CHR’NẮP LIÊM XA NẬP XẬP PÂN ĐIL MÔNG TĂM CÓH
Thứ ba, 08:37, 04/06/2024 Nông Thị Diệp Nông Thị Diệp
Lâng manứih Mông tăm cóh vel Ka Liệng, chr’val Thuỵ Hùng, chr’hoong Thạch An, tỉnh Cao Bằng, xa nập xập ty chr’nắp âng apêê cắh vêy bấc pr’hoọm laliêm cơnh zâp apêê Mông lơơng, hân đhơ cơnh đêếc nắc vêy n’léh râu chr’nắp liêm đắh pr’chăm lâng c’rơ đắh bh’rợ lêy bhrợ.

 

 

Đoọng bhrợ liêm choom xa nập xập ty chr’nắp, pân đil Mông tăm lêy bhrợ pa zưm zâp bh’rợ pa chăm, liêm ghít đhị zâp bhr’lương bhai. P’căn Dương Thị Noọng cóh vel Ka Liệng, chr’val Thụy Hùng, chr’hoong Thạch An, tỉnh Cao Bằng đoọng năl: Bêl ahay, đoọng bhrợ liêm xang mưy xa nập xập âng pân đil Mông tăm bil k’dâng 3 - 4 c’xêê, zâp bh’rợ zêng ta bhrợ thủ công tơợ bhiệc l’lương, taanh bhrợ, bhrợ pr’hoọm, íh pr’chăm...:“Đoọng bhrợ liêm xang mưy xa nập xập cung k’đhạp bhlâng, bêl ahay lêy taanh bhrợ lứch, xoọc đâu câl bhai cóh chợ chô bhrợ. Nâu cơy vêy máy íh nắc 10 t’ngay bhrợ mơ 1 bộ, kiêng bhrợ đấh cung cắh choom, bhrợ áo lâng yếm bil 4 t’ngay ơy. Xa nập xập âng pân đil Mông tăm nắc vêy yếm, xa nập dal têy, cr’têệng, khăn poọr a’cọ. Áo bhai ki đặ lấh buôn xập bêl hân noo ch’noọng, ha dợ bhai cơợng nắc xập hân noo ha ọt”.

Xa nập xập âng pân đil Mông tăm bhrợ bấc cơnh: Khăn poọr a’cọ, áo, yếm, a’doóh, cr’têệng, xà cạp. Áo âng pân đil Mông tăm lấh mơ nắc bhai chàm buôn vêy 3 a’chặc, bơr k’nêệp áo poọr ooy tuôr áo. P’căn Dương Thị Noọng cóh vel Ka Liệng, chr’val Thuỵ Hùng, chr’hoong Thạch An đoọng năl, nắc xa nập tưn léh đhị đhi đhưa, pân đil Mông buôn xập pa xoọng yếm dzợ. Tuôr yếm íh pa xoọng pr’hoọm chr’nắp liêm bhrợ đoọng ha xa nập xập chr’nắp liêm lấh. A’doóh buôn vêy pr’hoọm tăm cơnh manứih Mông bhoọc, hân đhơ cơnh đêếc đệ tước mơ tr’col, cóh a’chặc a’doóh nâu nắc vêy pặ ly bồng, bhrợ liêm lấh mơ ha xa nập xập: “Bêl ahay, bêl bhrợ ma mai nắc pân đil Mông tăm lêy tự bhrợ 3 bộ xa nập. Nâu cơy nắc mưy bêl xay xơ, hội nghị, bhiệc bhan đại đoàn kết prang đhanuôr, apêê a’châu lướt học bêl nhà trường bhrợ bhiệc bhan k’đươi moon xập xa nập acoon cóh nắc zâp ngai vêy xập, vêy chấc lêy câl cóh đông cu. Bêl k’căn k’conh bil nắc apêê k’coon cung xập xa nập acoon cóh liêm zâp”.

Pr’chăm cóh xa nập xập âng pân đil Mông tăm lấh mơ nắc bhrợ ting cơnh hình a’puội, hình vuông, chữ nhật, hình thoi lâng tam giác... hân đhơ cơnh đêếc vêy lêy pa zưm bhrợ lâng zâp pr’chăm chr’nắp liêm lâng c’lâng k’páih íh bhrợ liêm. Lấh mơ, dzợ vêy zâp pr’đươi ting pa xoọng cơnh pa noọng tuôr, pr’đươi lêy đợc đhị a’cọ lâng bạc. Ting t’coóh Hà Văn Thiện Trưởng vel Ka Liệng, chr’val Thụy Hùng, chr’hoong Thạch An, manứih Mông tăm moon zâp hình íh bhrợ liêm ghít nắc ting bhrợ p’cắh râu liêm choom âng pân đil đắh bhiệc lêy zư pa dưr râu têêm ngăn cung cơnh bhrợ pa dưr râu k’bhộ k’van âng pr’loọng đông: “Acoon cóh Mông tăm cóh tỉnh Cao Bằng vêy mưy cóh vel Ka Liệng, chr’val Thụy Hùng, chr’hoong Thạch An a’năm, zêng vêy 64 pr’loọng. Bêl ahay đhanuôr nắc xập xa nập cơnh apêê lơơng, hân đhơ cơnh đêếc bấc c’moo đâu đhanuôr năl ghít bhiệc zư lêy pr’hoọm chr’nắp liêm âng acoon cóh đay nắc xoọc đâu đhị bêl bhiệc xay xơ cắh cậ t’ngay bhiệc bhan, tết, t’ngay bhiệc bhan âng đhanuôr apêê zêng xập xa nập acoon cóh”.

Râu hơnh déh lấh xoọc đâu, zâp pr’loọng đông manứih Mông tăm vêy k’coon n’đil zêng vêy 1 xa nập xập ty chr’nắp đoọng xập đhị zâp bêl bhiệc bhan ga mắc cắh cậ t’ngay bhui har âng đhanuôr. Hân đhơ cơnh đêếc, bhrợ ha cơnh đoọng lang p’niên vêy choom zư pa dưr đợ c’lâng bh’rợ íh bhrợ nắc đoo bhiệc âng apêê a’dích, amế manứih Mông tăm cóh đâu ặt k’rang. T’coóh Đinh Văn Hữu, Chủ tịch UBND chr’val Thụy Hùng, chr’hoong Thạch An, tỉnh Cao Bằng rơơm kiêng: “Đoọng zư lêy pr’hoọm văn hoá âng acoon cóh Mông acu rơơm kiêng zâp cấp chính quyền tơợ chr’hoong, tỉnh tước trung ương nắc k’rang lêy k’rong bhrợ c’rơ bh’rợ vêy đợ chính sách zooi đoọng đoọng bhrợ pa dưr cớ lâng zư lêy pr’hoọm âng acoon cóh Mông cóh chr’val Thụy Hùng tu nâu đoo nắc c’bhúh acoon cóh Mông chr’nắp lalay bhlâng”./.

ĐỘC ĐÁO TRANG PHỤC PHỤC NỮ MÔNG ĐEN Ở CAO BẰNG

Mỗi nhánh dân tộc Mông đều có trang phục truyền thống mang bản sắc riêng. Với người Mông đen ở thôn Ka Liệng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, trang phục truyền thống của họ không rực rỡ sắc màu như các nhánh Mông khác nhưng lại toát lên nét tinh tế trong hoa văn và sự khỏe khoắn trong thiết kế.

Để làm được bộ trang phục truyền thống, phụ nữ Mông đen phải khéo léo kết hợp các họa tiết, chi tiết trên từng tấm vải. Bà Dương Thị Noọng ở xóm Ka Liệng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng cho biết: Trước đây, để hoàn chỉnh một bộ trang phục của phụ nữ Mông đen phải mất khoảng 3 - 4 tháng, tất cả các công đoạn đều làm thủ công từ khâu xe sợi, dệt vải, nhuộm chàm, thêu hoa văn...:“Để làm được một bộ váy áo cũng khó lắm đấy, trước đây phải dệt hết, giờ thì mình đi mua vải ở chợ về làm thôi. Bây giờ có máy may thì 10 ngày làm được 1 bộ, muốn làm nhanh cũng không được, riêng cái áo với cái yếm đã mất 4 ngày rồi. Trang phục của phụ nữ Mông đen thì có cái yếm, áo dài tay, thắt lưng, khăn đội đầu. Cái áo vải mỏng hơn thường mặc trong mùa hè, còn vải dày hơn thì mặc trong mùa đông".

Trang phục của phụ nữ Mông đen khá cầu kỳ gồm: khăn đội đầu, áo, yếm, váy, thắt lưng, xà cạp. Áo của phụ nữ Mông đen chủ yếu là vải chàm thường có 3 thân, hai nẹp áo vòng lên cổ áo. Bà Dương Thị Noọng ở xóm Ka Liệng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An cho biết, là áo xẻ ngực nên phụ nữ Mông đen thường mặc yếm. Cổ yếm thêu hoa văn sặc sỡ tạo cho bộ trang phục thêm nổi bật. Váy thường có màu đen như của người Mông Trắng, nhưng chỉ ngắn đến đầu gối, thân váy xếp ly bồng nhẹ, tạo sự duyên dáng cho trang phục: “Ngày xưa trước khi đi làm dâu thì cô gái Mông đen phải tự tay làm được 3 bộ váy áo. Bây giờ thì chỉ khi có đám cưới, hội nghị, hội đại đoàn kết toàn dân, các cháu đi học khi nhà trường tổ chức sự kiện yêu cầu mặc trang phục dân tộc thì mọi người mới mặc, mới tìm đến nhà tôi để mua. Khi bố, mẹ qua đời thì các con cũng phải mặc trang phục dân tộc cho đầy đủ.”

Hoa văn trên trang phục của phụ nữ Mông đen chủ yếu là họa tiết hình xoắn ốc, hình vuông, chữ nhật, hình thoi và hình tam giác... nhưng được bố trí đan xen với các dải hoa văn đa dạng và đường chỉ thêu đan chéo. Ngoài ra, còn có các phụ kiện đi kèm như vòng cổ, trâm cài đầu bằng bạc. Theo ông Hà Văn Thiện Trưởng thôn Ka Liệng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, người Mông đen quan niệm các khối hình thêu càng tỉ mỉ, chắc tay thì càng thể hiện được sự khéo léo của người phụ nữ trong việc vun vén hạnh phúc cũng như làm nên sự giàu sang, sung túc của gia đình: “Dân tộc Mông đen ở tỉnh Cao Bằng chỉ có ở thôn Ka Liệng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An thôi, tất cả có 64 hộ. Trước đây bà con chỉ mặc trang phục bình thường thôi nhưng mấy năm nay bà con đã bắt đầu ý thức được việc giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc mình nên bây giờ trong đám cưới hay ngày lễ, tết, ngày hội bà con đều mặc trang phục dân tộc.”

Điều đáng mừng là hiện nay, mỗi gia đình người Mông đen có con gái đều có 1 bộ trang phục truyền thống để mặc trong các sự kiện lớn hay ngày vui của cộng đồng. Tuy nhiên, làm thế nào để thế hệ trẻ kế thừa được những đường kim mũi chỉ là điều mà các bà, các mẹ người Mông đen nơi đây vẫn luôn trăn trở. Ông Đinh Văn Hữu, Chủ tịch UBND xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng mong muốn: “Để giữ gìn được bản sắc văn hóa của đồng bào Mông tôi mong muốn các cấp chính quyền từ huyện, tỉnh đến trung ương sẽ quan tâm đầu tư nguồn lực, tiếp tục có những chính sách hỗ trợ để phục dựng lại và gìn giữ bản sắc của dân tộc Mông ở xã Thụy Hùng vì đây là nhóm dân tộc Mông phải nói là rất đặc thù"./.

Nông Thị Diệp

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC