Đong tù Sơn La ặt cóh bôi Khau cả, muy zr’lụ k’tiếc bôl cóh trung tâm thị xã Sơn La, đhị bhrợ k’đệêng c’lâng lướt Hà Nội-Lai Châu-Tạ Bú. Bhrợ cóh bôl da ding, đong tù Sơn La lalua nắc muy bệê bọong tập ma nuýh ma mông.
Đong tù Sơn La âng a rọp Pháp bhrợ têng moọt c’moo 1908, xoọc tr’nợơp đong tù vêy đhăm bhứah 500m2. XoỌc tr’nợơp cóh đâu nắc đong tù âng tỉnh lâng đh’nớc “Prison de Vạn Bú” lâng bh’rợ nắc coop zư apêê đhanuôr ặt tù. Tợơ bêl Đảng cộng sản Việt Nam dưr váih lâng bh’cộ đhanuôr hêê grung dưr zêl a rọp nắc đong tù Sơn La xăl cơnh đươi dua, qui mô bơơn ta bhrợ ta bhứah 1.500m2, apêê clong ặt cóh đong tù nâu nắc cắh muy đhanuôr ha dợ zêng lâng đong tù chính trị âng apêê đảng phái, cóh đếêc bấc bhlầng nắc tù Cộng sản.
C’moo 1940, đhăm k’tiếc đong tù bơơn ta bhrợ ta bhứah tước 1.700m2 lâng hệ thống g’roong nhâm mâng ta bhrợ lâng đhêl lâng gạch dal 4m, cợơng m’pâng mét. Tợơ đâu, đong tù Sơn La váih nắc trung tâm cọop zư pazêng ngai chắp kiêng k’tiếc k’ruung Việt Nam.
Lalay lâng pazêng đong tù, a rọp Pháp pếch da ding, pa tệêt pa zưm apêê da ding váih muy hệ thống phòng cọop zư. Cắh vêy muy tr’clá p’răng n’đoo choom mọot ooy phòng coóp zư. Đong tù Sơn La bơơn ta bhrợ nhâm mâng, za đêl lâng đhêl, gạch, chr’tốp lâng tôn. Giường bếch âng đong tù nắc lâng đhêl, xi măng, đắh nguôi nắc hệ thống crọol dzung n’juối dal ting bha nên ta bhrợ lâng đhêl n’nặc.
A rọp Pháp lêy đong tù nâu nắc cơnh muy zr’lụ “k’tiếc chệêt” muy đhị “cộng sản mọot ha dợ cắh choom glúh”, muy đhị “lơi a chắc a rang”… T’moọt tù apêê bhrợ chính trị cóh đong tù Sơn La, a rọp Pháp đươi dua zập cơnh đoọng zr’nắh pa xiêr tinh thần grơơ k’rơ ting cách mạng.
Tợơ c’moo 1930 tước c’moo 1945, ơy vêy 1007 chu chiến sĩ cách mạng âng Đảng, âng đhanuôr crêê a rọp Pháp coóp zư đhị đong tù nâu. Lalua ta níh bhlầng cóh đếêc nắc apêê đồng chí: Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Hiệu, Nguyễn Đức Tâm, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng, Xuân Thuỷ, Lê Thanh Nghị lâng bấc đồng chí grơơ nhọol lơơng âng cách mạng Việt Nam.
Đhơ cơnh đếêc cung cơnh bấc đong tù lơơng cóh pazêng đong tù âng a rọp Pháp, đong tù Sơn La dưr váih nắc đhị cr’pân pa bhlầng, ặt váih cóh a cọ a bục râu căh choom ha vil. Tinh thần grung dưr âng apêê chiến sĩ cóh đong tù cắh muy bhrợ đoọng ha rọp k’pân nắc apêê ting chắp lấh mơ dzợ. N’đhơ ắt cóh đong tù, crọol lứch dzung têy ha dợ zập bêl apêê chiến sĩ cách mạng doó pa đhêy học tập: pa choom p’rá k’tiếc k’ruung lơơng, pa chắp xợơng c’lâng bh’rợ cách mạng, bhrợ thơ, xrắ văn, bhrợ báo… Zêl râu zr’nắh k’đháp âng pleng k’tiếc, zêl chế độ âng đong tù, zư nhâm mâng cr’nọo pr’chắp lâng tinh thần cách mạng, apêê chiến sĩ đong tù Sơn La bhrợ “đong tù k’năm” váih “đong tù ang”, đong tù lalua dưr váih nắc muy trường học âng apêê chiến sĩ cách mạng.
C’moo 1952, lalăm xó tợơ Sơn La, đoọng ta bil c’léh cắh liêm, a rọp Pháp glâm bom pa hư lứch đong tù. Pa tệêt đếêc nắc c’moo 1965 tr’zêl tr’panh pa hư miền Bắc âng Mỹ, đong tù Sơn La pa hư zêng nắc dzợ muy zr’lụ gạch lâng za đâr hư.
C’cir đong tù Sơn La nắc đoọng pa too pa choom truyền thống lịch sử đoọng ha lang t’tun. T’ngay 31/12/2014, c’cir lịch sử đong tù Sơn La bơơn Thủ tướng Chính phủ pa glúh quyết định r’pặ nắc c’cir âng k’tiếc k’ruung chr’nắp pa bhlầng.
Cóh pazêng pr’đươi dzợ ta zư đớc đhị đong tù Sơn La nắc “t’nơơm đào”- muy c’cir âng đồng chí Tô Hiệu, ha pruốt chô t’nơơm đào Tô Hiệu nắc chớh pô m’jứah lâng hân noo pô ban bhoóc crâng Tây Bắc. T’nơơm đào pa cắh râu tr’zêl tr’panh grơơl k’rơ, tinh thần chắp kiêng cách mạng âng ma nuýh tù cộng sản./.
Di tích Nhà tù Sơn La
Thực dân Pháp đã biến Nhà ngục Sơn La thành một địa ngục trần gian để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng sản Việt Nam. Nhưng cũng chính nơi tù đầy tăm tối này, hơn bao giờ hết khí tiết của người chiến sĩ cộng sản đã toả sáng và thắp lên ngọn lửa đấu tranh cách mạng biến “ngục tối” thành “ngục sáng”.
Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau cả, một khu đất cao trong trung tâm thị xã Sơn La, nơi án ngữ các ngả đường đi Hà Nội- Lai Châu- Tạ Bú. Dựng trên đỉnh một ngọn núi, nhà tù Sơn La thực tế là một cái hầm chôn người sống.
Nhà tù Sơn La do Thực dân Pháp xây dựng vào năm 1908, ban đầu Nhà tù có diện tích 500m2. Khởi thủy nó chỉ là Nhà tù hàng tỉnh mang tên "Prison de Vạn Bú" với chức năng là giam giữ tù thường phạm. Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân ta vùng lên đấu tranh chống đế quốc, phong kiến thì Nhà tù Sơn La thay đổi hẳn tính chất, qui mô được mở rộng thêm 1.500m2, đối tượng giam giữ không chỉ là tù thường phạm mà cả tù chính trị thuộc các đảng phái, trong đó chủ yếu là tù Cộng sản.
Năm 1940, diện tích nhà tù được mở rộng lên đến 1.700m2 với hệ thống tường bao kiên cố bằng đá và gạch cao 4m, dày nửa mét. Từ đây, Nhà tù Sơn La trở thành trung tâm giam cầm đày ải những người yêu nước Việt Nam.
Khác với tất cả các nhà tù, thực dân Pháp khoét núi, ghép các ngăn núi nhân tạo thành một hệ thống phòng giam. Không một giọt ánh sáng nào có thể lọt được vào các phòng giam. Nhà tù Sơn La được xây dựng kiên cố, tường bằng đá lẫn gạch, mái lợp tôn. Giường nằm cho tù nhân xây bằng đá, mặt láng xi măng, mép ngoài gắn hệ thống cùm chân dọc theo chiều dài của sàn.
Giặc Pháp đã coi nhà tù này như một vùng “đất chết” một nơi “cộng sản vào mà không ra”, một nơi “bỏ xác”… Đưa các chính trị phạm vào nhà tù Sơn La, thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn đầy ải tra tấn thể xác hòng thủ tiêu tinh thần cách mạng.
Từ năm 1930 đến năm 1945, đã có 1007 lượt chiến sĩ cách mạng của Đảng, của dân tộc đã bị thực dân Pháp giam cầm, đầy ải ở chốn ngục tù này. Tiêu biểu trong số đó là các đồng chí: Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Hiệu, Nguyễn Đức Tâm, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng, Xuân Thủy, Lê Thanh Nghị và nhiều đồng chí trung kiên khác của cách mạng Việt Nam.
Song, cũng giống như bất cứ nhà tù nào trong hệ thống lao tù của thực dân Pháp, nhà tù Sơn La đã trở thành một nơi đáng sợ, đầy ám ảnh đối với chúng. Tinh thần đấu tranh của những người chiến sĩ trong nhà tù không những làm cho kẻ thù sợ hãi mà còn kính nể. Mặc dù trong hoàn cảnh lao tù, gông xiềng nhưng không một lúc nào các chiến sĩ cách mạng không học tập: học ngoại ngữ, nghiên cứu đường lối cách mạng, làm thơ, viết văn, làm báo… Chống lại sự hà khắc của thiên nhiên, chống lại chế độ hà khắc của nhà tù, giữ vững ý chí và tinh thần cách mạng, các chiến sĩ nhà tù Sơn La đã biến “ngục tối” thành “ngục sáng”, nhà tù thực sự trở thành một trường học của các chiến sĩ cách mạng.
Năm 1952, trước khi rút khỏi Sơn La, để xóa dấu vết tội ác thực dân Pháp đã ném bom phá hủy khu vực nhà tù. Tiếp đó, năm 1965 chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ, nhà tù Sơn La gần như bị phá hủy hoàn toàn hầu như chỉ còn lại một bãi gạch tan hoang, những bức tường đổ nát.
Di tích nhà tù Sơn La nhằm giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ mai sau. Ngày 31/12/2014, Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Trong những hiện vật còn giữ lại được ở nhà tù Sơn La là hình ảnh “cây đào”- một kỷ niệm của đồng chí Tô Hiệu, xuân đến cây đào Tô Hiệu lại nở hoa cùng với mùa hoa ban trắng rừng Tây Bắc. Cây đào gợi nhớ cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất, tinh thần lạc quan cách mạng của người tù cộng sản./.
Viết bình luận