Ch’ngai bha dăh cr’liêng chữ coh da ding k’coong
Thứ hai, 15:25, 27/06/2022
Da ding k’coong, hải đảo, năc đợ vel đong dzợ vêy bâc râu zr’năh k’đhap, năc coh đêêc ta luôn n’leh cr’noọ bh’rợ l’lăm xay bhrợ âng bâc apêê pa bhrợ, coh đêêc vêy apêê giáo viên. Căh k’pân zr’năh k’đhap, t’bhlâng bhr’lậ zr’năh k’đhap đoọng t’bhlâng xay bhrợ bh’rợ pa choom cr’liêng chữ ha p’niên k’tứi manuyh acoon coh, bâc apêê thầy cô giáo ơy tươc ăt coh bhươl cr’noon, t’bhlâng pa choom cr’liêng chữ coh pazêng zr’lụ da ding k’coong.

Muy giờ pa choom âng cô Phạm Thị Tuyết buôn tơợp râu bhui har cơnh đêêc. Râu k’chít doọ dzợ n’leh âng pazêng học sinh bhươl cr’noon Mường. Cô giáo Phạm Thị Tuyết ơy vêy bâc c’moo pa choom đhị muy trường coh chr’hoong Ngọc Lặc, ch’ngai tơợ đong k’dâng 5 cây số. C’moo 2018, vêy cr’chăl tươc ooy trường Tiểu học Vân Am 1 pa choom nghiệp vụ, cô năc lum đợ p’niên k’tứi k’chịt, k’pân bêl tr’lum lâng manuyh đơ chrih, vêy cơnh cậ vêy học sinh căh ơy n’năl prá p’rá phổ thông. Râu đêêc, bhrợ ha cô nhăn xăl zr’lụ pa bhrợ ooy trường n’nâu. Lơi bh’rợ đăn đong đoọng tươc ooy zr’lụ zr’năh k’đhap n’nâu pa choom cr’liêng chữ, bâc ngai xay moon năc cr’noọ bh’rợ chrih bhlâng âng cô giáo Phạm Thị Tuyết. Muy t’ngay pa bhrợ âng cô Tuyết năc tơợ 5 giờ ra diu z’lâh c’lâng lươt 30km tươc ooy trường hân đhơ coh hân noo ch’noọng căh cậ hân noo ha ọt. C’lâng p’rang lươt chô zr’năh k’đhap, boo c’lâng k’tiêr… vêy t’ngay xe âng cô trò năc vất lơi coh toor c’lâng. Lươt dzung tươc ooy trường, a bhị boọ tơợ dzung tươc ooy a cọ, năc cô giáo zr’lụ dading k’coong ta luôn vêy cr’noọ bhui har lâng căh bool vêy cr’noọ hay hoọng loom ooy bh’rợ âng đay: “Đhr’năng pr’ăt tr’mông coh đâu vêy bâc cơnh, k’conh k’căn lươt bhrợ cha, vêy ađhi năc pa nar k’conh k’căn, ăt coh đong pa ặt ađhi căh bơơn tươc ooy trường, acu k’er pa bhlâng. Vêy ađhi prang t’pâl t’ngay năc zêng cha mì tôm, căh râu cha. Azi lêy vêy râu bhrợ ha đay t’bhlâng xay bhrợ, kiêng zooi apêê ađhi. Năc tu vêy bâc pa bhlâng apêê đhi pr’ăt tr’mông zr’năh k’đhap cơnh đêêc, ha dzợ c’rơ âng zi năc căh mơ. Coh đêêc vêy ting xay bhrợ âng apêê đoàn hể coh chr’val. Năc chr’val công chr’val zr’năh k’đhap năc bh’rợ ng’zooi căh zập prang. Năc râu đêêc bhrợ ha cu t’bhlâng k’rơ lâh mơ.”

Năc ng’bhrợ têng cơnh ooy đoọng apêê ađhi nhool lâh mơ, mâng loom lâh mơ coh bh’rợ học tập lâng ăt mamông? Râu đêêc năc xa nay ta mooh bhrợ ha cô Phạm Thị Tuyết t’bhlâng lứch c’rơ âng đay coh bh’rợ xăl bh’rợ pa choom đoọng pa dưr cr’noọ cr’niêng t’bhlâng lâh mơ đoọng ha apêê ađhi k’tứi coh zr’lụ da ding k’coong. Lâh bêl pa choom coh lớp, cô giáo Tuyết năc ăt cha ơh bâc lâh mơ, đh’rưah học, p’too pa choom đoọng ha apêê ađhi ooy bh’rợ học, ăt mamông coh pr’ăt tr’mông đươi tơợ pr’học, ting t’ngay apêê ađhi năc doọ dzợ k’chít k’pân lâng mâng loom coh học tập, prá xay. Thầy giáo Đào Quang Dũng, hiệu trưởng trường Tiểu học Vân Am 1 xay moon ooy cô giáo Phạm Thị Tuyết cơnh đâu: “Cô Tuyết nhăn chô pa bhrợ coh trường tơợ c’moo 2018. Cô vêy bâc chu bơơn ch’ner giao viên dạy ta béch, chr’năp bhlâng năc lứch loom lâng bh’rợ tr’nêng. Lâh ooy ta béch bh’rợ tr’nêng năc dzợ ta béch ooy văn nghệ… đươi tơợ pazêng bh’rợ học sinh năc chăp dadêr pa bhlâng. Học sinh âng cô vêy ađhi bơơn ch’ner dal tơợ xa nay bh’rợ xrặ thư UPU âng tỉnh, âng prang k’tiêc k’ruung…”

Lứch loom lâng t’bhlâng xay bhrợ, cô giáo Phạm Thị Tuyết ơy đơơng âng ha apêê ađhi k’tứi coh zr’lụ da ding k’coong đợ pr’học chr’năp pr’hay pa bhlâng, t’bil lơi râu k’pân k’chít âng apêê ađhi năc manuyh acoon coh đhị zr’lụ zr’năh k’đhap…

Dặm dài con chữ vùng cao

PV Hương Giang

Miền núi, hải đảo, là những địa bàn còn rất nhiều khó khăn, nhưng ở đó luôn có sự hiện diện của tinh thần xung phong, tình nguyện của rất nhiều đội ngũ, trong đó có lực lượng giáo viên. Không quản ngại vất vả, nỗ lực khắc phục khó khăn để theo đuổi công việc dạy chữ cho trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số, rất nhiều thầy cô giáo đã cắm bản, miệt mài gieo chữ ở những điểm trường vùng cao.

        Một giờ lên lớp của cô Phạm Thị Tuyết thường bắt đầu với không khí vui vẻ, rộn ràng như vậy. Sự bẽn lẽn, ngượng ngùng không còn thấy ở những học sinh bản Mường. Cô giáo Phạm Thị Tuyết đã có nhiều năm giảng dạy tại một ngôi trường ở trung tâm huyện Ngọc Lặc, cách nhà khoảng 5 cây số. Năm 2018, có dịp đến trường Tiểu học Vân Am 1 sinh hoạt nghiệp vụ, cô bắt gặp những ánh mắt rụt rè không dám tiếp xúc với người lạ, thậm chí có những học sinh chưa biết nói tiếng phổ thông. Điều đó đã thúc cô xin chuyển công tác về ngôi trường này. Từ bỏ công việc gần nhà để lên vùng khó giảng dạy, nhiều người cho rằng đó là một quyết định “khó hiểu” của cô giáo Phạm Thị Tuyết. Mỗi ngày làm việc của cô giáo Tuyết bắt đầu từ 5 giờ sáng vượt qua quãng đường 30km đến trường bất kể mùa hè cũng như mùa đông. Đường xá đi lại khó khăn, trời mưa trơn trượt lầy lội…có những hôm xe của cô trò phải “ vứt” lại hai bên đường. Đi bộ tới trường, bùn đất dính từ đầu đến chân, thế nhưng cô giáo vùng cao vẫn luôn lạc quan, vui vẻ và chưa một lần “hối hận” về quyết định của mình:“Có rất nhiều hoàn cảnh gia đình cha mẹ đi làm ăn xa, có những em mồ côi, ở nhà chăm em không thể đến trường, mình rất thương. Có những em cả tuần trời chỉ ăn mì tôm, không có gì để ăn. Chúng tôi cảm thấy có gì đó thôi thúc trong trái tim mình, muốn làm gì đó cho các em. Nhưng mà vì có rất nhiều hoàn cảnh như thế còn chúng tôi thì vòng tay quá bé. Tất nhiên được sự đồng tâm hợp lực của tất cả đoàn thể trong xã. Nhưng xã là xã khó khăn nên sự giang tay chưa với tới hết được. Chính điều đó đã thôi thúc tôi”

Phải làm sao để các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong  học tập và rèn luyện? đó chính là câu hỏi thôi thúc cô Phạm Thị Tuyết nỗ lực hết mình trong đổi mới phương pháp giảng dạy để truyền lửa, thắp sáng ước mơ khát vọng cho các trò nhỏ vùng cao. Ngoài giờ lên lớp, cô giáo Tuyết thường dành nhiều thời gian cùng chơi, cùng học, chỉ bảo cho các em cách học, các kỹ năng sống thông qua các bài học, lâu dần các em đã mạnh dạn và tự tin hơn trong học tập, giao tiếp. Thầy giáo Đào Quang Dũng, hiệu trưởng trưởng Tiểu học Vân Am 1 nhận xét về cô giáo Phạm Thị Tuyết như thế này:“Cô Tuyết xung phong công tác tại trường từ năm 2018. Cô nhiều lần đạt giáo viên dạy giỏi, quan trọng nhất là  tâm huyết, nhiệt tình. Ngoài giỏi chuyên môn còn tài năng về văn nghệ...thông qua các hoạt động học sinh rất yêu quý. Học sinh của cô có những em đạt giải viết thư UPU rất cao của tỉnh, của toàn quốc....”

Với nhiệt huyết và đam mê cống hiến, cô giáo Phạm Thị Tuyết đã mang đến cho các em nhỏ vùng cao những bài học thú vị, xóa tan mặc cảm rụt rè, sự tự ti của các em đồng bào dân tộc ở vùng khó…

 

 

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC