Pazêng c’moo đăn đâu, đh’rứah lâng t’nơơm keo nguyên liệu, đhanuôr Hrê ắt đhị chr’val Ba Vinh ơy đươi dua cr’noọ bh’rợ chóh luúc t’nơơm c’rêê đhị dứp gâm ngút âng crâng. Bấc pr’loọng đong vêy âng chô bh’nơơn z’zăng tợơ bhiệc chóh c’rêê nâu, nâu đoo nắc cung muy cơnh c’lâng bhrợ cha t’mêê, zooi đoọng ha đhanuôr pa dưr tr’mung tr’méh, z’lấh đha rựt đanh mâng.
Ting cơng k’bhúh lướt pa bhrợ âng Huyện uỷ Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi a zi nắc bơơn rách chô cớ ooy chr’val Ba Vinh, đhị đâu bêl a hay nắc căn cứ địa cách mạng cóh cr’chăl zêl a rọp Pháp, nâu kêi nắc zr’lụ tệêm ngăn cóh lang xăl t’mêê. Râu tr’xăl cóh đhăm k’tiếc Ba Vinh cóh bấc đắh, pa bhlầng nắc pr’ắt tr’mông âng đhanuôr cóh đâu, nâu kêi ơy k’bhộ ngăn lấh, bấc pr’loọng đong ơy câl săm pazêng pr’đươi chr’nắp zên dal đoọng đươi dua cóh đong.
Cóh pazêng c’moo đăn đâu, đhanuôr chr’val Ba Vinh ơy băl bơơn bhrợ tợơ râu pr’đợơ laliêm âng k’tiếc lâm nghiệp đắh bhiệc chóh crâng nguyên liệu, đh’rứah nắc đươi dua k’tiếc cóh dứp gâm ngút âng crâng đoọng chóh luúc c’rêê. Đhanuôr đhị 13 vel bhươl cóh vel đong chr’val Ba Vinh zêng ting pấh chóh c’rêê dứp gâm ngút âng crâng, cóh đếêc đhanuôr đhị apêê vel đong chóh bấc lâng bấc bhlầng nắc vel Nước Lá, Nước Nẻ…
T’nơơm c’rêê chóh buôn bhlầnn, doó lấh bil g’lếêh k’rang lêy lâng váih đoong đấh bhlầng. Zập hecta k’tiếc crâng chóh pa zưm tợơ 600-800 t’nơơm c’rêê lâng tợơ lấh 3-5 c’moo nắc âng chô bh’nơơn. Zập c’moo, muy hecta âng chô bh’nơơn tệêm ngăn tợơ 10 ức đồng nắc a tếh. T’coóh Phạm Văn Dân, ắt đhị vel 1, Nước Nẻ, chr’val Ba Vinh nắc đhanuôr ting pấh chóh c’rêê cóh dứp gâm ngút âng crâng xay moon “ Cóh pazêng c’moo hay, pr’loọng đong t’coóh nắc ting pấh chóh c’rêê cóh dứp gâm ngút âng crâng, a cu lêy t’nơơm c’rêê buôn chóh, ha dưr liêm, liêm glặp lâng k’tiếc k’bunh cóh vel đong, đh’rứah nắc âng chô bh’nơơn liêm dal bhlầng, choom ha dưr bh’nơơn pr’ắt tr’mông.
Bơơn lêy bh’nơơn tợơ bhiệc chóh c’rêê cóh dứp gâm ngút âng crâng, đhanuôr đhị chr’val Ba Vinh ơy đh’rứah bhrợ têng ting cơnh c’lâng hàng hoá nắc pa câl ooy thị trường lâng đợ c’rêê bấc bhlầng. Thị trường k’rong câl ting bấc, tu cơnh đếêc ơy âng chô bh’nơơn zăng dal đoọng pazêng apêê pr’loọng vêy ting pấh chóh. T’coóh Phạm Văn Biên, trưởng vel 1, Nước Nẻ, chr’val Ba Vinh xay moon: đhanuor cóh vel bơơn lêy bhiệc chóh c’rêê cóh dứp gâm ngút âng crâng âng chô bh’nơơn liêm dal bhlầng, đh’rứah nắc vêy âng chô bh’nơơn tệêm ngăn đoọng ha pr’loọng đong, pa dưr pr’ắt tr’mông liêm choom lấh, xoọc đâu t’nơơm c’rêê vêy chr’nắp tệêm ngăn tu cơnh đếêc nắc đhanuôr tệêm ngăn chóh bhrợ.
Dưr váih tợơ râu liêm choom nắc đoo, tu cơnh đếêc pazêng c’moo đăn đâu, chr’hoong Ba Tơ ơy vêy c’lâng bh’rợ bhrợ ta bhứah đhăm chóh dứp gâm ngút âng crâng ting pấ bhứah lấh mơ, lâng tợơ zên bạc lalay cơnh bh’rợ 192, bh’rợ 30a âng Chính phủ lêy bhrợ têng apêê hợp phần bhrợ têng đăh t’nơơm chr’nóh, m’ma bh’năn băn, zúp zooi đoọng ha đhanuôr lâng nâu đoo nắc cung pr’đợơ liêm buôn bhlầng đoọng đhanuôr pa dưr t’nơơm c’rêê dứp gâm ngút âng crâng. T’coóh Cao Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND chr’val Ba Vinh đoọng năl: Cóh cr’chăl a hay, cr’noọ bh’rợ chóh c’rêê ơy bơơn chóh ta bhứah cóh prang chr’val, cóh đếêc đhị vel 2, vel 6 bơơn đhanuôr chóh bấc bhlầng lâng ơy âng chô bh’nơơn liêm dal bhlầng, t’nơơm c’rêê ơy âng chô bh’nơơn tệêm ngăn đoọng ha đhanuôr tu cơnh đếêc nắc ta luôn bơơn đhanuôr k’rang chóh bhrợ.
Chóh c’rêê cóh dứp gâm ngút âng crâng ơy lalua âng chô bh’nơơn đoọng ha pêê pr’loọng đong đhị chr’val Ba Vinh. Ha dang đhanuôr năl cơnh bơơn bhrợ, lêy pay pr’đợơ liêm buôn âng zập vel đong đhị bhrợ têng liêm chr’nắp, nắc râu đha rựt đha rắh, zr’nắh k’đháp cung đấh k’chụt lơi, xăl đếêc nắc kinh tế pr’loọng đong ha dưr lấh, pr’ắt tr’mông âng đhanuôr nắc bơơn ha dưr dal, chroi k’rong liêm choom ooy bhiệc ta bil ha ul pa xiêr đha rựt âng vel đong.
Thoát nghèo nhờ trồng cây mây dưới tán rừng.
K.Cương khai thác và biên soạn
Sở KH-CN Quảng Ngãi
Những năm gần đây, cùng với cây keo nguyên liệu, đồng bào Hrê ở xã Ba Vinh đã mạnh dạn áp dụng mô hình trồng xen cây mây dưới tán rừng. Nhiều hộ gia đình có nguồn thu đáng kể từ việc trồng mây, đây cũng là một hướng làm ăn mới, giúp người dân phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Theo đoàn công tác của Huyện ủy Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi chúng tôi mới có dịp trở lại xã Ba Vinh, nơi từng là vùng căn cứ cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nay là vùng An toàn Khu trong thời kỳ đổi mới. Sự đổi thay trên mảnh đất Ba Vinh ở nhiều lĩnh vực, nhất là đời sống người dân nay đã no đủ hơn, nhiều gia đình đã sắm sửa được những vật dụng đắt tiền phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày trong gia đình.
Trong những năm gần đây, bà con xã Ba Vinh đã biết khai thác lợi thế đất lâm nghiệp vào mục đích trồng rừng nguyên liệu, đồng thời tận dụng mặt đất dưới tán rừng phòng hộ để trồng xen cây mây. Nhân dân ở 13 thôn trên địa bàn xã Ba Vinh đều tham gia trồng cây mây dưới tán rừng, trong đó nhân dân các thôn trồng phổ biến và nhiều nhất là thôn Nước Lá, Nước Nẻ…
Cây mây trồng đơn giản, ít tốn công chăm sóc và đẻ nhánh rất nhanh. Mỗi ha đất rừng trồng xen từ 600 gốc đến 800 gốc mây và sau từ 3 đến 5 năm là cho thu hoạch. Bình quân hàng năm mỗi ha mây trồng xen dưới tán rừng cho thu nhập ổn định từ 10 triệu đồng trở lên. Ông Phạm Văn Dân, thôn 1, Nước Nẻ, xã Ba Vinh là người tham gia trồng cây mây dưới tán rừng bộc bạch: “Trong những năm qua, gia đình tôi đã tham gia trồng cây mây dưới tán rừng, tôi thấy cây mây dễ trồng, phát triển mạnh, phù hợp với đất đai ở địa phương, đồng thời cũng đem lại hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống gia đình”.
Thấy được hiệu quả từ việc trồng cây mây dưới tán rừng, người dân ở xã Ba Vinh đã cùng nhau tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa để bán ra thị trường với số lượng lớn. Thị trường tiêu thụ cây mây rất ổn định và nhu cầu sử dụng các mặt hàng được sản xuất từ cây mây ngày càng cao, do đó, đã đem lại nguồn thu nhập rất lớn cho hầu hết các hộ gia đình. Ông Phạm Văn Biên, thôn trưởng thôn 1, Nước Nẻ, xã Ba Vinh chia sẻ: Bà con nhân dân trong thôn thấy được việc trồng cây mây dưới tán rừng mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời có thu nhập ổn định cho hộ gia đình, cải thiện đời sống, hiện nay cây mây có giá ổn định nên người dân rất yên tâm sản xuất.
Xuất phát từ lợi ích trên nên những năm gần đây, huyện Ba Tơ đã có chủ trương nhân rộng diện tích trồng cây mây dưới tán rừng ra diện rộng, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như chương trình 192, chương trình 30a của Chính phủ tổ chức triển khai các hợp phần sản xuất về cây, con giống hỗ trợ người dân và đây cũng là điều kiện thuận lợi để người dân phát triển cây mây dưới tán rừng. Ông Cao Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Ba Vinh cho biết: Trong thời gian qua, mô hình cây mây được nhân rộng tại xã, trong đó ở thôn 2, thôn 6 được người dân trồng nhiều nhất và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, cây mây đã đem lại thu nhập ổn định cho bà con nên luôn được bà con duy trì và phát triển.
Trồng mây dưới tán rừng đã thật sự mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các gia đình tại xã Ba Vinh. Nếu người dân biết khai thác tiềm năng lợi thế của từng địa phương vào phát triển sản xuất hợp lý, chắc chắn cái nghèo, cái khó cũng sẽ sớm được đẩy lùi thay vào đó là kinh tế hộ gia đình sẽ phát triển, đời sống của nhân dân sẽ được nâng lên, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương./.
Viết bình luận