Zư lêy c’rơ y bác sĩ cóh zr’lụ bha lầng zêl, cha groong pr’luh cr’ay
Thứ tư, 00:00, 19/08/2020
Pazêng t’ngay a hay, coh mạng pa căh đhr’năng nhân viên Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng pa bhrợ lứch c’rơ tu cơnh đếêc nắc căh zập đác coh a chắc, sốc nhiệt bơơn apêê bác sĩ lơơng k’rang zư lêy; Nhân viên y tế phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu la ngặt tu pa bhrợ lứch c’rơ nắc lêy p’hơơm o xy. Pazêng đhr’năng nắc đoo ơy bhrợ der loom coon ma nuyh. Apêê chiến binh a dooh bhooc đhị zr’lụ bha lầng cha groong pr’luh nắc bơơn lêy ma nuyh c’rơ liêm đoọng z’lâh zập k’đhap k’ra xoọc đâu. Bhrợ têng cơnh ooy đoọng zư lêy c’rơ apêê nhân viên y tế coh đhr’năng pr’luh dzợ dưr vaih ting bấc k’rơ nắc rau apêê Bệnh viện đhị TP Đà Nẵng xọoc k’rang bhlầng.

 

Cr’chăl t’ngay tr’nợơp, đợ ma nuyh crêê bọo Covid-19 dưr bấc a năm, pazêng g’luh xe đơơng apêê ca ay âng Trung tâm cấp cứu 115 thành phố Đà Nẵng pa bhrợ toong t’ngay ha dưm căh bơơn đhêy m’xị ốt. Apêê y bác sĩ, nhân viên âng Trung tâm lướt vối prang thành phố  đơơng apêê crêê bọo Covid-19 chô ooy apêê zr’lụ k’rong pa dưah. Y sỹ Đào Đức Hùng, Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng đọong năl, tợơ lâh g’luh gluh ooy biển cấp cứu đhanuôr crêê tai biến lâng bhuông Sar 412 âng Trung tâm pa zưm chếêc lêy, trôông dấc hàng hải zr’lụ 2, a noo nắc moọt ooy zr’lụ bha lầng âng pr’luh cr’ay. Tước nâu kêi, a noo Hùng căh dzợ hay nắc a đay lướt đh’rưah lâng xe âng đơơng apêê ca ay ha mơ chu dzợ. Muy năl, mơ chu moọt ooy xe, apêê a noó nắc âm bơr pêê tọ đác lâng đác điện giải tu 5-6 tiếng đồng hồ xập xa nập zư lêy a chắc puih paih, cr’hấu dzệp cơnh ng’họom đác. Zr’năh bhlầng nắc âng đơơng apêê ca ay Covid-19 ngân tợơ Đà Nẵng tước Huế, lêy đoọng đươi máy ECMO. Zập ngai pa bhrợ 6 giờ đồng hồ tước bêl chô tước Đà Nẵng nắc vêy luôh lơi xa nập zư a chắc tớt hơơm pr’hân. A nhi díc điêl y sỹ Hùng zêng pa bhrợ coh ngành y, đh’rưah ặt coh zr’lụ ga ving pa bhrợ, 2 coon k’tứi nắc g’nưm tợơ a bhướp a dich mị đăh k’rang zư lêy. Anoo Đào Đức Hùng prá xay, vêy pazêng xó ặt đhị căh vêy ma nuyh tớt rêên bêl xợơng da dêch moon coon cắh tộ bêch tu hay ca căn: “T’ngay nắc a dếch đoo buôn bán, ha dưm a dếch chô k’rang lêy. Coon lalâh k’tứi, niên t’ha nắc 7 c’moo a đoo ơy choom ặt, ha dợ n’niên k’tứi nắc lâh 1 c’moo, apêê t’ngay tr’nợơp rêên hớ. T’ngay năc a đoo vêy ặt, ha dưm nắc rêê, ch’ol têy coh nguôi tang k’dua t’đang căn chô, t’đang chô ooy đong xợơng cơnh đếêc cu cung ting rêên.”

K’bhuh nhân viên Trung tâm cấp cứu nắc đơn vị căh choom tr’xăl, căh choom t’bấc tợơ lơơng. Lâh 10 t’ngay a hay, 85 cán bộ, nhân viên lâng 14 xe ô tô pa  bhrợ lứch c’rơ, đơơng apêê ca ay ngân tợơ Bệnh viện Đà Nẵng tước Huế xang nắc tước apêê bệnh viện vệ tinh prang thành phố Đà Nẵng. Tu chr’năp lalay âng bh’rợ tr’nêng nắc âng đơơng apêê ca ay crêê bọo SARS-CoV-2 tu cơnh đếêc toong t’ngay ha dưm apêê nhân viên xập xa nập zư lêy a chắc a zân. Jưah g’lếêh, jưah pưih tu xập xa nập zư a chắc đanh bhrợ vaih đhr’năng bil nhiệt, bil đác coh a chắc. Đhơ cơnh đếêc, pazêng ma nuyh nâu nhứh nắc ma nuyh lơơng moọt xăl, xe cấp cứu 115 Đà Nẵng hú còi ta luôn tợơ đâh ra diu tước ha bu dưm. Bác sỹ CK I Phạm Thị Ánh Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng đọong năl, nắc tợơ pazêng t’ngay tr’nợơp, Trung tâm cấp cứu 115 ơy năl ghit nắc cách ly lâng pr’loọng đong, pazêng nhân viên ặt bhrợ. Năl ghit bh’rợ tr’nêng nâu dzợ đanh đươnh, lâh mơ tệêm ngăn ch’na đh’năh, rau pr’đươi ta nih bhlầng nắc Trung tâm lêy tr’xăl đoọng bhrợ têng. Ting cơnh Bác sỹ Hồng, tước nâu kêi Trung tâm Cấp cứu 115 dzợ pa bhrợ liêm choom nắc đươi vêy zập pr’đươi pr’dua, ch’na đh’năh lâng tr’xăl cán bộ crêê liêm: “Đơn vị nâu la lay lâng đơn vị lơơng. Nắc cơnh pazêng đơn vị bệnh viện apêê nắc đâh loon vêy ma nuyh tr’pác bh’rợ, ha dợ bh’rợ âng 115 nâu k’đhap bhlầng, căh choom tr’pác bh’rợ. Ơy năl ghit cơnh đếêc nắc azi lêy bhrợ cơnh đoọng liêm zập ma nuyh pa bhrợ. A cu ơy ra pặ đhi noo tr’xăl đoọng coh nguôi. 20 cah nắc pa bhrợ coh 3 t’ngay, năc xăl ma nuyh lơơng đoọng zập ma nuyh.”

Coh bấc t’ngay a hay, Bệnh viện 199 - Bộ Công an ơy pa dưah đoọng ha 500 cha nắc apêê ca ay blo tợơ Bệnh viện Đà Nẵng lâng Bệnh viện C Đà Nẵng, coh đếêc vêy 32 apêê ca ay lọc thận, k’zệt cha nắc tợơ Khoa Nội - Thận, Bệnh viện Đà Nẵng. Nâu đoo nắc pazêng ma nuyh buộn bhlầng bọo cr’ay Covid-19. Coh đợ apêê nâu nắc bơơn lêy 8 cha nắc crêê boọ SARS- CoV-2. Tợơ muy pa dưah ha pêê ca ay cơnh c’xu lâng đoọng ặt lalay apêê hêch lêy boọ Covid-19, Bệnh viện 199 nắc “pa zay tr’pác” lâng apêê bệnh viện ga mắc crêê ga ving đớc. Apêê y, bác sĩ đhị đâu nắc pa bhrợ toong t’ngay ha dưm, k’rang zư lêy c’rơ đoọng ha pêê ca ay dưr bấc pâm bhroọt cơnh đếêc. Bác sĩ Nguyễn Đăng, Phó Giám đốc Bệnh viện 199 đọong năl, Ban Giám đốc Bệnh viện lêy cha mệêt zập khoa phòng đọong ra pặ ma nuyh zư pa dưah crêê liêm, vêy cr’chăl đoọng ha cán bộ, nhân viên y tế bơơn đhêy jợ. Đăh ch’na đh’năh, tợơ tr’nợơp Bệnh viện ơy pa ghit bhrợ têng cơnh c’lâng bh’rợ “4 đhị đếêc”. Zập t’ngay, bệnh viện k’rang zập 3 chu cha cha, ra diu, đhâng, ha bu đoọng ha pêê cán bộ lâng ma nuyh ca ay xoọc đoọng ặt pa dưah lalay. XoỌc đâu, 4 bác sĩ Bệnh viện 198 – Bộ Công an lâng apêê tình nguyện viên âng apêê trường y, dược ơy tước zooi đoọng ha Bệnh viện 199. Bác sĩ Nguyễn Đăng, Phó Giám đốc Bệnh viện 199 - Bộ Công an đọong năl, cơnh lâng zư lêy apêê bác sĩ nắc pa ghit đoọng tệêm ngăn, ơy tệêm ngăn nắc vêy đọong moọt ooy zr’lụ zư pa dưah: “Tinh thần nắc năl ghit pr’luh nâu dzợ vaih đhị đanh đươnh, tu cơnh đếêc cr’chăl nâu lêy vêy c’rơ tệêm ngăn đoọng ha pêê cán bộ, chiến sĩ lâng nhân viên y tế âng hêê lalua tệêm ngăn, lalua c’rơ liêm. Lêy k’rang đoọng ha pêê âm cha zập zêng, rau căh ơy zập nắc pa đâh xay moon đoong lêy bhrợ, pa zập, pa liêm, c’rơ liêm đoọng k’rang zư pa dưah apêê ca ay. Bệnh viện nắc bhrợ têng lứch c’rơ đhơ mơ đâu coon ma nuyh căh cợ dzợ pa xoọng cung bhrợ têng lứch c’rơ cơnh đếêc)./.”

Bảo vệ sức khỏe y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch

                              PV Thanh Hà- Thành Long- VOV miền Trung

Những ngày qua, cộng đồng mạng lan truyền hình ảnh nhân viên Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng làm việc quá tải nên bị mất nước, sốc nhiệt được đồng nghiệp chăm sóc; Nhân viên y tế phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu ngất xỉu do làm việc quá sức phải thở ô xy. Những hình ảnh này đã làm lay động làm người. Các chiến binh áo trắng ở tuyến đầu chống dịch cần phải được khỏe mạnh để vượt qua mọi thách thức hiện nay. Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe nhân viên y tế trong điều kiện dịch bệnh còn diễn biến phức tạp là điều mà các Bệnh viện ở TP Đà Nẵng đang rất quan tâm.

Mấy ngày đầu, số ca nhiễm COVID-19 cứ tăng dần, những chuyến xe chuyển bệnh của Trung tâm cấp cứu 115 thành phố Đà Nẵng hoạt động với tần suất ngày càng cao hơn. Các y bác sĩ, nhân viên của Trung tâm ngược xuôi khắp thành phố đưa bệnh nhân mắc COVID-19 về các cơ sở điều trị tập trung, chuyển viện. Y sỹ Đào Đức Hùng, Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng cho biết, sau chuyến ra biển cứu ngư dân bị tai biến cùng tàu Sar 412 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hàng khu vực 2, anh lại lao vào tâm dịch. Đến nay, Hùng không thể nhớ hết bao nhiêu lượt đi cùng xe vận chuyển bệnh nhân. Chỉ biết rằng mỗi khi chuẩn bị lên xe, các anh phải uống vài chai nước lọc và nước điện giải vì 5-6 tiếng đồng hồ phải mặc bộ đồ bảo hộ kín nóng, mồ hôi như tắm. Căng thẳng nhất là khi vận chuyển bệnh nhân mắc Covid-19 tiên lượng nặng từ Đà Nẵng ra Huế, phải chạy máy ECMO. Mọi người phải làm việc 6 tiếng đồng hồ đến khi về tới Đà Nẵng mới thoát ra khỏi bộ đồ bảo hộ ngồi thở dốc. 2 vợ chồng y sỹ Hùng đều công tác trong ngành y, cùng ở lại trong khu cách ly làm việc, 2 con nhỏ trông nhờ bà ngoại chăm sóc. Anh Đào Đức Hùng tâm sự, có những lúc phải chạy ra chỗ vắng người ngồi khóc một mình khi nghe bà ngoại gọi báo con nhỏ không chịu ngủ vì nhớ mẹ: “Ban ngày thì bà mắc buôn bán rồi, đêm về bà trông cho. Con nhỏ quá, thằng lớn 7 tuổi thì tự chơi thoải mái rồi, nhưng bé nhỏ mới hơn 1 tuổi mấy ngày đầu khóc miết. Ban ngày cháu còn chơi, ban đêm không chịu ngủ, cứ bế ra ngoài đường chỉ chỉ mẹ miết, gọi về mà em khóc luôn.”

Đội ngũ nhân viên Trung tâm cấp cứu là đơn vị không thể thay thế, không thể tăng cường. Hơn 10 ngày qua, 85 cán bộ, nhân viên với 14 xe ô tô hoạt động hết công suất, chuyển bệnh nhân nặng từ Bệnh viện Đà Nẵng ra Huế rồi qua lại các bệnh viện vệ tinh khắp thành phố Đà Nẵng. Do đặc thù công việc phải vận chuyển  bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2 nên gần như 24 giờ các nhân viên phải mặc đồ bảo hộ. Vừa mệt, vừa nóng do mặc đồ bảo hộ quá lâu dẫn đến mất nhiệt, mất nước đến lả người. Thế nhưng, người này mệt mỏi thì người khác vào thay, xe cấp cứu 115 Đà Nẵng hú còi liên tục từ sớm tới khuya. Bác sỹ CK I Phạm Thị Ánh Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng cho biết, ngay từ những ngày đầu tiên, Trung tâm cấp cứu 115 xác định sẽ phải cách ly với gia đình, người thân, toàn bộ nhân viên trực chiến. Xác định công việc còn kéo dài, ngoài đảm bảo lương thực, nhu yếu phẩm thì Trung tâm tổ chức vận hành luân chuyển. Theo Bác sỹ Hồng, đến nay Trung tâm Cấp cứu 115 vẫn hoạt động trơn tru là nhờ được cung ứng đầy đủ nhu yếu phẩm và luân phiên cán bộ hợp lý: “Đơn vị này khác với những đơn vị khác. Ví dụ những đơn vị bệnh viện thì họ sẵn sàng có người họ chia lửa, nhưng công việc của 115 này chắc có lẽ khó có ai chia lửa được đâu. Xác định như thế nên chúng tôi phải tự lực, làm như thế nào để bảo toàn anh em. Tôi đã bố trí anh em lực lượng tôi sẽ hoán đổi cho ra ngoài. Cứ 20 người làm việc 3 ngày tôi cho ra ngoài hoán đổi cho anh em khác vào để bảo toàn lực lượng.”

Trong nhiều ngày qua, Bệnh viện 199 - Bộ Công an đã tiếp nhận điều trị cho 500 bệnh nhân chuyển đến từ Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện C Đà Nẵng, trong đó có 32 bệnh nhân lọc thận, hàng chục bệnh nhân từ Khoa Nội - Thận, Bệnh viện Đà Nẵng. Đây là những trường hợp nguy cơ cao mắc Covid-19. Trong số này đã phát hiện 8 ca dương tính với SARS- CoV-2. Từ chỗ chỉ điều trị cho bệnh nhân bình thường và cách ly người nghi mắc Covid-19, Bệnh viện 199 phải “gồng mình chia lửa” với các bệnh viện lớn bị phong tỏa. Các y, bác sĩ ở đây phải làm việc suốt ngày đêm mới có thể chăm sóc sức khỏe cho số bệnh nhân tăng đột biến như vậy. Bác sĩ Nguyễn Đăng, Phó Giám đốc Bệnh viện 199 cho biết, Ban Giám đốc Bệnh viện rà soát từng khoa phòng để điều phối nhân lực hợp lý, có thời gian cho cán bộ, nhân viên y tế được nghỉ ngơi. Về thực phẩm, hậu cần, ngay từ đầu bệnh viện đã chủ độngthực hiện phương châm “4 tại chỗ”. Mỗi ngày, bệnh viện lo đủ 3 bữa sáng trưa chiều cho cán bộ và bệnh nhân đang cách ly điều trị. Hiện, 4 bác sĩ Bệnh viện 198 – Bộ Công an và một số tình nguyện viên của các trường y, dược đã đến chi viện cho Bệnh viện 199. Bác sĩ Nguyễn Đăng, Phó Giám đốc Bệnh viện 199 - Bộ Công an cho biết, riêng về bảo hộ cho bác sĩ phải tuyệt đối an toàn mới vào các khu điều trị: “Tinh thần là xác định dịch còn dài, nên giai đoạn này, phải đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và nhân viên y tế của mình thật sự yên tâm, thật sự có sức khỏe. Về công tác hậu cần, phải lo cho anh em ăn uống đầy đủ, chỗ nào thiếu, kể cả khó khăn gì thì phải báo cáo để lo đủ cho anh em ăn uống cả sáng trưa, chiều, kể cả tối cần bồi dưỡng thì vẫn phải tăng cường, lo cho bệnh nhân tại chỗ. Bệnh viện sẽ làm việc hết sức mình, kể cả như thế này hoặc tăng cường nữa./.”

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC