zr’năh k’đhap, ta bhúch bâc râu bhrợ ha anhi diic điêl p’niên M căh vêy lâh têêm ngăn. Đoo bêl vaih tr’vey tr’lin, k’diic đoo buôn lướt ộm buah xang n’năc chô ooy đong pa hư đồ đạc. M đhiệp muy n’năl k’op k’coon ren, k’noọ da dô lâng chơợ c’xêê c’moo liêm pr’hay âng lang đay: “Acu vêy achăc k’đhap xoọc đêêc năc coh cr’chăl đhêy hân noo ch’noọng, bêl bơơn n’năl năc ơy tước 4 c’xêê. K’diic moon t’bil đoọng bơơn lướt học cớ năc acu k’noọ ađay bhrợ năc ađay lêy, ađay pa hư năc công k’er năc zư đơc cơnh đêêc. Acu căh bơơn lướt học, k’diic dzợ lướt học. Acu k’noọ ha dang liêm crêê bêl k’coon cu pậ năc acu lướt học cớ, muy k’pân apêê căh đoọng. Xoọc đâu 2 diic điêl căh vêy bh’rợ tr’neneg, ăt mamông đươi tơợ pr’loong đong zi. K’noọ cớ năc công chơợ bhlâng năc công căh dzợ n’năl cơnh bhrợ têng”.

Chơợ hay, râu đêêc năc râu n’năl zazum âng pazêng apêê lâh vêy achăc k’đhap pay k’diic đơơh cơnh M. Lêy pazêng acoon p’niên cha căh ơy k’bhộ, xay bhrợ căh ơy tượt năc lơi bh’rợ học hành pay k’diic, ăt coh đong băn k’coon, đợ apêê bhrợ k’conh k’căn năc k’ăy pa bhlâng loom. T’cooh Trần Tấn Tài, Trưởng Phòng Dân số, Trung tâm Y tế chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam xay moon: “Bh’rợ p’niên đơơh pay k’diic k’điêl lâng tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng coh pazêng c’moo đăn đâu vêy đhr’năng dưr vaih k’rơ cớ. Đợ p’niên đơơh pay k’diic k’điêl coh zr’lụ da ding k’coong công cơnh pazêng chr’val đhị pazêng chr’val zr’lụ ếp coh pazêng c’moo t’tun năc zêng bâc lâh mơ lâng c’moo l’lăm. Râu đâu công bhrợ ha vel đong lâng ngành công k’rang bhlâng. Râu la lua cậ, đhr’năng p’niên đơơh pay k’diic k’điêl coh pazêng c’moo đăn đâu la lay cơnh lâng bêl ahay. Bêl ahay năc tu j’niêng cr’bưn âng manuyh acoonn coh năc k’conh k’căn kiêng k’coon đơơh pay k’diic k’điêl đoọng vêy p’xoọng manuyh pa bhrợ. Nắc nâu cơy pazêng đhr’năng p’niên đơơh pay k’diic điêl năc tu apêê đoo vêy achăc k’đhap xang n’năc k’dua pr’loọng đong bhrợ bhiện”.

Đhr’năng p’niên k’tứi đơơh pay k’diic k’điêl căh cậ tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng đhị pazêng chr’hoong da ding k’coong cơnh Nam Giang, Tây Giang dzợ vaih bâc. Tơợ c’moo 2019 tươc nâu cơy, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam xay moon vêy 80 p’niên đơơh pay k’diic k’điêl lâng tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng. Nâu đoo năc đợ acoon coh số căh ơy vêy ta xay moon ghít, coh râu la lua cậ, bâc vel đong, pr’loọng đong vêy cr’noọ k’pân, p’lơơp bêl pr’loọng đong, vel đong vêy vaih apêê p’niên đơơh pay k’diic k’điêl.

Ting cơnh Ban Acoon coh lâng Da ding k’coong tỉnh Quảng Nam, đhr’năng p’niên đơơh pay k’diic k’điêl lâng tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng dưr vaih bâc coh 68 chr’val âng 6 chr’hoong da ding k’coong tỉnh Quảng Nam. Coh pazêng c’moo đăn đâu, p’niên đơơh pay k’diic k’điêl vêy u xiêr năc căh vêy mơ. Coh c’moo ahay, đhị 4 chr’hoong da ding k’coong Bắc Trà My, Phước Sơn, Nam Giang lâng Đông Giang năc vêy k’nặ 80 cha p’niên k’tứi đơơh pay k’diic k’điêl lâng tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng. Râu k’rang bhlâng ha dang cơnh l’lăm ahay, p’niên đơơh pay k’diic k’điêl lâng tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng bâc bhlâng năc tu j’niêng cr’bưn, k’conh k’căn k’dua k’coon pay k’điêl, pay k’diic đơơh đoọng vêy p’xoọng manuyh pa bhrợ, pa xiêr râu zr’năh k’đhap âng pr’loọng đong lâng đoọng cr’van cr’bhộ doọ choom tươc ooy lơơng; năc nâu cơy đợ apêê p’niên đơơh pay k’diic k’điêl, tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng bâc bhlâng năc tu apêê ađhi lướt học ch’ngai, lâh vêy achăc k’đhap năc ng’pay k’diíc, bhrợ k’căn. P’căn Lê Thị Thuỷ, bêl ahay bhrợ Trưởng Ban Acoon coh- Da ding k’coong tỉnh Quảng Nam, manuyh Cơ Tu vêy bâc c’moo ăt lâng đhanuôr acoon coh da ding k’coong Quảng Nam xay moon: “Vêy ađhi năc tơơp lâh c’moo THCS tơợp tươc ooy THPT ăt coh đhr’năng học ch’ngai năc buôn vaih cr’noọ cr’niêng kiêng ắt bhrợ cơnh diic điêl, tơợ đêêc năc bhrợ vaih achăc k’đhap. Bấc apêê pr’zơc xay moon apêê hay pa bhlâng hoọng loom ooy bh’rợ n’năc, tu bêl tr’kiêng năc zập râu zêng u liêm, bêl ơy vêy k’diic k’điêl năc dưr vaih bấc râu zr’năh k’đhap. Tơợ bh’rợ tr’lum lâng bhrợ bhiệc lâng pazêng pr’loọng đong vêy k’coon đơơh pay k’diic k’điêl, năc vêy đợ apêê k’conh, k’căn xay moon, azi n’năl xa nay âng Luật tr’pay k’diic k’điêl, n’năl c’moo hân đoo choom p’niên choom pay k’diic k’điêl năc tu apêê đoo lâh tr’kiêng, chô đơơng luônh ga măc ooy đong, azi căh đoọng anhi đoo tr’pay năc apêê đoo moon k’conh k’căn căh đoọng nhi đay tr’pay năc lướt cha axậ mr’nghêê c’chêệt, căh ăt coh đong. Manuyh bhrợ k’conh, k’căn azi công k’rang pa bhlâng đoọng ha k’coon đay, năc ng’bhrợ bhiệc bhan đoọng ha apêê đoo. Nắc azi n’năl bhrợ cơnh đêêc năc u lất, ha dợ ăt lâng đhr’năng n’năc azi căh dzợ n’năl cơnh bhrợ têng.”

Đhr’năng p’niên k’tứi đơơh pay k’diic k’điêl vaih đanh đươnh năc bhrợ râu căh liêm crêê lâng pr’loọng đong lâng xã hội. Bấc vel đong da ding k’coong âng tỉnh Quảng Nam ơy bhrợ t’vaih Câu lạc bộ “zâl cha groong bh’rợ p’niên đơơh pay k’diic k’điêl, tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng”; t’bhlâng xay moon, p’too pa choom tơợ bh’rợ ký gr’hoót, bhrợ bh’rợ prá xay “Prá xay đoọng apêê ađhi xơợng lâng xơợng apêê ađhi prá xay”, sinh hoạt ngoại khoá đoọng p’too pa choom ooy giới tính, c’rơ achăc azân bêl vêy achăc k’đhap lâng p’niên x’dơơr. Vêy cơnh cậ, coh muy bơr zr’lụ ơy xay bhrợ đợ bh’rợ k’rơ đoọng zâl cha groong đhr’năng p’niên đơơh pay k’diic k’điêl, tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng cơnh toom zên, toom cán bộ, công chức, viên chức vêy k’coon đơơh pay k’diic k’điêl. Hân đhơ cơnh đêêc, coh c’xêê c’moo công nghệ 4.0 cơnh xoọc đâu, ting t’ngay vêy bấc manuyh, coh đêêc vêy apêê ta đhâm c’mor, p’niên x’dơơr đươi internet đoọng học tập, pa bhrợ, chr’ớh chr’lêê lâng đươi dua bấc râu dịch vụ n’lơơng, năc nâu đoo năc râu bha lâng bhrợ t’vaih râu p’niên đơơh pay k’diic k’điêl lâng bâc râu căh liêm crêê n’lơơng âng xã hội n’lơơng. Tu cơnh đêêc, ting cơnh p’căn Bh’riu Thị Nem, Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, bh’rợ pa choom đoọng ha p’niên đợ c’năl ooy giới tính, bh’rợ n’niên k’coon lâng pazêng bh’rợ zâl g’đéch đhr’năng tình dục, zư lêy a chăc ađay năc râu đơ chr’năp pa bhlâng: “Đhr’năng p’niên đơơh pay k’diic k’điêl buôn vaih coh hân noo ch’noọng coh pazêng trường, tu cơnh đêêc azi xoọc đh’rưah lâng Toà án, Viện kiểm sát t’bhlâng bhrợ k’rơ bh’rợ xay moon. Coh c’xêê 5 lâng 6 bêl đêêc ahay, azi công pazum đh’rưah lâng pazêng Đôn Biên phòng bhrợ bh’rợ đh’rưah xay moon đhị pazêng chr’val Chờ Ơm; Ga Ry, A Xan; Tr’Hy. Cr’chăl 2 âng c’moo đâu, azi năc xay moon đhị pazêng trường Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi lâng trường THPT Tây Giang. C’moo đâu, t’bhlâng muy chr’val bhrợ t’vaih tơợ muy tươc bơr chr’val vêy bh’rợ “p’niên doọ đơơh pay k’diic k’điêl” đoọng tươc bêl x’rịa nhiệm kỳ pazêng 63 bhươl cr’noon đhị chr’hoong năc zêng vêy bh’rợ “p’niên doọ đơơh pay k’diic k’điêl”.

P’niên đơơh pay k’diic k’điêl lâng tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng tơợ bêl ahay lâng nâu cơy vêy đợ râu la lay năc râu căh liêm crêê năc căh tr’xăl. Râu đêêc năc ha ul đharựt, căh bơơn học, pr’luh cr’ăy, tr’lơi tr’jậ lâng dợ bấc râu căh liêm crêê n’lơơng đơc lơi căh muy ha lang nâu cơy năc ha lang t’tun. Đoọng zâl cha groong đhr’năng p’niên đơơh pay k’diic k’điêl lâng tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng, coh c’moo ahay, tỉnh Quảng Nam ơy bhrợ Đề án “Pa xiêr đhr’năng p’niên đơơh pay k’diic k’điêl lâng tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng coh zr’lụ đhanuôr acoon coh đhị zr’lụ tỉnh cr’chăl c’moo 2021- 2025”, lâng cr’noọ xa nay tươc c’moo 2025 năc choom zâl cha groong đhr’năng p’niên đơơh pay k’diic k’điêl, tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng. Hân đhơ cơnh đêêc, đoọng xay bhrợ liêm xang bh’rợ n’nâu năc chr’năp bhlâng vêy bh’rợ ting xay bhrợ k’rơ bhlâng âng chính quyền, ngành chức năng lâng râu pazum têy, pazum c’rơ âng zập ngai, pa bhlâng năc apêê k’conh k’căn lâng p’niên x’dơơr./.

ĐẨY LÙI NẠN TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG VÙNG ĐBDTTS

Những năm gần đây, diện mạo nông thôn, miền núi tỉnh Quảng Nam ngày càng khởi sắc. Đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, nâng cao, bà con đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây cũng ngày càng ý thức hơn trong việc chung tay đẩy lùi, xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu. Thế nhưng, mặc cho những nỗ lực của chính quyền và hội, đoàn thể, nạn tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Nam vẫn xảy ra phổ biển, để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội.

Đang ở tuổi trăng rằm, lứa tuổi đẹp nhất của học trò nhưng cô bé Hồ Thị M, dân tộc Ca Dong ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã phải bỏ dở việc học, ở nhà làm mẹ, làm vợ. Ước mơ trở thành cô giáo vùng cao của cô gái nhiều mộng mơ, xinh đẹp Hồ Thị M bỗng chốc tan biến chỉ vì “lỡ” mang bầu với bạn trai cùng trường. M kể, hồi ấy cô học lớp 7, chồng cô bây giờ lúc đó mới học lớp 8, tại trường PTDTNT huyện. Sau khi có bầu, cha mẹ 2 bên phải tổ chức lễ cưới cho con. Cưới xong, M nghỉ học về nhà mẹ đẻ sinh con, còn chồng cô thì vẫn tiếp tục đến trường.

Hiện, con của M đã hơn 1 tuổi nhưng nặng mới hơn 10 ký, xanh xao, yếu ớt; còn M, bông hoa đẹp của núi rừng ngày nào giờ héo hon, gầy guộc. Cuộc sống vất vả, thiếu thốn đủ bề khiến vợ chồng trẻ M chẳng mấy khi yên ấm. Mỗi lúc xảy ra cãi vã, chồng cô thường bỏ đi uống rượu rồi về nhà đập phá đồ đạc. M  chỉ biết ôm con khóc thầm, tủi phận và tiếc nuối tuổi xuân: “Con có bầu hồi đó là dịp hè, lúc biết thì đã 4 tháng rồi. Chồng nói phá để đi học tiếp nhưng con nghĩ mình làm thì mình phải chịu, mình phá đi cũng tội nên giữ lại. Con mất học, chồng vẫn đi học. Con nghĩ nếu có cơ hội thì khi con lớn mình sẽ đi học lại nhưng chỉ sợ họ không cho. Hiện cả 2 vợ chồng không có việc làm, sống nhờ gia đình vợ. Nghĩ lại cũng nuối, cũng tiếc lắm nhưng cũng không biết làm sao.”

Nuối tiếc, đó là cảm nhận chung của hầu hết những trường hợp “lỡ” lấy chồng sớm như M. Nhìn những bé gái “ ăn chưa no, lo chưa tới” phải bỏ dở học hành để lấy chồng, ở nhà nuôi con, những bậc làm cha, làm mẹ không khỏi xót xa. Ông Trần Tấn Tài, Trưởng Phòng Dân số, Trung tâm Y tế huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: “Việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong những năm gần đây có xu thế quay trở lại. Tỷ lệ tảo hôn ở các xã vùng cao cũng như ở các xã vùng thấp năm sau đều cao hơn năm trước. Điều này cũng khiến địa phương và ngành cũng rất trăn trở. Thực ra, tảo hôn những năm gần đây khác so với trước đây. Trước đây do phong tục tập quán của người dân tộc thiểu số là cha mẹ muốn gả con sớm đ hể có thêm lực lượng sản xuất. Nhưng bây giờ hầu hết các trường hợp tảo hôn là do các em có thai trước rồi buộc gia đình phải theo.”

Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn các huyện miền núi cao Nam Giang, Tây Giang còn diễn ra phức tạp. Từ năm 2019 đến nay, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ghi nhận gần 80 trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đây là con số thống kê chưa đầy đủ, bởi trên thực tế, nhiều địa phương, gia đình có tâm lý e ngại, che giấu khi trong gia đình, địa phương xảy ra những trường hợp tảo hôn.

Theo Ban Dân tộc và Miền núi tỉnh Quảng Nam, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyện thống xảy ra khá phổ biến ở 68 xã thuộc 6 huyện vùng cao tỉnh Quảng Nam. Những năm gần đây, tảo hôn ở miền núi có giảm nhưng không đáng kể. Năm ngoái, tại 4 huyện miền núi cao Bắc Trà My, Phước Sơn, Nam Giang và Đông Giang ghi nhận gần 80 trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đáng lo ngại hơn là nếu như ngày trước, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống phần lớn do hủ tục lạc hậu ràng buộc, cha mẹ ép con lấy vợ, gả chồng sớm để có thêm người làm, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và để của cải không chạy ra ngoài; thì nay những trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống chủ yếu do các em đi học xa, lỡ có thai ngoài ý muốn nên phải lấy chồng, làm mẹ.

Bà Lê Thị Thủy, nguyên Trưởng Ban Dân tộc - Miền núi tỉnh Quảng Nam, người con Cơ Tu có nhiều năm gắn bó với đồng bào miền núi Quảng Nam chia sẻ: “Có những em mới qua tuổi THCS chớm bước vào THPT sống trong môi trường học xa nhà nên thường nảy sinh tình cảm rồi quan hệ tình dục trước hôn nhân dẫn đến có thai ngoài ý muốn. Nhiều bạn trẻ nói rằng họ rất hối hận về chuyện đó, vì khi yêu thì tất cả đều là màu hồng, khi lập gia đình rồi mới thấy nhiều vấn đề kéo theo. Qua tiếp xúc và làm việc vói những gia đình có con tảo hôn, thì có những ông bố, bà  mẹ bảo rằng, chúng tôi biết Luật hôn nhân chứ, biết tuổi nào được kết hôn nhưng chúng nó nói chúng nó yêu nhau quá, chúng vác bụng bầu về nhà, chúng tôi không cho kết hôn thì chúng bảo bố mẹ không cho kết hôn thì chúng con ăn lá ngón chết, rồi chúng con  bỏ nhà đi. Làm cha, làm mẹ chúng tôi cũng lo lắng cho con cái mình, buộc chúng phải cho tổ chức đám cưới. Chúng tôi biết làm thế là sai nhưng đặt vào tình thế đó chúng tôi phải chấp nhận.” 

Tình trạng tảo hôn kéo dài đã gây ra nhiều hệ lụy đối với gia đình và xã hội. Nhiều địa phương miền núi của tỉnh Quảng Nam đã thành lập các Câu lạc bộ “phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”; đẩy mạnh truyền thông thông qua việc ký cam kết, tổ chức diễn đàn “Nói các em nghe và nghe các em nói”, sinh hoạt ngoại khóa để giáo dục về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên. Thậm chí, ở môt số nơi đã áp dụng những biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống như xử phạt hành chính, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có con tảo hôn. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, ngày càng có nhiều người, trong đó có thanh thiếu niên sử dụng internet để học tập, làm việc, giao tiếp, giải trí và tiếp cận nhiều dịch vụ khác, thì đây chính là nguy cơ tiềm ẩn tảo hôn và nhiều tệ nạn xã hội khác.

Vì thế, theo bà B’riu Thị Nem, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, việc trang bị cho trẻ vị thành niên kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản và các kỹ năng phòng tránh lạm dụng tình dụng, bảo vệ bản thân là rất quan trọng: “Tảo hôn này thường xảy ra vào dịp hè ở các trường, vì vậy chúng tôi đang phối hợp với Tòa án, Viện kiểm sát đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Trong tháng 5 và 6 vừa qua, chúng tôi cũng đã phối hợp với các Đồn Biên phòng tổ chức lồng ghép truyền thông tại các xã Chờ Um; Ga Ri, A Xan; Tr’hy. Giai đoạn 2 của năm nay, chúng tôi sẽ tập trung tuyên truyền tại các trường Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi và trường THPT Tây Giang. Năm nay, quyết tâm mỗi xã thành lập từ 1 đến 2 xã có mô hình “không tảo hôn” để đến khi kết thúc nhiệm kỳ cả 63 thôn trên địa bàn đều có mô hình “không tảo hôn” 

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống thời xưa và nay tuy có khác nhau nhưng hậu quả để lại thì không thay đổi. Đó là nghèo đói, thất học, bệnh tật, ly hôn và còn nhiều hệ lụy để lại không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn cả mai sau. Để giải quyết tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, năm ngoái, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng Đề án “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025”, với mục tiêu đến năm 2025 cơ bản đẩy lùi và ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu của Đề án này rất cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay, góp sức của cộng đồng , đặc biệt là các bậc phụ huynh và trẻ vị thành niên./.

Minh Hoa

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC