Bha ar xră 2: Zư đơc, pa dưr c’kir Xòe Thái
Thứ sáu, 08:55, 07/10/2022
Xòe – c’kir văn hóa phi vật thể pa căh măt âng acoon ma nưih bơơn xơợng bhrợ đhị apêê vel âng ma nưih Thái bâc năc coh 4 tỉnh: Yên Bái, Lai Châu, Sơn La lâng Điện Biên. Trung tâm âng Xòe choom lêy coh Mường Lò (tỉnh Yên Bái), Mường So (tỉnh Lai Châu), Thuận Châu (tỉnh Sơn La), Mường Lay lâng thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên). Pr’múa liêm pr’hay n’nâu bơơn dưr vaih tơợ bâc lang năc choom xay moon tươc râu pa zum têy zư đơc âng bâc lang ma nưih Thái.

 

Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái xooc vêy 196 c’bhuh văn nghệ quần chúng, coh đêêc 15 c’bhuh văn nghệ bha lâng. Apêê c’bhuh văn nghệ n’nâu năc đoo c’bhuh bha lâng coh bh’rợ zư đơc, pa dưr lâng xay truih nghệ thuật Xòe Thái. Ađhi Lường Thị Minh, ma nưih ting pâh C’bhuh văn nghệ vel Đêu 2, chr’val Nghĩa An xay moon:“Nghệ thuật xòe công cơnh zâp apêê pr’múa n’lơơng, kiêng xòe liêm năc căh muy bh’rợ pa gơt a năm năc choom lâng loom luônh tu cơnh đêêc lâh bh’rợ ta luôn pa choom, a zi công ta mêệng xơợng apêê a dich, a moó truih lâng năl ghit lâh mơ ooy chr’năp âng apêê pr’múa xòe ty đoọng coh cr’chăl múa xay truih bơơn liêm pr’hay công cơnh pa dưr vaih apêê pr’múa xòe t’mêê liêm pr’hay lâh, n’đhang doó tr’luc lâng văn hóa apêê acoon coh n’lơơng.”

Tơợ c’moo 2013, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái âi xră bhrợ ta la bài giảng “ Nghệ thuật xòe ty âng đha nuôr Thái zr’lụ Nghĩa Lộ - Mường Lò”, âng nghệ nhân Lò Văn Biến năc ma nưih xră t’vaih đoọng pa choom 6 điệu xòe coh đha nuôr. L’lăm, vel đong n’nâu pa choom đoọng ha c’bhuh cán bộ; đoọng c’bhuh n’nâu năc xiêr tươc apêê chr’val, phường, vel bhươl đoọng pa choom cớ. Coh Nghĩa Lộ lâng chr’hoong Văn Chấn, tỉnh Yên Bái xooc vêy lâh 5.000 nghệ nhân choom xòe pr’hay, bơơn pa căh lưch râu liêm pr’hay âng xòe. Đươi c’bhuh n’nâu, thị xã Nghĩa Lộ âi bhrợ têng liêm choom bâc g’luh múa xòe ga măc k’rơ bhâu ma nưih ting pâh, xay moon kỷ lục Guiness Việt Nam. T’cooh Lương Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái đoọng năl:“Thị xã Nghĩa Lộ zi công vêy t’bhlâng pa dưr bh’rợ pa choom đoọng apêê điệu xòe coh apêê nhà trường. T’bhlâng pa dưr, bhrợ t’vaih apêê c’bhuh xòe coh apêê vel bhươl đoọng pa dưr c’leh văn hóa la lay coh đha nuôr Thái.”

Đhị chr’hoong Mường So a hay, nâu câi năc apêê chr’val Khổng Lào, Bản Lang lâng Mường So, chr’hoong Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, zâp vel Thái zêng vêy tơợ 2 tươc 3 c’bhuh mùa xòe. Bâc vel đong công âi đơơng âng pr’múa xòe moot trường học đoọng pa choom đoọng, zooi lang p’niên bơơn năl lâng zư đơc c’leh liêm văn hóa acoon coh đay. Amoó Lò Thị Hồng, ăt coh vel Hổi Én, chr’val Mường So, chr’hoong Phong Thổ đoọng năl:“Ai tươc t’ngay Tết năc apêê đha đhâm c’mâr vêy k’rong pa zum đoọng bhui har xòe. Ngai công rơơm kiêng tơc muy c’moo t’mêê đoọng zâp ngai dh’rưah xay truih cớ đợ pr’múa xòe lâng apêê pr’hat Thái âng acoon coh đay.”

T’cooh Vương Thế Mẫn, Chủ tịch UBND chr’hoong Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đoọng năl, dha nuôr Thái Tây Bắc, coh đêêc vêy ma nưih Thái bhooc coh Phong Thổ bhui har lâng hâng hơnh bêl xòe Thái bơơn UNESCO xay moon năc văn hóa phi vật thể pa căh măt ha coon ma nưih. Nâu đoo năc pr’đơợ đoọng vel đong k’rang lâh mơ tươc bh’rợ k’rong bhrợ, k’đhơợng zư đơc c’leh văn hóa acoon coh Thái. N’đăh chr’hoong công âi vêy Đề án pa dưr du lịch p’têêt lâng zư đơc c’leh văn hóa acoon coh đhị vel đong, bha lâng năc bhrợ têng apêê bhr’ươr pr’hat lâng xòe Thái:“Điệu xòe năc r’vai âng đha nuôr Thái coh vel đong chr’hoong Phong Thổ lâng zr’lụ Tây Bắc. Azi âi vêy đề án pa dưr du lịch p’têêt lâng c’leh liêm văn hóa acoon coh coh vel đong, coh đêêc bha lâng moot xoeè Thái âng đha nuôr. Azi vêy bhrợ muy bơr bh’rợ đoọng bhrợ pa dưr cớ apêê bhiêc bhan, công cơnh năc xay bhrợ apêê bh’rợ xa nay văn hóa, p’têêt lâng bh’rợ âng đha nuôr coh apêê vel, bhươl, coh đêêc bha lâng moot ooy apêê điệu xòe đoọng k’đhơợng bhrợ lâng ha dưr dal âng apêê điều xòe.”

Đoọng zư đơc lâng pa dưr chr’năp văn hóa tơợ nghệ thuật xòe, tỉnh Điện Biên âi lâng xooc t’bhlâng bhrợ apêê bh’rợ pa choom đoọng, xay truih nghệ thuật xòe Thái, pa bhlâng năc đoọng ha pêê lang p’niên; bhrợ têng bhiêc bhan văn hóa, bhiêc bhan  truyền thống zâp c’moo, đơơng âng nghệ thuật xoè Thái moot bhrợ têng. Tỉnh Điện Biên xooc vêy dâng lâh 1.150 c’bhuh văn nghệ âng apêê vel, coh đêêc bâc năc apêê c’bhuh văn nghệ âng vel ma nưih Thái, nâu đoo bơơn lêy năc đợ apêê ưu tú đoọng zư đơc lâng pa dưr nghệ thuật Xòe. T’cooh Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao lâng Du lịch tỉnh Điện Biên đoọng năl: Bh’rợ UNESCO xay moon Nghệ thuật Xòe Thái moot ooy c’bhuh c’kir văn hóa phi vật thể pa căh măt âng acoon ma nưih vêy chr’năp bhlâng, bhrợ pa dưr loom hâng hơnh âng apêê dha nuôr, bhrợ ap dưr lang p’niên k’rang lâh tươc C’kir, xay moon ma loom lâng bh’rợ chr’năp đoọng zư đơc c’rơ âng apêê c’kir văn hóa phi vật thể coh dha nuôr. Đh’rưah lâng n’năc, công xay moon trách nhiệm ha pêê vel đong vêy bâc đha nuôr Thái ma mông cơnh lâng bh’rợ t’bhlâng zư đơc, pa dưr chr’năp âng Nghệ thuật Xòe Thái coh xã hội xooc đâu:“Ting c’lâng xa nay âng ngành năc căh muy coh apêê bhiêc bhan năc coh apêê vel văn hóa du lịch, zâp bêl vêy bh’rợ tr’nêng zêng đơơng âng điệu xòe Thái moot pa căh; l’lăm a hay a zi âi k’đhơợng bhrợ lâng nâu câi năc t’bhlâng bhrợ pa dưr. Coh cr’chăl tươc, lâh apêê bh’rợ đhị tỉnh, coh Vel văn hóa Việt Nam, azi công vêy k’đươi apêê nghệ nhân ting pâh pa căh điệu xòe Thái đoọng xay truih lâng t’mooi zâp n’đăh./.”

 Bài 2: Giữ gìn, phát huy di sản Xòe Thái

                                                                            (Nhóm PV TTTB)

Xòe - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được thực hành tại các bản của người Thái chủ yếu ở 4 tỉnh: Yên Bái, Lai Châu, Sơn La và Điện Biên. Trung tâm của Xòe có thể được coi ở Mường Lò (tỉnh Yên Bái), Mường So (tỉnh Lai Châu), Thuận Châu (tỉnh Sơn La), Mường Lay và thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên). Điệu dân vũ nồng say này được trường tồn qua bao thế hệ phải kể đến sự chung tay gìn giữ của biết bao thế hệ người Thái.

        Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái hiện có 196 đội văn nghệ quần chúng, trong đó 15 đội văn nghệ nòng cốt. Các đội văn nghệ này chính là những hạt nhân trong giữ gìn, bảo tồn, phát huy và giới thiệu, quảng bá nghệ thuật Xòe Thái.  Em Lường Thị Minh, thành viên Đội Văn nghệ thôn Đêu 2, xã Nghĩa An chia sẻ: “Nghệ thuật xòe cũng như tất cả các điệu dân vũ khác, muốn xòe dẻo, xòe đẹp thì không chỉ bằng động tác mà phải bằng cả tâm hồn nên ngoài việc thường xuyên tập luyện, chúng em cũng lắng nghe các bà, các chị kể và thấu hơn về ý nghĩa của các điệu xòe cổ để trong quá trình biểu diễn giới thiệu được nguyên bản cũng như phát triển thành các điệu xòe mang tính nghệ thuật cao hơn, nhưng không pha tạp với văn hóa của các dân tộc khác.”

       Từ năm 2013, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái đã tổ chức biên soạn cuốn bài giảng "Nghệ thuật xòe cổ của đồng bào dân tộc Thái vùng Nghĩa Lộ - Mường Lò”, do nghệ nhân Lò Văn Biến là chủ biên để truyền dạy 6 điệu xòe trong cộng đồng. Trước hết, địa phương này tổ chức truyền dạy cho đội ngũ cán bộ; để đội ngũ này lại trực tiếp xuống các xã, phường, bản, làng để truyền dạy. Ở Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái hiện có hơn 5.000 nghệ nhân có thể xòe hay, xòe đẹp, diễn tả được “hồn” xòe. Nhờ đội ngũ này, thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức thành công nhiều màn đại xòe kỷ lục hàng nghìn người tham gia, xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam. Ông Lương Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái cho biết: “Thị xã Nghĩa Lộ chúng tôi cũng sẽ tiếp tục phát huy việc truyền dạy các điệu xòe trong các nhà trường. Tiếp tục phát triển, thành lập các đội xòe ở các thôn bản để phát huy nét văn hóa riêng có cộng đồng dân tộc Thái.”

        Tại châu (huyện) Mường So xưa, nay là các xã Khổng Lào, Bản Lang và Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, mỗi bản Thái đều có từ 2 đến 3 đội múa xòe. Nhiều địa phương cũng đã đưa múa xòe vào trường học để truyền dạy, giúp thế hệ trẻ tiếp cận và lưu giữ nét đẹp văn hóa dân tộc mình. Chị Lò Thị Hồng, ở bản Hổi Én, xã Mường So, huyện Phong Thổ cho biết: “Cứ ngày tết là những chàng trai, cô gái sẽ hội tụ nhau để vui xòe. Ai cũng mong muốn đến một năm mới để mọi người cùng nhau ôn lại những điệu xòe và những làn điệu hát Thái của dân tộc mình.”

        Ông Vương Thế Mẫn, Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cho biết: Đồng bào Thái Tây Bắc, trong đó có người Thái trắng ở Phong Thổ rất vui mừng và tự hào khi xòe Thái được UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là cơ hội để địa phương quan tâm hơn đến việc đầu tư, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc Thái. Về phía huyện cũng đã có Đề án phát triển du lịch gắn với gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn, trọng tâm là khai thác các làn điệu dân ca và xòe Thái: “Điệu xòe là hồn cốt của đồng bào Thái trên địa bàn huyện Phong Thổ và vùng Tây Bắc. Chúng tôi đã có đề án phát triển du lịch gắn với bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn, trong đó trọng tâm vào xòe Thái của đồng bào. Chúng tôi sẽ làm một số hoạt động để khôi phục lại các lễ hội, cũng như là triển khai các sự kiện văn hóa, gắn với hoạt động của nhân dân ở các thôn, bản, trong đó trọng tâm vào các điệu xòe để duy trì và nâng tầm của các điệu xòe lên.”

       Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa từ nghệ thuật xòe, tỉnh Điện Biên đã và đang tiếp tục tổ chức các chương trình tập huấn, đào tạo, phổ biến nghệ thuật xòe Thái, đặc biệt cho thế hệ trẻ; tổ chức lễ hội văn hóa, lễ hội truyền thống hàng năm, đưa nghệ thuật xòe Thái vào thực hành. Tỉnh Điện Biên hiện có khoảng hơn 1.150 đội văn nghệ thuộc các bản, trong đó đa phần là các đội văn nghệ thuộc bản dân tộc Thái, đây được xem là những hạt nhân ưu tú để bảo tồn và phát triển nghệ thuật Xòe. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên cho biết: Sự kiện UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khơi dậy lòng tự hào của các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy thế hệ trẻ quan tâm hơn đến Di sản, nêu cao ý thức và hành động thiết thực để bảo vệ sức sống của các di sản văn hóa phi vật thể tại cộng đồng. Đồng thời, cũng đặt ra trách nhiệm cho các địa phương có đông đồng bào người Thái sinh sống đối với việc tiếp tục gìn giữ, phát huy giá trị của Nghệ thuật Xòe Thái trong xã hội hiện đại: “Theo định hướng của ngành thì không chỉ trong dịp lễ hội mà tại các bản văn hóa du lịch, mỗi khi có sự kiện, lễ hội đều đưa điệu xòe Thái vào biểu diễn; trước đây chúng tôi đã duy trì và nay tiếp tục tiếp nối. Trong thời gian tới, ngoài các sự kiện tại tỉnh, tại Làng Văn hóa Việt Nam, chúng tôi cũng sẽ mời các nghệ nhân tham gia trình diễn điệu xòe Thái để giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế./.”         

                                        

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC