Chr’nắp pr’hay lang bh’lêê bh’la Cơ Tu
Thứ năm, 00:00, 15/08/2019
Bêl dzợ k’tứi ahêê nắc zập ngai lứch ơy bơơn xơợng xay truíh lang bh’lêê bh’la âng apêê a dếch, apêê a mế lâng âng apzêng apêê cô giáo. Cóh k’tiếc k’ruung hêê, lang bh’lêê âng muy acoon cóh, muy zr’lụ miền nắc lứch đợ vêy chr’nắp pr’hay la lay. Lang bh’lêê bh’la âng đhanuôr Cơ Tu cóh pazêng chr’hoong da ding k’coong tỉnh Quảng Nam công cơnh đêếc, pazêng rau t’ruíh nắc vêy đợ rau la lay. Đhanuôr lâng pr’zớc đh’rứah lâng PV A Lăng Lợi chêếc n’năl đợ rau chr’nắp pr’hay cóh lang bh’lêê bh’la âng đhanuôr Cơ Tu cóh chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam ớ!

Đhanuôr lâng pr’zớc xoọc xơợng p’căn Zơ Tâm Rơơm, ắt cóh cr’noon Abát, chr’val Chà Val, chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam xay truíh lang bh’lêê bh’la “Nư Na”. Xa nay n’nâu vêy chr’nắp nắc p’too pa choom ooy pr’ắt cr’noọ cr’niêng diíc điêl. Bêl diíc điêl cắh cr’er đh’rứah, tr’vey tr’lin nắc buôn pa bhlâng manuýh tơợ lơơng chêếc xay moon t’mốp, bhrợ t’váih raub tr’lơi, tr’pác tr’clắh bhlưa diíc điêl, bhrợ ha k’coon da dô k’er, pa nar k’conh k’căn, cắh ngai băn par…

P’căn Zơ Râm Rơơm nắc muy cóh m’bứi manuýh cóh chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam dzợ n’năl xay truíh bấc rau lang bh’lêê bh’la âng manuýh Cơ Tu. Ting cơnh p’căn Zơ Râm Rơơm, lang bh’lêê bh’la âng Cơ Tu nắc choom pác bhrợ 3 cơnh: Lang bh’lêê bh’la xay moon ooy a đoo manuýh a bhô dang; lang bh’lêê bh’la ooy pr’ắt tr’mông lâng lang bh’lêê bh’la ooy a đhắh, a chim, n’loong n’cuông lâng acoon manuýh.

Cóh pazêng rau lang bh’lêê bh’la ooy manuýh a bhô dang âng manuýh Cơ Tu, ahêê buôn xơợng xay truíh manuýh ga mắc k’rơ, c’rơ cắh ngai manuýh n’lơơng vêy. Manuýh n’nâu n’léh nắc đoọng zâl t’bil đợ manuýh n’lất n’mốp bhrợ pa hư a coon manuýh; cắh cậ bhrợ têng pazêng rau pr’đươi đươi dua bêl pa bhrợ ta têng cơnh a chị, chuung, cuốc; n’năl cơnh zư lêy óih jông đoọng z’zêệ, n’năl bhrợ cha rắh đoọng zư lêy a chắc a zân lâng penh a đhắh dzăm, n’năl cơnh taanh pazêng rau pr’đươi cơnh zung, a pậ, a đhung đoọng puáh ha roo lâng đớc ha roo… Lang bh’lêê bh’la vêy cơnh nắc cơnh manuýh cắh vêy u váih la lua, lang a pêê a bhô dang đoọng pa châng lâng a coon manuýh.

Pazêng lang bh’lêê bh’la ooy pr’ắt tr’mông nắc xay p’cắh pazêng rau xa nay bh’rợ cóh pr’ắt tr’mông âng bhươl cr’noon, pr’ắt tr’mông âng bhúh xoọng, tô gộ, bhươl cr’noon… Pazêng rau t’ruíh bh’lêê bh’la nắc vêy đợ xa nay la lay xay moon rau rơơm kiêng, cr’noọ cr’niêng bhlưa a coon manuýh. Apêê đoo n’năl pay rau đơ liêm crêê đoọng zâl rau n’lất n’mốp, ắt mamông liêm crêê, đha nui tr’út nắc lum bấc rau pr’đoọng… P’căn Rơơm bhui har, lang bh’lêê bh’la âng Cơ Tu nắc chr’nắp pr’hay cắh muy cóh xa nay ting n’nắc pr’hay lâng bhr’ươl xay truíh: “Lang bh’lêê bh’la âng manuýh Cơ Tu hêê zập bêl công xay moon rau p’too pa choom bấc lấh mơ. Cóh pazêng manuýh âng lang bh’lêê bh’la zập bêl công vêy manuýh n’lất n’mốp lâng manuýh n’liêm crêê. Manuýh n’lất n’mốp zập bêl công lứch ta zâl t’bil lâng manuýh đơ liêm crêếc nắc zập bêl vêy ta chắp hơnh. Rau chr’nắp âng lang bh’lêê bh’la Cơ Tu cắh muy cóh xa nay ting n’nắc nắc lâng bhr’ươl xay truíh công pr’hay pa bhlâng. Manuýh Cơ Tu xay truíh lang bh’lêê bh’la zập bêl công hát. Nắc vêy muy c’nắt ng’hát lâng muy c’nắt ng’xay truíh lâng muy c’nắt đh’rứah ng’hát lâng ng’xay truíh.”

Muy rau buôn pa bhlâng ng’năl cóh pazêng t’ruíh bh’lêê bh’la âng đhanuôr Cơ Tu nắc đợ manuýh pa nar k’conh k’căn, lum bấc rau zr’nắh xr’dô cóh pr’ắt tr’mông. Pazêng apêê ta đhâm pa nar đharứt đha rắh, k’đháp pa bhlâng đoọng vêy k’conh k’căn âng a đoo pân đil vêy tộ đoọng bêl apêê đoo kiêng pay a đoo pân đil n’nắc. Pa chô ooy đêếc, manuýh pa nar buôn liêm crêê lâng vêy cr’noọ t’bhlâng k’rơ lấh mơ apêê n’lơơng; apêê pân juýh nắc dzợ a bhô dang zúp zooi. Nắc cơnh lang bh’lêê bh’la: Acoon tưi”, C’mâr plấc; C’mâr a xươn; Tr’lóh tong; Cr’loong a coóc…

Bấc bhlâng, lang bh’lêê bh’la Cơ Tu nắc cơnh đhr’năng âng a bhô dang, manuýh váih cơnh a đhắh, cắh cậ pazêng rau a chắc âng a đhắh cơnh bha lưa a chiêng, cắh k’coon âng a bhô dang n’nắc… Ba bi cơnh ta đhâm Coon Tưi pa nar nắc crêê a chiêng a bhuy pa hư ha rêê, nắc a đoo t’bhlâng ta bơơm coóp a chiêng, bhrợ ha a chiêng pay đoọng muy bêệ bha lưa đoọng doọ bơơn ta lêệng. Muy cha nắc pân đil liêm cơnh bha lưa a chiêng n’léh lâng cóh t’tun ta đhâm Coon Tưi pay pân đil n’nắc bhrợ k’điêl… Pazêng rau t’ruíh bh’lêê bh’la cơnh a bhô dang ooy pazêng lang manuýh cắh pr’đoọng âng dhanuôr Cơ Tu cóh x’rịa buôn váih rau cơnh liêm pr’hay.

Lang bh’lêê bh’la Cơ Tu vêy ta xay truíh pr’choom cóh c’lâng xay truíh tơợ lang n’nâu tước ooy lang n’tốh. Cơnh đêếc nắc cơnh đhanuôr Cơ Tu p’too pa choom k’coon ch’chau liêm choom bhlâng. Hân đhơ cơnh đêếc, lâng manuýh Cơ Tu, nắc cắh vêy zập bêl công choom xay truíh cắh cậ xơợng lang bh’lêê bh’la. T’coóh bhươl A Lăng Ơớih, ắt cóh cr’noon Abát, chr’val Chà Val, chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam xay moon: “Manuýh Cơ Tu buôn xay truíh lang bh’lêê bh’la cóh ha dum âng hân noo ha ót. Nâu đoo nắc hân noo đhanuôr xoọc xoót ha roo. Ting cơnh xa nay âng đhanuôr Cơ Tu, xay truíh lang bh’lêê bh’la cóh hân noo n’nâu đoọng ha roo a bhoo váih bấc, ha roo a bhoo đớc bing đong xang. Lâng cắh xay truíh cóh t’ngay tu ting cơnh manuýh lang ahay nắc ng’váih cơnh tr’ngâl. Ha dzợ cóh hân noo ch’noọng nắc tơớp tal ha rêê nắc cắh choom xay truíh, tu cơnh đêếc nắc crêê n’loong c’lâm đươn ng’chêết.”

Đh’rứah lâng đợ manuýh trôông dzấc đhanuôr bhươl cr’noon, bhrợ t’váih đoọng ha đhanuôr cóh bhươl cr’noon vêy pr’ắt tr’mông liêm pr’hay nắc lang bh’lêê bh’la Cơ Tu nắc vêy đợ manuýh pa bhlâng choom ng’xay moon cóh pr’ắt tr’mông. Ba bi cơnh t’ruíh xay truíh ooy ta đhâm dzơơng, ta đhâm cắh nân năl, ta đhâm ngôốc… Pazêng apêê n’nâu nắc rau manuýh cóh lang bh’lêê bh’la lứch dzơơng lâng ngôốc pa bhlâng, cắh rau choom xay bhrợ nắc đhiệp bhrợ t’váih rau cắh liêm crêê ha pr’loọng đong, bhrợ rau cr’chăng ha apêê n’lơơng.

Ting n’nắc, ahêê công bơơn lêy cóh muy bơr rau t’ruíh bh’lêê bh’la âng đhanuôr Cơ Tu vêy đợ rau mr’cơnh lâng lang bh’lêê bh’la âng manuýh Kinh. Bi bi cơnh, Đhâm Đha rứt bhrợ bhua âng manuýh Cơ Tu nắc mr’cơnh lâng lang bh’lêê bh’la: Ngai cân hành cu âng manuýh Kinh; t’ruíh bh’lêê bh’la a đoo ta đhâm ngôốc lâng a đoo ta đhâm cắh lấh n’năl âng manuýh Cơ Tu, nắc k’nặ mr’cơnh lâng lang bh’lêê bh’la a đoo k’diíc ngôốc lâng ađoo k’điêl ta béch đha nui tr’út âng manuýh Kinh… Rau đêếc đoọng lêy vêy đợ rau mr’cơnh bhlưa t’ruíh lang bh’lêê bh’la âng manuýh Cơ Tu lâng lang bh’lêê bh’la âng manuýh Kinh ng’moon la lay lâng pazêng đhi noo acoon cóh n’lơơng moon zazum.

Pazêng rau t’ruíh lang bh’lêê bh’la, cắh cậ xa nay xay moon ooy hân noo ng’xay truíh âng manuýh Cơ Tu nắc lứch rau pr’too pr’choom chr’nắp liêm. Ting cơnh xa nay xay moon âng đhanuôr, ha dum tước đhanuôr n’jứah đương lêy ha roo vêy ta hấc đớc cóh tir t’pêếh, n’jứah hang óih lâng xay truíh lang bh’lêê bh’la đoọng ha k’coon ch’chau xơợng. Ha dzợ cóh hân noo ch’noong ha dum cắh đanh mơ lâng t’ngay, nắc cóh t’ngay đhanuôr bhrợ ha rêê đhuốch ta bơơn tr’mông, tu cơnh đêếc cắh buôn xay truíh lang bh’lêê bh’la.

Xoọc đâu, tu rau dưr váih zazum âng xã hội, pazêng bhươl cr’noon Cơ Tu cóh da ding k’coong Quảng Nam nắc cắh dzợ vêy bhr’ươl xay truíh lang bh’lêê bh’la Cơ Tu âng apêê a dếch, a pêê a ngắh, a pêê a mế. Lang ta đhâm c’mor, p’niên k’tứi Cơ Tu nâu cơy công ha vil cắh dzợ n’năl đợ rau chr’nắp pr’hay âng lang bh’lêê bh’la âng a conh a bhướp đay…/.

Độc đáo truyện cổ tích Cơ Tu

( Alăng Lợi)

Thời thơ ấu của mỗi chúng ta, ai cũng từng được đắm chìm trong những câu chuyện cổ tích qua lời kể ngọt ngào của  bà, của mẹ và các cô giáo. Trên đất nước ta, truyện cổ tích của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có những nét độc đáo, hấp dẫn, ly kỳ riêng. Truyện cổ tích của đồng bào Cơ Tu ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam cũng vậy. Mời bà con và các bạn cùng PV A lăng Lợi tìm hiểu nét độc đáo trong truyện cổ tích của đồng bào Cơ Tu ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam  nhé!

Bà con và các bạn đang nghe bà Zơrâm Rơơm, ở thôn Abát, xã Chà Vàl, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam kể chuyện cổ tích “Nư Na”. Câu chuyện hàm ý giáo dục về chuyện tình cảm vợ chồng. Khi vợ chồng không có sự thông cảm, chia sẻ và yêu thương thì dễ bị kẻ thứ 3 chen vào, dẫn đến sự chia ly và cuộc hôn nhân tan vỡ, con cái mồ côi, không nơi nương tựa....

Bà Zơrâm Rơơm là một trong số ít người ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam còn biết và kể được nhiều chuyện cổ tích của người Cơ Tu. Theo Bà Zơrâm Rơơm, truyện cổ Cơ Tu có thể chia làm 3 loại: Truyện cổ thần kỳ; truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ sự tích về con vật, cây cối và con người.

Ở những mẫu chuyện cổ thần kỳ của người Cơ Tu, ta thường bắt gặp những nhân vật khổng lồ, có năng lực siêu phàm. Nhân vật này xuất hiện để trừng trị những kẻ ác gây hại cho con người; hoặc chế tạo ra những công cụ sản xuất như rựa, rìu, cuốc; biết cách giữ lửa để nấu nướng, biết làm cung tên để tự vệ và bắn thú lấy thịt, biết đan lát các loại dụng cụ như gùi, nung, nia để phơi lúa và cất lúa;.... Truyện cổ thần kỳ có phần gần với thần thoại, thuộc thế giới các thiên thần phân biệt với con người.

Hệ thống truyện cổ tích sinh hoạt thì lại thể hiện những vấn đề trong cuộc sống làng bản, quan hệ họ hàng, cộng đồng, gia tộc....Mỗi câu chuyện có một sắc thái riêng nhằm thể hiện những ước muốn, tâm tư tình cảm của con người với nhau. Họ biết lấy thiện để thắng ác, ở hiền gặp lành... Bà Rơơm tự hào, truyện cổ tích Cơ Tu độc đáo không chỉ ở nội dung mà còn hấp dẫn ở lối kể chuyện: “ Chuyện cổ tích của đồng bào Cơ Tu mình bao giờ cũng mang tính giáo dục cao. Trong nhân vật cổ tích bao giờ cũng có nhân vật ác và thiện. Nhân vật ác bao giờ cũng phải trả giá và nhân vật thiện bào giờ cũng được đền đáp có hậu. Cái độc đáo của chuyện cổ tích Cơ Tu không chỉ ở nội dung mà lối kể chuyện cực kì hấp dẫn. Người Cơ Tu kể cổ tích bao giờ cũng hát. Phải có một đoạn hát một đoạn kể và một đoạn hát xen kẽ. Tức là vừa hát vừa kể.”

Một điều dễ nhận thấy trong những câu chuyện cổ tích của đồng bào Cơ Tu là tuyến nhân vật mồ côi cha mẹ, gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống. Các chàng trai mồ côi nghèo khổ, khó thuyết phục được bố mẹ của những cô gái khi muốn cưới các nàng. Bù vào đó, người mồ côi thường tốt bụng và có quyết tâm, nghị lực lớn hơn người khác; các chàng còn thường được đấng thần linh trợ giúp. Điển hình như truyện cổ tích “ Acoon tưi”, “C’mâr plấc”, “C’mâr a xươn” “Tr’loh tong”, Cr’loong a coóc”....

Đa phần, truyện cổ tích Cơ Tu mang yếu tố thần kì, người đội lốt thú, hoặc các bộ phận của con thú như chiếc ngà voi, hoặc con của vị thần nào đó.... Ví như chàng Coon Tưi mồ côi bị voi thần phá rẫy, đã quyết tâm bắt được voi, khiến voi phải đổi một chiếc ngà để được bình yên. Một cô gái đẹp từ chiếc ngà voi hiện ra và sau đó cùng chàng Coon Tưi kết duyên vợ chồng... Những câu chuyện thần kì, huyền bí về những số phận yếu thế của bà con Cơ Tu thường kết thúc có hậu.

Truyện cổ tích Cơ Tu được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là cách mà đồng bào Cơ Tu giáo dục con cháu hiệu quả nhất. Tuy nhiên, với người Cơ Tu, không phải lúc nào cũng có thể kể và nghe chuyện cổ tích được. Già làng Alăng Ơớih, ở thôn Abát, xã Chà Vàl, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam giải thích: “Người Cơ Tu kể chuyện cổ tích thường vào buổi tối của mùa đông. Đây là mùa mà bà con đang vào mùa thu hoạch lúa. Theo quan niệm của bà con Cơ Tu, kể cổ tích vào mùa này là để mùa màng bội thu, lúa thóc chất đầy nhà. Và không được kể vào ban ngày vì theo người xưa sẽ bị biến thành tượng. Còn mùa hè là mùa bà con bắt đầu phát rẫy thì không nên kể,  vì như thế sẽ bị cây đè chết. “

Bên cạnh những nhân vật luôn cứu giúp dân làng, đem đến cho dân làng tương lai tươi sáng thì truyện cổ Cơ Tu vẫn còn có những con người đáng phê phán trong cuộc sống đời thường. Ví dụ như chuyện kể về Chàng lười, Chàng đần, Chàng ngốc,... Đây là những nhân vật lười biếng và ngốc nghếch,  không làm được tích sự gì mà chỉ báo hại gia đình, làm trò cười cho thiên hạ.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể tìm thấy một vài mẫu chuyện của dân tộc Cơ Tu có nét gần gũi với truyện cổ tích người Kinh. Chẳng hạn, Đhâm Đha rứt làm vua của người Cơ Tu tương tự truyện “Ai mua hành tôi” của người Kinh; truyện Chàng đần và Chàng Ngốc của người Cơ Tu, tương tự nhóm truyện về anh chồng khờ và cô vợ khôn ngoan của người Kinh,…Điều đó cho thấy có sự giao thoa giữa cổ tích của người Cơ Tu với cổ tích người Kinh nói riêng và các dân tộc anh em khác nói chung.

Những câu chuyện cổ tích, hay quy định về thời gian kể chuyện của đồng bào Cơ Tu đều mang tính giáo dục sâu xa. Theo lý giải của bà con, truyện cổ tích Cơ Tu chỉ được kể vào mùa đông. Vì đây là thời gian thu hoạch lúa, tối đến bà con vừa canh lúa phơi trên giàn bếp, vừa sưởi ấm và kể chuyện cổ tích cho con cháu nghe. Còn mùa hè đêm ngắn ngày dài, là thời gian bà con làm lụng vất vả để kiếm cái ăn, nên thường không kể chuyện cổ tích.

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, các bản làng Cơ Tu ở miền núi Quảng Nam đã vắng dần tiếng kể chuyện cổ tích Cơ Tu của các cụ già, các bà, các mẹ. Lớp thanh niên, trẻ em Cơ Tu ngày nay cũng dần quên lãng sự độc đáo trong những câu chuyện cổ tích của dân tộc mình...!./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC