Zư lêy văn hoá pazêng acoon cóh lâng pa dưr du lịch da ding k’coong: Nắc ng’năl ghít lâng bhrợ têng liêm crêê đoọng dưr váih
Thứ năm, 00:00, 20/12/2018
Rau chr’nắp pr’hay văn hoá pazêng acoon cóh xoọc át lâng đhr’năng dưr bil. T’mêê đâu, UBND tỉnh Quảng Nam p’too moon bhrợ têng pazêng xa nay bh’rợ: Zúp zooi zư lêy, pa dưr văn hoá la lay âng pazêng đhanuôr acoon cóh tỉnh Quảng Nam cr’chăl c’moo 2019 – 2025 lâng: zúp zooi pa dưr du lịch da ding k’coong tỉnh Quảng Nam tước c’moo 2025. Bấc pa bhlâng boóp p’rá tơợ pazêng apêê bhrợ bh’rợ pa chắp ch’mêết lêy văn hoá công cơnh apêê t’coóh bhươl, trưởng cr’noon đoọng xa nay bh’rợ ghít lâng rau la lua lấh mơ.

 

Dự thảo xa nay bh’rợ: Zúp zooi zư lêy, pa dưr văn hoá la lay âng pazêng đhanuôr acoon cóh tỉnh Quảng Nam cr’chăl c’moo 2019 – 2025 vêy ta bhrợ têng đươi dua ooy rau bấc ơl, bấc cơnh âng pr’ắt tr’mông văn hoá da ding k’coong k’tiếc Quảng lâng lấh 130 r’bhâu đhanuôr acoon cóh âng 4 rau acoon cóh nắc Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng lâng Co xoọc ắt mamông. Rau đươi dua xa nay bh’rợ n’nâu nắc pazêng văn hoá, pr’ắt tr’mông âng đhanuôr acoon cóh. Cóh đêếc, t’đui đoọng ha bh’rơ zư lêy, pa dưr pazêng c’kir xoọc vêy cơnh choom dưr bil, đơớh hân ng’zư lêy; pazêng c’kir nắc choom bhrợ têng pr’đươi ha bh’rợ pa dưr du lịch. Zr’lụ đoọng bhrợ têng xa nay bh’rợ n’nâu nắc cóh pazêng chr’hoong da ding k’coong vêy bấc đhanuôr acoon cóh ắt mamông, cơnh Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My lâng Hiệp Đức. Cr’noọ âng xa nay bh’rợ nắc k’rong pazêng c’rơ đoọng ha bh’rợ zư lêy lâng pa dưr văn hoá la lay âng pazêng acoon cóh; pa dưr dal c’năl lâng pa dưr rau chr’nắp âng zập ngai, nắc đhanuôr acoon cóh cóh pazêng bhươl cr’noon nắc bha lâng cóh bh’rợ zư lêy. Ting n’nắc, ting cơnh Sở Văh hoá – Thể thao lâng Du lịch – đơn vị vêy ta pazao đoọng bhrợ têng dự thảo, đề án đoỌng ting chroi bhrợ k’rơ lấh mơ rau pa têết bhrợ đh’rứah bhlưa pa dưr kinh tế - xã hội lâng zư lêy văn hoá, bhlưa bh’rợ zư lêy lâng pa dưr du lịch cóh bhươl cr’noon…

Đhị bh’rợ prá xay, xay moon xa nay âng xã hội lâng xa nay bh’rợ âng Đề án nắc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Quảng Nam bhrợ têng t’mêê đâu, manuýh bhrợ bh’rợ pa chắp ch’mêết lêy dân tộc học – TS Mai Thanh Sơn xay moon, nắc xay moon ghít rau chr’nắp văn hoá truyền thống âng đhanuôr acoon cóh da ding k’coong nắc pa têết đh’rứah ooy crâng, lâng quyền k’đhơợng xay lâng đươi dua crâng. Ha dang ng’lêy prá xay ooy rau tr’béch g’lăng lâng đươi dua văn hoá âng manuýh acoon cóh, xoọc đâu, văn hoá âng pazêng manuýh acoon cóh nắc bil bal bấc pa bhlâng. Rau tr’béch g’lăng t’mêê/ đươi dua văn hoá/pa trơơi pazêng rau đơ chr’nắp văn hoá manuýh acoon cóh nắc za nươr ooy 3 cơnh bha lâng: cruung đác, đhanuôr cóh bhươl cr’noon, đợ bh’rợ tr’nêng. Chơợ bhlâng, pazêng 3 cơnh za nươr n’nâu nắc u bil ạ. Lâng tu cơnh đêếc, apêê đoo cắh dzợ vêy pr’đơợ đoọng xay bhrợ cơnh tr’béch g’lăng lâng đươi dua văn hoá truyền thống ting cơnh âng apêê đoo. Cóh muy cr’chăl đanh đươnh, pazêng rau đơ chr’nắp văn hoá truyền thống âng apêê nắc ta lêy rau n’lất/cắh liêm crêê/nắc ng’lơi, tu cơnh đêếc bấc chr’nắp văn hoá truyền thống ơy dưr bil, k’đháp đoọng choom dưr váih cớ/ bhrợ pa dưr cớ- TS Mai Thanh Sơn moon.

Đợ văn hoá nắc pazêng rau đhanuôr acoon cóh ơy vêy, xoọc vêy, cơnh bh’rợ ty đanh, t’nơơm chr’nóh âng vel đong, êếh rau muy chiing goong, cắh cậ n’đoÓh a doóh. N’đoóh a doóh âng manuýh Cơ Tu nắc ơy lướt z’lấh c’noong k’tiếc âng k’tiếc k’ruung đoọng ting pấh cóh pazêng bh’rợ p’cắh, triển lãm đhị châu Âu. T’nơơm sâm Ngọc Linh công cơnh đêếc.

Mr’cơnh lâng cr’noọ xa nay n’tếh, TS Trần Tấn Vịnh (Trường Đại học Quảng Nam) xay moon, dự thảo đề án cắh ơy xay moon ghít bh’rợ zúp zooi zư lêy pazêng rau c’kir văn hoá phi vật thể ơy bhrợ t’váih grăng c’kir chr’nắp pr’hay pa bhlâng âng manuýh acoonn cóh. Lấh ooy pazêng c’kir văn hoá phi vật thể ơy vêy ta xay moon, t’mót oou t’nooi c’kir văn hoá phi vật thể âng k’tiếc k’ruung, pazêng acoon cóh da ding k’coong Quảng Nam nắc dzợ zư đớc bấc rau c’kir văn hoá chr’nắp pr’hay n’lơơng, xay p’cắh rau t’béch g’lăng, rau chr’nắp pr’hay âng manúyh acoon cóh, rau đêếc nắc bhiệc bhan truyền thống, pr’hát xa nul, bh’rợ c’coóch b’boóc… Ting cơnh t’coóh Vịnh, dự thảo đề án nắc đhiệp xay moon ooy bh’rợ zúp zooi pa dưr pazêng rau bhiệc bhan ty đanh lâng zập ch’hoong nắc đhiệp bhrợ pa dưr muy rau bhiệc bhan chr’nắp pr’hay cóh muy cr’chăl, cơnh đêếc nắc cắh lấh k’rang ooy pazêng rau c’kir n’lơơng…

Đhị bh’rợ prá xay, ta moóh đhanuôr cóh 2 chr’hoong da ding k’coong Đông Giang lâng Bắc Trà My âng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh bhrợ têng, nhăn boóp p’rá âng 40 t’coóh bhươl, trưởng cr’noon blo tơợ 7 chr’hoong da ding k’coong prá xay đoọng ooy dự thảo đề án công ơy xay moon ghít pazêng rau ng’k’rang lêy. Pazêng apêê t’coóh bhươl nắc lứch bhui har lâng xa nay bh’rợ đơớh hân pa dưr văn hoá da ding k’coong, tu ơy vêy bấc rau u bil bal. Hân đhơ cơnh đêếc, lâng pazêng xa nay cóh dự thảo đề án, bấc ngai cắh lấh nhâm loom. Apêê t’coÓh bhươl mr’cơnh cr’noọ xa nay dự thảo đề án cắh ơy xay moon ghít đợ rau la lay âng pazêng c’bhúh acoon cóh, xa nay bhrợ têng cắh ơy tơợ rau cr’noọ cr’niêng rơơm kiêng chr’nắp bhlâng, tơợ rau la lua âng vel đong. Dự thảo đề án nắc đhiệp xay moon ooy bh’rợ zúp zooi zên câl, xây dựng nắc rau bha lâng, ha dợ muy c’bhúh acoon cóh xoọc đâu nắc vêy cr’noọ cr’niêng la lay, zư lêy lâng pa dưr văn hoá la lay. Vêy cơnh cậ nắc choom ch’mêết lêy cớ cóh pazêng bhươl cr’noon, ta moóh apêê g’lăng z’hai đoọng vêy pr’đơợ xay moon crêê cơnh lâng đhr’năng la lua, cr’noọ cr’niêng âng pazêng c’bhúh acoon cóh, âng pazêng bhươl cr’noon đoọng k’rong bhrợ têng crêê cơnh – muy cha nắc manuýh t’coóh bhươl blo tơợ chr’hoong Đông Giang xay moon.

Bấc apêê t’coóh bhươl xay moon, cr’noọ xa nay chr’nắp bhlâng cóh xoọc đâu nắc bh’rợ chêếc lêy cớ pazêng rau văn hoá ty đanh âng 4 c’bhúh acoon cóh; nắc đơớh vêy xa nay chính sách đoọng ha apêê g’lăng z’hai đoọng apêê đoo pa choom pazêng rau nghệ thuật ha acoon cóh đay tơợ pazêng cậu lạc bộ ting cơnh đhr’năng âng cruung đác n’nắc. Nhạc sĩ Dương Trinh – manuýh Co xay moon, nắc ng’đoọng pazêng bh’rợ n’nâu ha đhanuôr ma zư lêy, ma pa choom, lâng bh’rợ n’nâu nắc đoọng ooy trường học cóh xuôi dzợ vêy rau liêm choom, ha dzợ trường học cóh da ding k’coong cắh vêy choom bhrợ têng đợ dự án ơy ta xay moon. Ting n’nắc, đhr’năng pa têết lâng trường học cóh xoọc đâu nắc muy bơr c’bhúh acoon cóh vêy p’rá, chữ xrặ ơy lấh u bil, tu cơnh đêếc nắc k’rong bhrợ, chêếc lêy cớ, pa choom cớ cóh trường học; lâng bh’rợ n’nâu nắc choom đoọng ooy apêê vel đong đh’rưáh lâng nhà trường đoọng bhrợ têng. Muy bơr apêê t’coóh bhươl âng chr’hoong Tây Giang xay moon, dự thảo đề án nắc đhiệp xay moon ooy bh’rợ zúp zooi zên câl, bhrợ têng muy bơr rau pr’đươi, ha bh’rợ đơớh hân, chr’nắp bhlâng nắc zúp zooi apêê g’lăng z’hai đoọng apêê đoo pa choom c’kir văn hoá đoọng ha lang t’tun, công cơnh xay moon pazêng rau c’kir văn hoá phi vật thể âng đhanuôr acoon cóh da ding k’coong, ch’mêết lêy ooy acoon manuýh, vel đong… nắc cắh ghít.

P’xoọng ooy đêếc, bấc apêê p’cắh mặt ha dang k’coong xay moon, bh’rợ câl, bhrợ têng nắc ng’lêy tơợ cr’noọ cr’niêng âng vel đong, oó đớc dưr váih đhr’năng cr’noọ cr’niêng cơnh đi nắ pay đoọng cơnh tốh, tu cơnh đêếc nắc cắh rau choom liêm choom. Tơợ bấc cơnh boóp p’rá prá xay đoọng âng đhanuôr vel đong, Hội đồng tư vấn âng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam xay moon, dự thảo đề án zúp zooi zư lêy văn hoá nắc ch’mêết lêy tơợ rau la lua âng vel đong, đoọng g’đéch đhr’năng bh’rợ xay bhrợ cắh crêê cơnh, ta uáh lâng cắh choom bơơn bhrợ cr’noọ bh’rợ zư lêy./.

 

Bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số và phát triển du lịch miền núi: Cần hiểu và làm đúng để phát triển

Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) đang đứng trước nguy cơ phai nhạt. Mới đây, UBND  tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo xây dựng các đề án “Hỗ trợ bảo tồn, phát huy văn hóa đặc trưng các DTTS tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019 - 2025” và “Hỗ trợ phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam đến năm 2025”. Rất nhiều góp ý từ những nhà nghiên cứu văn hóa cũng như các già làng, trưởng bản để dự thảo đề sát với thực tế hơn.

  Dự thảo đề án “Hỗ trợ bảo tồn, phát huy văn hóa đặc trưng các DTTS tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019 - 2025” được xây dựng dựa trên sự phong phú, đa dạng của diện mạo văn hóa miền núi xứ Quảng với hơn 130 nghìn người đồng bào DTTS của 4 thành phần tộc người là Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng và Co đang sinh sống. Đối tượng áp dụng đề án là toàn bộ không gian văn hóa, đời sống sinh hoạt của cộng đồng các DTTS. Trong đó, ưu tiên cho việc bảo tồn, phát huy những di sản đang có nguy cơ mai một, cần bảo vệ khẩn cấp; những di sản có thể xây dựng thành sản phẩm phục vụ phát triển du lịch. Phạm vi triển khai đề án thuộc các huyện miền núi có số lượng đồng bào DTTS chiếm số đông, gồm Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My và Hiệp Đức. Mục tiêu của đề án là huy động mọi nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy văn hóa đặc trưng các DTTS; nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của cộng đồng, lấy cộng đồng dân tộc các thôn làm chủ thể trong việc bảo tồn. Đồng thời, theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch - đơn vị được giao xây dựng dự thảo, đề án nhằm góp phần nêu bật sự gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn văn hóa, giữa công tác bảo tồn gắn với phát triển du lịch cộng đồng…

Tại Hội nghị Phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam tổ chức mới đây, nhà nghiên cứu dân tộc học - TS. Mai Thanh Sơn chia sẻ, cần xác định rằng bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các DTTS miền núi phải gắn với rừng, với quyền điều hành và sử dụng rừng. “Nếu xét trên bình diện sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tộc người, hiện nay, vốn văn hóa của các tộc người thiểu số đã bị mất đi rất nhiều. Sự sáng tạo/thụ hưởng/trao truyền các giá trị văn hóa tộc người vốn dựa trên 3 điểm tựa căn bản: tự nhiên, cộng đồng thôn làng, ngưỡng hành vi. Đáng tiếc, cả 3 điểm tựa đó đã cơ bản bị triệt tiêu. Và vì thế, họ không còn điều kiện để sáng tạo và hưởng thụ văn hóa truyền thống theo cách của họ. Một thời gian dài, các giá trị văn hóa truyền thống của họ bị coi là cổ hủ/lạc hậu/cần phải loại bỏ, do đó nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã mai một, khó có khả năng phục hồi/tái tạo” - TS. Mai Thanh Sơn nói.

Vốn văn hóa là những gì đồng bào đã có, đang có, như nghề truyền thống, cây trồng bản địa, chứ không chỉ có cồng, chiêng hay trang phục. “Thổ cẩm của người Cơ Tu đã vượt ra biên giới quốc gia để tham dự các cuộc trưng bày, triển lãm tại châu Âu. Cây sâm Ngọc Linh cũng như vậy.”

Cũng như vậy, về việc dự thảo đề án nêu lên chuyện “bảo tồn các lễ hội tiêu biểu”, TS. Mai Thanh Sơn thắc mắc rằng như thế nào mới là lễ hội tiêu biểu, và “huy động cộng đồng tham gia bảo tồn” thì phải làm rõ cộng đồng tham gia từ khâu nào; xác định yếu tố ra sao mới được gọi là làng truyền thống...

Đồng quan điểm trên, TS. Trần Tấn Vịnh, Trường Đại học Quảng Nam nói, dự thảo đề án chưa nêu rõ việc hỗ trợ bảo tồn các loại hình di sản văn hóa phi vật thể làm nên kho tàng di sản đặc sắc của các tộc người. Ngoài các di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận, đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, các dân tộc miền núi Quảng Nam còn bảo lưu nhiều di sản văn hóa đặc sắc, thể hiện tinh hoa, bản sắc tộc người, đó là lễ hội truyền thống, diễn xướng dân gian, nghệ thuật tạo hình... Theo ông Vịnh, dự thảo đề án mới chỉ đề cập việc hỗ trợ phục hồi các lễ hội truyền thống và mỗi huyện chỉ phục dựng một lễ hội tiêu biểu trong mỗi giai đoạn, như vậy là thiếu quan tâm đến các loại hình di sản khác...

Tại Hội nghị Tham vấn cộng đồng ở 2 huyện miền núi Đông Giang và Bắc Trà My do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức lấy ý kiến của 40 già làng, trưởng bản đến từ 7 huyện miền núi góp ý vào dự thảo đề án cũng đã vỡ vạc nhiều trăn trở. Hầu hết già làng đều phấn khởi với chủ trương phục hồi khẩn cấp vốn văn hóa miền núi bởi đã có rất nhiều sự mai một. Tuy nhiên, đối với nội dung dự thảo đề án, nhiều người tỏ ra thiếu niềm tin. Các già làng cùng chung quan điểm rằng dự thảo đề án chưa nêu được đặc trưng cụ thể của từng nhóm dân tộc, nội dung xây dựng chưa xuất phát từ nhu cầu cần thiết, thực tế ở cơ sở. “Dự thảo đề án chỉ nêu vấn đề hỗ trợ kinh phí mua sắm, xây dựng là chủ yếu, trong khi mỗi nhóm dân tộc hiện nay có nhu cầu khác nhau, bảo tồn và phát huy văn hóa khác nhau. Nên chăng cần rà soát lại ngay ở các thôn, bản, tham khảo ý kiến của nghệ nhân để có cơ sở đánh giá đúng hiện trạng thực chất, nhu cầu của từng nhóm dân tộc, từng làng, từng bản để đầu tư cho chính xác, trọng điểm” - một già làng đến từ huyện Đông Giang góp ý.

Đa số già làng cho rằng, nhu cầu bức thiết hiện nay là sưu tầm các loại hình văn hóa dân gian của 4 nhóm dân tộc; cần có cơ chế chính sách cho nghệ nhân để họ truyền bá, hướng dẫn từng loại hình nghệ thuật cho dân tộc mình thông qua các loại hình câu lạc bộ gắn với tính bản địa. Nhạc sĩ Dương Trinh - dân tộc Co cho rằng, phải để các mô hình này cho người dân tự quản, tự truyền, và việc này đưa vào học đường ở đồng bằng còn có thể hiệu quả chứ trường học miền núi không thể nào làm được như dự án đã nêu. Trong khi đó, điều cần gắn với học đường hiện nay là một số nhóm dân tộc có tiếng nói, chữ viết đã mai một, do vậy cần đầu tư, sưu tầm, giảng dạy trong trường học; và việc này nên giao lại cho địa phương gắn với nhà trường thực hiện. Một số già làng của huyện Tây Giang cho rằng, dự thảo đề án mới chỉ chú trọng hỗ trợ kinh phí mua sắm, xây dựng các hạng mục, trong khi vấn đề cấp thiết là hỗ trợ cho nghệ nhân để họ truyền dạy di sản văn hóa cho thế hệ sau, cũng như việc thống kê danh mục di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào miền núi, khảo sát cộng đồng, địa phương... lại mờ nhạt.

Thêm vào đó, nhiều đại diện miền núi cho rằng, việc mua sắm, xây dựng phải xuất phát từ nhu cầu cơ sở, đừng để xảy ra tình trạng nhu cầu một đường lại cấp phát một nẻo nên không phát huy được hiệu quả. Từ nhiều góp ý của người dân địa phương, Hội đồng tư vấn của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam cho rằng, dự thảo đề án hỗ trợ bảo tồn văn hóa cần rà soát lại từ thực tế của cơ sở để tránh việc tổ chức không hợp lý, lãng phí và không thực hiện được các mục tiêu bảo tồn./.

                                        Bài và ảnh: Báo Quảng Nam

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC