Tơợ đâh ra diu, đhanuôr coh vel Khá, chr’val Sạp Vạt, chr’hoong Yên Châu đh’rưah pa liêm đong xang, tang c’riing, tal xraach toor crâng, pa zi a ọc, cut a tưch a đha, đhooh a vị… ra văng bha nuôih đoọng bhuôih bhiệc bhan Đông Sửa. Zập ngai bhui har, rơơm a bhô dang chrooi đoọng ha pr’loọng đong, vel bhươl tệêm ngăn, ca van ca bhộ. Anoo Quàng Văn Chính, đhanuôr vel Khá, chr’val Sạp Vạt đoọng năl: “T’ngay đâu, acu xập a dooh âng ma nuyh Thái đoọng đh’rưah lâng đhanuôr xraach tal bhơi đoọng l’thai. Pr’loọng đong cung vêy ting chroi a lắc, a vị đoọng âm cha xang bhuôih. C’moo đâu, a cu lêy bhui lâh c’moo hay, vêy bấc t’mooi k’tiếc k’ruung lơơng ting pâh cha ơh”.
Đợ bha nuôih bhuôih coh bhiệc bhan Đông Sửa nắc vêy alắc, cha neh đêệp, a tưch, a đha, a ọc, abạ p’nang, a dooh âng c’la crâng. Lâh mơ, zập pr’loọng coh vel dzợ đơơng tướ cọong bạc, 1 pa nuôr bhai bhooc, bhai khít đoọng bhuôih. Bêl bhuôih, đhanuôr coh vel nắc k’rong đhị đong bhuôih. Ma nuyh bhuôih t’đang dang k’tiếc, dang crâng, dang đác, dang zư lêy clung ha rêê, dang zập zr’lụ, chr’hooh, r’vai manuyh vêy c’rơ g’lêêh bhrợ t’vaih vel bhươl t’đang chô pâh lâng đơp zập bha nuôih; zươc tơợ apêê dang cher đoọng ha đhanuôr c’rơ liêm choom, hân noo chr’noh chor châh… T’cooh Quàng Văn Phanh, 80 c’moo, manuyh bhuôih bhiệc bhan Đông Sửa đoọng năl: “Zập c’moo, tước t’ngay 10/2 âm lịch zập c’moo nắc bhuôih 1 chu. Bhuôih đoọng ha vel bhươl ma mông k’rơ, bhrợ cha choom, chr’noh chr’bêệt bịng zơng bịng zá; t’rị k’roóc oọ pr’luh cr’ay”.
Xang bhuôih, đhanuôr vel Khá, chr’val Sặp Vạt nắc pa đhuônh bha nuôih, đơơng a lắc toong t’mooi âm lâng t’pâh âm cha đhị zr’lụ crâng ma bhuy chr’năp. Đhị đâu, zập ngai đh’rưah âm cha, ha hát, múa t’nơơt ting x’nưl chiing, cha gâr tước bêl ha dưm. Anoo Nguyễn Văn Thành, t’mooi tơợ tỉnh Hòa Bình đoọng năl, tước lâng bhiệc bhan anoo lêy chr’năp văn hóa âng đhanuôr Thái coh đâu bấc rau liêm pr’hay: “Tước đâu, bơơn lêy bhiệc bhan nâu, acu lêy nắc bấc chr’năp văn hóa pr’hay pa bhlầng. Tr’nơợp nắc xa nập, khan Piêu liêm cra, pa căh ghit đhị zr’lụ Yên Châu nâu. Đhanuôr vêy bhrợ bấc rau pr’đươi bơơn ta bhrợ tơợ zập pr’đươi bơơn tơợ crâng đoọng đoọng đươi dua coh bhiệc bhan”.
Bhiệc bhan Đông Sửa nắc pr’đơợ t’pâh đhanuôr vel Khá, chr’val Sặp Vạt moon lalay, zr’lụ k’tiếc Yên Châu, tỉnh Sơn La moon za zưm coh pa bhrợ ta têng. Đh’rưah, đhanuôr nhâm mâng loom tin đươi ooy rau k’đhơợng bhrợ âng cấp ủy, chính quyền, pa dưr pr’ặt tr’mông k’bhộ ngăn, bhui har./.
ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐÔNG SỬA CỦA ĐỒNG BÀO THÁI SƠN LA
Tại khu rừng thiêng ở bản Khá, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, đồng bào Thái vừa tổ chức Lễ hội Đông Sửa. Đây là nghi lễ truyền thống có ý nghĩa cầu mong sức khỏe, mong một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
Từ sáng sớm, người dân trong bản Khá, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu cùng nhau dọn dẹp, phát quang vạt rừng, mổ lợn, vịt, gà, đồ xôi... chuẩn bị mâm cổ để thầy mo làm lễ hội Đông Sửa. Ai nấy đều vui tươi, phấn khởi, mong muốn thần linh sẽ phù hộ cho gia đình và cho bản làng. Anh Quàng Văn Chính, người dân bản Khá, xã Sạp Vạt cho hay: “Hôm nay, tôi mặc chiếc áo của người Thái cổ để cùng dân bản phát quang rừng cho sạch. Gia đình tôi cũng góp rượu, góp cơm để liên hoan sau lễ cúng. Năm nay, tôi thấy vui hơn năm ngoái, có nhiều khách ở ngoài sang chơi”.
Các lễ vật dâng cúng trong Lễ hội Đông Sửa, gồm rượu, gạo nếp, gà, vịt, lợn, trầu cau, áo thiêng của chủ rừng. Ngoài ra, mỗi hộ trong bản còn mang đến 1 đôi vòng tay bạc, 1 cuộn vải trắng, vải khít để làm lễ cúng. Khi tiến hành nghi lễ, nhân dân trong bản sẽ tập trung quanh miếu thờ. Thầy cúng hay còn gọi là thầy mo, ông mo làm các thủ tục gọi mời các vị: Thần thổ địa, thần núi, thần sông, thần cai quản ruộng nương, vùng miền, linh hồn người có công dựng bản mường về dự và tiếp nhận các lễ vật; cầu xin các đấng thần linh ban cho dân bản sức khỏe và mùa màng tươi tốt... Ông Quàng Văn Phanh, 80 tuổi, thầy cúng lễ Đông Sửa cho biết: “Hàng năm, đến Mùng 10/2 âm lịch hằng năm là phải cúng 1 lần. Cúng cho dân bản khỏe khoắn, làm ăn phát đạt; ruộng nương bội thu; trâu bò không bị dịch bệnh”.
Sau nghi thức cúng, người dân bản Khá, xã Sặp Vạt tiến hành hạ đồ lễ, mang rượu thơm ngon ra đãi khách và tổ chức ăn mừng ngay tại khu rừng thiêng. Tại đây, mọi người cùng nhau ca hát, nhảy múa theo điệu trống, tiếng chiêng đến khi ánh mặt trời khuất sau núi. Anh Nguyễn Văn Thành, du khách đến từ tỉnh Hòa Bình cho hay, đến với lễ hội anh cảm nhận được nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Thái nơi đây: “Đến đây, tôi tận mắt thấy và cảm nhận lễ hội này, thấy nhiều nét văn hóa rất là độc đáo. Đầu tiên là về trang phục, về khăn Piêu rất đặc sắc, thể hiện rõ ở vùng đất Yên Châu này. Bà con có rất nhiều vật dụng được làm thủ công sử dụng vật liệu từ núi rừng được sử dụng tại lễ hội”.
Lễ hội Đông Sửa là nguồn khích lệ, động viên tinh thần người dân bản Khá, xã Sặp Vạt nói riêng, vùng đất Yên Châu, tỉnh Sơn La nói chung trong lao động sản xuất. Đồng thời, bà con càng vững niềm tin vào sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc./.
Viết bình luận