Zư lêy chr’nắp tr’cọo x’nưl ty đanh
Thứ năm, 00:00, 07/03/2019
Chr’hoong da ding k’coong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cắh muy bơơn năl tước pazêng đhăm crâng gmrâng âng da ding ca coong Trường Sơn ma bhuy chr’nắp, nắc đhăm k’tiếc nâu dzợ tr’haanh bhlầng lâng pazêng chr’nắp văn hoá pr’hay âng đhanuôr Cơ Tu. Lâng đhanuôr Cơ Tu cóh đâu, tr’cọo x’nưl nắc chr’nắp văn hoá tinh thần căh choom căh vêy cóh pr’ặt tr’mông. Pazêng apêê g’lăng z’hai, ta coóh bhươl đhị da ding ca coong nâu ta luôn zư lêy zập rau tr’cọo x’nưl ty đanh âng aconh a bhướp, tợơ đếêc pa dưr loom luônh chắp kiêng đoọng ha lang t’tun.

 

  Đhị vel Bhờ Hôồng, chr’val Sông Kôn, chr’hoong da ding ca coong Đông Giang, apêê ta coóh bhươl Bhling Blóo, Alăng Bhlóc căh cợ nắc Alăng Đhi  nắc pazêng ma nuýh năl choom ooy tr’cọo x’nưl ma nuýh Cơ Tu. Mơ chu vel bhươl, chr’hoong tỉnh vêy rau bhiệc bhan, apêê ta coóh nắc tơt prá xay lâng đh’rứah oọt a luốt, péh n’jưl, tâm goong, n’toong chiing… dưr chr’val zập prang da ding k’coong. Apêê ta coóh bhươl zêng ặt đhị rúih ta coóh ta công, tu cơnh đếêc nắc ặt cóh đong, bhui har cha ớh lâng acoon cha châu. Đhị doó rau trơ vâng, căh cợ vel bhươl vêy bhiệc bhan, apêê ta coóh nắc cha ớh tr’cọo x’nưl cơnh: n’jưl tâm bhréh  alui, a bel gơrưna, khèn, a luốt lâng bấc tr’cọ x’nưl lơơng…Zập tr’cọo x’nưl zêng đơơng muy x’nưl lalay t’pấh loom ma nuýh xợơng. Tơ coóh Alăng Bhlóc, vel Bhờ Hôồng, chr’val Sông Kôn moon: “Tr’cọo x’nưl Cơ Tu nắc ơy vêy tợơ lang a hay, đhanuôr ma bhrợ têng đoọng đươi dua cóh pr’ặt tr’mông. Bêl tr’zêl tr’panh lâng a rọp lalăm a hay, apêê k’bhúh dân công buôn lướt biểu diễn đoọng bộ đội lêy, đoọng ha pêê oó lấh g’lếêh nhứh. Đhị bêl cha ha roo t’mêê âng ma nuýh Cơ Tu nắc đhanuôr pa zưm ặt cóh Gươl đoọng xợơng đh’riêng n’jưl, đh’riêng za gâr…”

 

Ảnh: Báo Quảng Nam

  Ta coóh bhươl Alăng Đhi, vel Bhờ Hôồng, chr’val Sông Kôn, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đọong năl: “A cu năc muy cóh bấc ngai xoọc zư lêy tr’cọo x’nưl âng đhanuôr Cơ Tu đoọng ha ta mooi tước vel lêy. Pa bhlầng nắc đhị zập bhiệc bhan âng ma nuýh Cơ Tu cơnh tâm goong n’toong chiing, xập n’đoó a doóh, n’dzăl pa căh đoọng ha pêê ma nuýh tợơ k’tiếc k’ruung lơơng lêy..”.

        Lấh mơ cha ớh zập tr’cọo x’nưl ty đanh, apêê ta coóh bhươl đhị Đông Giang dzợ bơơn năl tước nắc ma nuýh zư lêy lâng choom prá pr’ma bhrợ bha noóch. Apêê ta luôn zư đớc cóh loom luônh rau liêm pr’hay âng acoon cóh đay, pa zay pa too pa choom đoọng ha lang p’niên năl lâng zư đớc tước lang ha y chroo. Pazêng apêê za hai ơy ta coóh cơnh ta coóh Bhling Bloó ta luôn pa zay pa dưr zập rau nghệ thuật âng ma nuýh Cơ Tu, cóh đếêc vêy tr’cọo x’nưl ty đanh. T’coóh Bhling Blóo, chr’val Sông Kôn, chr’hoong Đông Giang đọong năl: “Ma nuýh ta coóh bhươl cơnh a cu nắc ta luôn k’đươi moon apêê p’niên zêng lâng pa choom văn hoá t’mêê, văn hoá ty đanh âng acoon cóh đay. Căh muy a cu năm, apêê cán bộ chr’hoong, tỉnh cung rơơm kiêng cơnh đếêc. Xọoc đâu, n’đhơ bấc ta coóh bhươl ơy ta ha, đhưr ha dợ cung pa zay đoọng zư lêy, pa choom ha lang p’niên t’tun”. 

Tr’cọo x’nưl ty đanh âng ma nuýh Cơ Tu dzợ chr’va ting pr’ặt tr’mông zập t’ngay bêl dzợ bấc apêê ta coóh ta ha xoọc zư lêy, pa dưr tr’cọo x’nưl ty đanh. Rơơm kiêng bhlầng âng apêê ta coóh bhươl đhị da ding k’coong nâu nắc lang p’niên pa tệêt pa dưr pazêng rau laliêm âng aconh a bhướp đớc đoọng./.  

 

Giữ hồn âm nhạc truyền thống

                                                             CTV Duy Bình

Huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam không chỉ được biết đến với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn trên dãy Trường Sơn hũng vĩ, mà mảnh đất này còn nổi tiếng với những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Với đồng bào Cơ Tu nơi đây, âm nhạc truyền thống là nét văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống. Những nghệ nhân, già làng ở vùng cao này luôn gìn giữ, bảo tồn các loại nhạc cụ truyền thống của cha ông, từ đó truyền lửa đam mê cho các thế hệ mai sau.

Ở thôn Bhờ Hôồng, xã Sông Kôn, huyện miền núi Đông Giang, các già làng Bhling Blóo, Alăng Bhlóc hay Alăng Đhi là những bậc thầy về âm nhạc và có thể chơi được nhiều loại nhạc cụ của đồng bào Cơ Tu. Mỗi khi làng xã hay huyện tỉnh có việc lễ hội, các già lại có cơ hội ngồi cùng nhau và hòa tấu những bản nhạc trầm bổng, réo rắt mang âm hưởng của núi rừng. Các già đều đã ở độ tuổi xưa nay hiếm, nên phần lớn thời gian ở nhà, vui vầy bên con cháu. Già làng Alăng Bhlóc, thôn Bhờ Hôồng, xã Sông Kôn nói: Lúc rảnh rỗi, hay làng xóm có lễ hội, các già lại chơi các loại nhạc cụ Cơ Tu truyền thống như: đàn tăm - bét alui, đàn abel, đàn gơrưna, khèn bơ rét, sáo a lướt cùng nhiều nhạc cụ truyền thống khác… Mỗi một loại nhạc cụ đều có những âm hưởng, âm thanh lạ, nhưng cuốn hút người nghe. “Nhạc cụ Cơ Tu đã có từ xa xưa, người dân làng tự làm nó để phục vụ đời sống hằng ngày. Hồi xưa trong chiến tranh, các đoàn dân công hay biểu diễn cho bộ đội xem để vơi bớt mệt nhọc. Trong lễ hội tết mùa của người Cơ Tu thì bà con sum vầy đến Gươl để nghe tiếng đàn, tiếng trống rộn rã”.

Còn già làng Alăng Đhi, thôn Bhờ Hôồng, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, Quảng Nam cho biết: “Tôi là một trong những người bảo tồn những loại nhạc của đồng bào Cơ Tu nhằm phục vụ du khách đến làng. Đặc biệt là lễ hội của người Cơ Tu như đánh cồng chiêng, trống, các loại thổ cẩm, khố được trình diễn cho du khách trong nước và khách nước ngoài thưởng thức”.

        Ngoài việc chơi thành thạo các loại nhạc cụ truyền thống, các vị già làng ở Đông Giang còn được biết đến là người gìn giữ và hát lý hay nhất vùng. Họ cũng nặng lòng với văn hóa của đồng bào mình, luôn tâm huyết để trao truyền, chỉ dạy cho con cháu được học, rồi gìn giữ cho thế hệ mai sau. Những nghệ nhân lớn tuổi như già làng Bhling Bloó ở xã Sông Kôn, huyện Đông Giang luôn nỗ lực khôi phục lại loại hình nghệ thuật của người Cơ Tu, trong đó có loại hình nhạc cụ truyền thống.  “Già làng như chúng tôi thường  vận động mấy đứa trẻ kể cả học văn hóa đổi mới, học văn hóa truyền thống của đồng bào. Không phải riêng tôi, kể cả cán bộ, huyện, tỉnh cũng mong muốn như thế. Hiện nay mặc dù nhiều già làng đã lớn tuổi rồi nhưng vẫn cố gắng để giữ, để làm cho lứa trẻ học tập, những cái gì chúng tôi biết đều truyền lại cho các cháu sau này”.

Âm nhạc truyền thống của đồng bào Cơ Tu vẫn vang vọng theo nhịp sống hằng ngày khi vẫn còn đó nhiều vị già làng đang giữ hồn âm nhạc truyền thống. Mong muốn lớn nhất của những vị già làng ở vùng cao này là lớp con cháu sẽ tiếp nối, phát huy những nét đẹp mà cha ông để lại./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC