Coh chr’hoong da ding ca coong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, văn hóa, văn nghệ coh đha nuôr năc râu căh choom căh vêy âng đha nuôr acoon coh. Căh dzợ apêê g’luh pa choom hat, pa choom múa k’tứi la lêêh cơnh a hay, xooc đâu pa zêng apêê chr’val coh vel đong chr’hoong Nam Giang âi bhrợ t’vaih apêê CLB pr’hat xa nul, tân tung da dă. Apêê CLB n’nâu năc đhị pa choom đoọng ha bâc ruh lang, pr’châc p’niên p’têêt pa dưr văn hóa ty đanh. A moó Tơngôn Giấy, ma nuih ting pâh CLB pr’hat xa nul, tân tung da dă Cơ Tu âng chr’val Zuôih, chr’hoong Nam Giang âi đanh k’noọ 10 c’moo đâu. A moó Giấy truih, pr’loọng đong zr’năh k’đhap tu cơnh đêêc đơơh lơi học, hăt bơơn ăt lum lâng apêê n’lơơng. Đươi vêy bhr’ươr pr’hat pr’hay, a moó k’đhơợng bhrợ ma nưih hat bha lâng lâng ting pâh coh c’bhuh tân tung da dă âng CLB. A moó Tơngôn Giấy đoọng năl, đươi vêy ting pâh CLB pr’hat xa nul, tân tung da dă âng chr’val, a moó bơơn lươt bâc ooy, vêy p’xoọng râu bhui har coh pr’ăt tr’mông:“Zâp chu bơơn ting pâh lươt biểu diễn văn nghệ, liên hoan pr’hat xa nul acu pa bhlâng hơnh. Moon bhlâng căh vêy k’noọ a đay bơơn lươt ooy muy ooy bơr, lum prá lâng apêê acoon coh n’lơơng, đơc bâc râu hâng hơnh. Acu ta luôn ting pâh 2 c’bhuh hát lâng da dă, pa bhlâng hâng hơnh.”
Cơnh lâng đha nuôr Cơ Tu coh chr’val Tà Bhing, chr’hoong Nam Giang, CLB pr’hat xa nul, tân tung da dă căh muy năc đhị ăt bhrợ văn hóa năc dzợ đhị p’têêt pa zum lâng pa dưr du lịch vel bhươl, bhrợ t’vaih râu pa chô ha bâc ngai. Xooc, năc muy Tà Bhing a năm âng chr’hoong Nam Giang bhrợ pa dưr liêm choom dự án “ Du lịch za nươr ooy đha nuôr Cơ Tu”, ta luôn đương hơnh t’mooi du lịch tơợ thành phố Đà Nẵng lâng Hội An. Anoo Pơloong Phước, ting pâh CLB pr’hat xa nul, tân tung da dă chr’val Tà Bhing đoọng năl, l’lăm a hay, apêê ting pâh coh CLB năc muy pa choom tân tung da dă, pr’hat xa xul a năm đoọng bhrợ pa dưr bh’rợ văn hóa, văn nghệ coh vel đong. Tơợ bêl đha nuôr chr’val Tà Bhing bhrợ du lịch, apêê coh CLB vêy p’xoọng râu pa chô tơợ apêê g’luh tân tung da dă, hat booch rooi, râu bhui har hâng hơnh ooy văn hóa acoon coh bh’nhăn bơơn pa dưr. Công ting a noo Pơloong Phước, đhị apêê g’luh sinh hoạt, apêê coh CLB vêy râu prá xay, chơơc năl lâng k’rong đơc bâc bhr’ươr pr’hat ty a hay, bhrợ pa dưr apêê tr’coó xa nul lang a hay âi lâh bil pât:“Acu buôn chơơc năl lâng t’mooh tơợ apêê t’coó t’ha lâng apêê ngai năl ghit đoọng pa choom bhrợ apêê tr’coó xa nul đoọng bhrợ ha CLB. Ting râu pa choom đoọng âng apêê t’cooh t’ha, a cu âi choom bhrợ bâc râu tr’coóh xa nul. Hơnh bhlâng, apêê tr’coó xa nul bơơn bhrợ năc bơơn xay moon dal, cơnh apêê tr’coó xa nul ty l’lăm a hay.”
Bh’rợ zư đơc lâng pa dưr chr’năp văn hóa ty đanh âng đha nuôr acoon coh đhị chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam bâc c’moo đăn đâu âi chô đơơng râu liêm choom đhị bh’rợ âng apêê câu lạc bộ. T’cooh Trần Dư, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, tươc nâu câi, chr’hoong Nam Giang âi bhrợ t’vaih 10 CLB năc đhêêng ăt đhị trung bình, tu zên pră căh vêy. Coh bêl đương kía đợ chính sách zooi đoọng âng apêê ban ngành, bhrợ pa dưr apêê CLB văn hóa ty đanh công năc c’lâng bh’rợ liêm choom bhlâng, chroi đoọng k’đhơợng bhrợ lâng zư đơc apêê chr’năp văn hóa tơợ a hay.“ Nam Giang vêy bâc c’bhuh acoon coh, cơnh Cơ Tu, Ve, Tà Riềng, Tày, Nùng tu cơnh đêêc vêy bâc c’leh văn hóa ty đanh pr’hat, liêm. Cr’chăl ha nua, chr’hoong pa bhlâng k’rang tươc zư đơc, bhrợ pa dưr apêê chr’năp văn hóa apêê acoon coh đoọng ha dưr dal pr’ăt tr’mông. Coh đêêc, vêy bâc c’lâng bh’rợ zư đơc apêê chr’năp văn hóa đhị apêê CLB pr’hat xa nul, tân tung da dă; bhriêl g’lăng p’têêt bh’rợ pa dưr văn hóa lâng apêê bh’rợ xa nay, dự án cơnh bhrợ pa dưr vel bhươl t’mêê, dự án du lịch vel bhươl... đoọng bhrợ t’vaih pr’đơợ pa dưr lâng tr’zooi đh’rưah bhlưa apêê bh’rợ tr’mông tr’meh lâng văn hóa./.
Bảo tồn văn hóa Cơ Tu qua các CLB dân ca, dân vũ
Kim Cương
Dân ca, dân vũ là loại hình văn hóa truyền thống có từ lâu đời, là sản phẩm tinh thần ngợi ca về cuộc sống, tâm hồn con người, cảnh vật thiên nhiên. Thế nhưng dưới tác động của xu thế hội nhập, dân ca, dân vũ của các dân tộc dần bị mai một. Các giá trị văn hóa dân ca, dân vũ của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Nam cũng không tránh khỏi sự tác động đó. Thời gian qua, các địa phương miền núi Quảng Nam, bằng nhiều giải pháp khác nhau đã nỗ lực khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa này, trong đó phải kể đến vai trò các CLB dân ca, dân vũ ở cộng đồng làng xã.
Ở huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, văn hóa, văn nghệ quần chúng là món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào dân tộc thiểu số. Không còn những buổi tập hát, tập múa nhỏ lẻ như trước đây, hiện nay, hầu hết các xã trên địa bàn huyện Nam Giang đã thành lập các CLB dân ca, dân vũ. Các CLB này là nơi tập luyện, ươm mầm cho nhiều thế hệ trẻ kế tục văn hóa truyền thống. Chị Tơ Ngôn Giấy, thành viên CLB dân ca, dân vũ Cơ Tu của xã Zuôih, huyện Nam Giang đã gắn bó với CLB gần 10 năm nay. Chị Giấy kể, gia đình khó khăn nên chị bỏ học từ sớm, ít có cơ hội giao lưu với cuộc sống bên ngoài. Khi xã Zuôl thành lập CLB dân ca, dân vũ, chị phấn khởi đăng ký tham gia và thường xuyên được tập luyện múa hát vùng các thành viên khác. Nhờ giọng hát hay, chị đảm nhiệm vai trò hát chính và tham gia cả trong đội múa của CLB. Chị Tơ Ngôn Giấy cho biết, nhờ tham gia CLB dân ca, dân vũ của xã, chị được đi giao lưu nhiều nơi, có thêm niềm vui trong cuộc sống: “Mỗi lần được tham gia đi biểu diễn văn nghệ, liên hoan dân ca, dân vũ truyền thống tôi rất là thích. Thật tình không nghĩ mình được đi đây đi đó, giao lưu với các dân tộc khác để lại nhiều cảm xúc lắm. Tôi thường tham gia cả 2 đội hát và múa cồng chiêng, cảm thất rất tự hào.”
Các CLB dân ca, dân vũ thu hút sự tham gia của giới trẻ
Còn với đồng bào Cơ Tu xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, CLB dân ca, dân vũ không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần mà còn gắn với phát triển du lịch cộng đồng, tạo nguồn thu nhập cho nhiều người. Hiện, Tà Bhing là địa phương duy nhất của huyện Nam Giang xây dựng thành công dự án “Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu”, thường xuyên đón khách du lịch từ thành phố Đà Nẵng và Hội An. Anh Pơ Loong Phước, thành viên CLB dân ca, dân vũ xã Tà Bhing cho biết, trước đây, các thành viên chỉ luyện tập múa hát để xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ tại địa phương. Từ khi xã Tà Bhing làm du lịch, các thành viên trong CLB có thêm thu nhập từ các buổi trình diễn, niềm vui, tự hào về văn hóa dân tộc càng được bồi đắp thêm. Cũng theo anh Phước, thông qua các buổi sinh hoạt, các thành viên trong CLB có sự trao đổi, tìm hiểu và sưu tầm được nhiều làn điệu dân ca cổ, khôi phục các loại nhạc cụ truyền thống đã bị mai một: “Tôi thường tìm hiểu và học hỏi từ các nghệ nhân và những người có kinh nghiệm để chế tác các loại nhạc cụ truyền thống để phục vụ cho CLB. Theo sự hướng dẫn của các nghệ nhân, mình đã khôi phục được nhiều loại nhạc cụ. Mừng nhất, các loại nhạc cụ được chế tác lại nhận được đánh giá cao, giống như các nhạc cụ cũ trước đây.”
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam những năm gần đây đã mang có quả rõ rệt thông qua hoạt động của các câu lạc bộ. Ông Trần Dư, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, đến nay, huyện Nam Giang đã thành lập được 10 Câu lạc bộ dân ca, dân vũ truyền thống. Tuy nhiên, hoạt động của các câu lạc bộ chỉ ở mức trung bình, do kinh phí hạn hẹp. Trong khi chờ đợi những chính sách hỗ trợ của các ban ngành, xây dựng và phát triển các CLB văn hóa truyền thống vẫn là giải pháp hiệu quả nhất, góp phần duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống: “Nam Giang có nhiều thành phần dân tộc, như Cơ Tu, Ve, Tà Riềng, Tày, Nùng nên có nhiều nét văn hóa truyền thống hay, đẹp. thời gian qua, huyện rất quan tâm bảo tồn, khôi phục các giá trị văn hóa các dân tộc để nâng cao đời sống tinh thần. Trong đó, có nhiều giải pháp bảo tồn các giá trị văn hóa thông qua các Câu lạc bộ dân ca, dân vũ; linh động gắn công tác bảo tồn văn hóa với các chương trình, dự án như xây dựng Nông thôn mới, dự án du lịch cộng đồng… để tạo đà phát triển và sự tương trợ lẫn nhau giữa các lĩnh vực kinh tế và văn hóa./.”
Viết bình luận