C’rơ ha dưr âng pân đil acoon coh đhị Lâm Hà-Lâm Đồng
Thứ hai, 16:41, 10/10/2022
Lâm Đồng năc vel đong tr’haanh bhlầng đăh đươi dua công nghệ đhị bhrợ têng ha rêê đhuôch. Cr’chăl ahay, đhanuôr acoon coh đhị đâu cung ơy k’rong zên prặ, đươi dua công nghệ t’mêê đoọng bhrợ têng, choh bhrợ pô, rơ veh, đơơng chô bh’nơơn dal. Đhị chr’val Pho Tô, chr’hoong Lâm Hà, lalăm a hay đhanuôr năc choh cà phê, prang c’moo năc vêy bơơn bh’nơơn, ha dợ xoọc đâu ơy leh bấc cr’noọ bh’rợ choh zập rau rơ veh p’lêê a’pul (apêê moon năc lagim), prang c’moo vêy đơơng chô bh’nơơn. Coh đêêc, pr’loọng amoó Ka Lương (acoon coh K’Ho) ặt đhị Phi Sour, chr’val Phi Tô năc muy cha năc bhrợ vêy bh’nơơn cơnh đêêc.

Bêl tước Phi Sour, chr’val PhI Tô, chr’hoong Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng năc bơơn lêy bấc đong biệt thự ga măc, liêm, đong vêy chr’tốp thái lâng bhươn cà phê, pazêng zr’lụ đong kính, đong lưới. Pr’loọng amoó Ka Lương (acoon coh K’ho Sre) ặt đăn đhị c’lâng nhựa. Đăh họong đong liêm mâng năc muy zr’lụ đong gương bhưah 700 mét vuông, vêy c’lâng tưới đác, g’bur phân tự động. Nâu đoo năc cr’noọ bh’rợ choh zập rau rơ veh p’lêê a’pul coh đong gương tr’nơợp đhị vel Phi Sour, chr’val Phi Tô. Amoó Ka Lương đoọng năl, tơợ bêl pa cal cà phê, pr’loọng đong k’rong k’nặ muy pang tỷ đồng đoọng bhrợ đong gương, pr’loọng đong amoó k’rong bhrợ lâng đợ zên xoọc tr’nơợp năc 30 ức đồng, lâng đợ zên lãi t’đui đoọng tơợ Ngân hàng Chính sách chr’hoong Lâm Hà. Tơợ g’luh pa chô  bh’nơơn tr’nơợp, lêy vêy chô đơơng bh’nơơn z’zăng, pr’loọng amoó năc vặ cớ 20 ức đồng đoọng choh 4 sào tơơm su su lâng zập rau rơ veh p’lêê a’pul lơơng. Amoó Ka Lương xay moon, đhanuôr coh đâu năc ơy louh lâng tơơm cà phê, bêl xăl choh zập rau rơ veh p’lêê a’pul năc cơnh bhrợ  t’mêê, lêy vêy năl bấc đăh kho ahọc kỹ thuật: “Đăh kỹ thuật k’rang lêy năc acu tự chêêc lêy, tu vel đong Hội pân đil chr’val căh ơy xay bhrợ cr’noọ bh’rợ nâu năc a cu tước Đơn Dương đoọng ting pa choom, ting apêê a moó a đhuoch đoọng lêy apêê k’rang bhrợ cơnh ooy, apêê pay đươi m’ma n’hau đoọng chô pa choom bhrợ”.

Choh zập rau rơ veh p’lêê a’pul coh đong gương năc muy kỹ thuật t’mêê, lalay lâng choh cà phê. Amoó Ka Lương đoọng năl, p’loon bêl đâh ra diu căh cợ đhâng, ha dưm đoọng k’rang lêy. Choh zập rau rơ veh p’lêê a’pul năc lêy bhrợ pa ghit; pa bhlầng năc cơnh cha grông pr’luh pa hư. Bh’nơơn âng đong amoó bhrợ têng zêng apêê tước đong zước câl, lâng chr’năp pa câl têệm ngăn lâng dal lâh thị trường. Muy dap zên pa chô tơợ 700 mét vuông đong gương lâng zập rau rơ veh p’lêê a’pul, zập c’xêê năc amoó Ka Lương vêy pa chô lâh 10 ức đồng. Nâu đoo năc đợ bh’nơơn chr’năp bhlầng, tệêm ngăn zên  k’rang tr’mông tr’meh pr’loọng đong. Lâh mơ, pr’loọng đong amoó năc dzợ vêy 5 sào cà phê, băn bh’năn lâng choh ha roo ruộng. Ting cơnh amoó Ka Lương, bhiệc xăl tơơm choh zập rau rơ veh p’lêê a’pul coh đong gương năc c’lâng lướt t’mêê đơơng chô bh’nơơn dal đoọng ha pr’loọng đong: “Lalăm a hay, ma nuyh acoon coh ơy loih lâng bh’rợ choh bhrợ ty đanh. Lâng đhanuôr K’ho cung cơnh đêêc, buôn đương tơợ tơơm cà phê, prang c’moo năc vêy bơơn pa chô bh’nơơn muy chu, ha dợ zập zên prặ bhrợ têng coh đong, k’rang apêê học hành năc vặ lưch tơợ lơơng. X’rịa c’moo năc căh zập đoọng chroot nợ apêê. Đhơ cà phê bhrợ bơr pêê hecta cung căh zập. Xang đêêc năc a cu bhrợ thuê đoọng ha pêê a đhuôc, xơợng apêê moon năc oó đương tơơm cà phê dzợ, lêy choh bhrợ rau lơơng dzợ năc cơnh choh bhrợ zập rau rơ veh p’lêê a’pul, tu chr’noh noh nâu vêy pa chô bh’nơơn da lâh mơ cà phê. N’đhơ pa chô m’bưi ha dợ vêy pa chô zập c’xêê, vaih cung bấc.”

Pazêng c’moo hay, apêê cấp Hội pân đil đhị Lâm Hà ơy t’pâh ađhi amoó lêy đươi dua khoa học kỹ thuật, công nghiệp liêm choom đhị  bhrợ têng; k’rong choh, băn veye bh’nơơn. K’bhuh pân đil apêê cấp đhị Lâm Hà ơy pa zay đươi dua zập tơợ zên zooi pân đil bhrợ têng cha; zooi hội viên vặ zên pa dưr pr’loọng đong, r’dợ z’lâh đha rựt đhị vel đong. Tước nâu kêi, K’bhuh pân đil chr’hoong Lâm Hà ơy pa zưm lâng Ngân hanngf Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp lâng Pa dưr pa xơc vel bhươl zooi pân đil vặ zên, đươi dua zên vặ crêê liêm, bh’nơơn dal. Tơợ đêêc, ơy vêy lâh 5.000 chu hội viên bơơn vặ zên lâng pazêng đợ zên lâh 140 tỷ đồng. Amoó Ka Soanh, Chủ tịch k’bhuh pân đil chr’val Phi Tô, chr’hoong Lâm Hà đọong năl, pazêng c’moo hay đhị vel đong ơy vêy bấc rau tr’xăl coh bhrợ têng cha, pa bhlầng năc cơnh lâng pân đil acoon coh, năc cơnh amoó Ka Lương: “Ka Lương năc hội viên ma nuyh K’ho, năc ma nuyh zay bhlầng, pân pa chăp, pân bhrợ, pa zay pa choom ta mooh đoong bhrợ têng cha, pa dưr pr’ặt tr’mông pr’loọng đong. Amoó năc ma nuyh tr’haanh bhlầng. Acu rơơm apêê pân đil hêê, pa bhlầng năc hội viên pân đil ma nuyh acoon coh ting pa choom bhrợ, pa dưr pr’ặt tr’mông âng Ka Lương ting chroi k’rong pa dưr pr’ặt tr’mông âng đhanuôr vel đong.”

Pr’ặt t’rmông âng đhanuôr acoon coh đhị chr’hoong Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng moon za zưm ơy vêy bấc rau tr’xăl liêm choom. Jưah lâng c’rơ pa zay âng zập pr’loọng đong, dzợ vêy rau zooi âng chính quyền lang ngành chức năng, pa bhlầng năc đợ zên k’rong bhrợ têng. T’mêê đâu bhlầng, c’xêê 8 t’mêê đâu, UBND chr’hoong Lâm Hà ơy quyết định đoọng ha lâh 800 pr’loọng đhanuôr acoon coh bơơn vặ zên t’đui đoọng, đoọng xăl bh’rợ tr’nêng. Cơnh chr’val Phi Tô vêy k’nặ 100 pr’loọng, zập pr’loọng vặ 100 ức đồng. Nâu đoo năc đợ zên chr’năp bhlầng, zooi đhanuôr acoon coh k’rong zên bhrợ têng vêy bh’nơơn coh cr’chăl ha y./.

Bước đột phá của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Lâm Hà – Lâm Đồng

Lâm Đồng là địa phương nổi tiếng về lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, bà con dân tộc thiểu số nơi đây cũng đã mạnh dạn đầu tư kinh phí, ứng dụng công nghệ hiện đại để sản xuất rau, hoa mang lại giá trị kinh tế cao. Tại xã Phi Tô, huyện Lâm Hà, trước đây bà con chỉ trồng cà phê, cả năm mới có thu nhập, nhưng hiện nay đã xuất hiện nhiều mô hình trồng lagim cho thu nhập quanh năm. Trong đó, gia đình chị Ka Lương (dân tộc K’Ho) ở thôn Phi Sour, xã Phi Tô là  một điển hình.

Hình ảnh ấn tượng đầu tiên khi đến thôn Phi Sour, xã Phi Tô, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng là rất nhiều biệt thự, nhà mái thái xen lẫn vườn cà phê và những khu nhà kính, nhà lưới. Gia đình chị Ka Lương (dân tộc K’ho Sre) ở sát mặt đường nhựa. Phía sau ngôi nhà khang trang là một khu nhà kính rộng 700 mét vuông, có hệ thống tưới nước, bón phân tự động. Đây là mô hình trồng lagim (các loại rau-củ-quả) trong nhà kính đầu tiên ở thôn Phi Sour, xã Phi Tô. Chị Ka Lương cho biết, sau khi bán cà phê, gia đình đầu tư gần nửa tỷ đồng để làm nhà kính. Còn chi phí sản xuất ban đầu là vốn vay 30 triệu đồng, với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách huyện Lâm Hà. Sau vụ lagim đầu tiên, thấy có hiệu quả, gia đình chị tiếp tục vay 20 triệu đồng để trồng 4 sào cây su su và các loại củ, quả khác. Chị Ka Lương chia sẻ, bà con ở đây vốn quen với cây cà phê, khi chuyển sang trồng lagim là cách làm mới, cần phải hiểu biết về khoa học kỹ thuật:“Về kỹ thuật chăm sóc thì tôi tự đi tìm hiểu, vì tại điạ phương Hội Phụ nữ xã chưa triển khai mô hình này nên tôi phải sang tận Đơn Dương để học hỏi kinh nghiệm, đi theo mấy chị em người Kinh để xem bên đó họ chăm sóc như thế nào, họ dùng giống nào để mình có kinh nghiệm về làm.”

Trồng lagim trong nhà kính là một kỹ thuật mới, khác hoàn toàn so với canh tác cà phê. Chị Ka Lương cho biết, phải tranh thủ thời gian sáng sớm, hoặc giữa trưa, buối tối để chăm sóc. Trồng lagim đòi hỏi công phu, tỉ mỉ; đặc biệt là kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh gây hại. Sản phẩm gia đình chị làm ra đều được thương lái đến mua tận nơi, với giá cả ổn định và cao hơn thị trường bên ngoài. Chỉ tính riêng nguồn thu từ 700 mét vuông nhà kính với các loại rau-củ-quả, mỗi tháng chị Ka Lương thu về hơn 10 triệu đồng. Đây là nguồn thu nhập quan trọng, đảm bảo chi phí trang trải cho cuộc sống gia đình. Ngoài ra, gia đình chị còn có 5 sào cà phê, chăn nuôi gia súc, gia cầm và chủ động lương thực từ trồng lúa nước. Theo chị Ka Lương, việc chuyển sang trồng lagim trong nhà kính là hướng đi mới mang tính đột phá trong sản xuất của gia đình:“Trước đây, người dân tộc thiểu số mình quen với cách canh tác nông nghiệp lạc hậu. Và người K’ho cũng như vậy, thường trông chờ vào mỗi cây cà phê, cả năm mới thu được một lần, mà mọi khoản chi tiêu trong gia đình, lo cho con cái học hành phải đi vay mượn hết bên ngoài. Cuối năm thu  không đủ trả nợ vay cho người ta, .mặc dù cà phê làm cả hec ta. Sau đó, tôi đi làm thuê cho anh em người Kinh, nghe họ khuyên là không nên trông chờ vào mỗi cây cà phê, mà phải thay đổi, nên trồng lagim, vì la ghim sẽ có thu nhiều hơn cây cà phê. Mặc dù lagim thu mỗi lần một ít, nhưng trong tháng thu nhiều lần”.

Những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ tại Lâm Hà đã vận động chị em hội viên mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất; đầu tư thâm canh cây trồng, vật nuôi có hiệu quả. Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tại Lâm Hà đã tích cực khai thác các nguồn vốn vay hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; hỗ trợ hội viên vay vốn phát triển kinh tế gia đình, từng bước giảm nghèo tại địa phương. Đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Lâm Hà đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách - xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ phụ nữ tiếp cận, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn. Qua đó, đã có hơn 5.000 lượt hội viên được vay vốn với tổng dư nợ hơn 140 tỷ đồng. Chi Ka Soanh, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phi Tô, huyện Lâm Hà cho biết, những năm qua ở địa phương đã có nhiều thay đổi trong lao động sản xuất, nhất là với phụ nữ dân tộc thiểu số, ví dụ như gia đình chị Ka Lương:“Ka Lương là hội viên người dân tộc K’ho trong Hội Phụ nữ là một hội viên rất cố gắng vươn lên trong cuộc sống, dám nghĩ dám làm, chịu khó học hỏi tìm tòi để phát triển kinh tế gia đình. Chị là một hội viên tiêu biểu. Tôi mong muốn tất cả chị em phụ nữ chúng ta, đặc biệt là hội viên là phụ nữ dân tộc thiểu số học hỏi gương vươn lên phát triển kinh tế của Ka Lương để góp phần phát triển kinh tế- xã hội cuả địa phương”.

Đời sống của bà con dân tộc thiểu số ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng nói chung đã có nhiều đổi thay đáng kể. Bên cạnh nỗ lực của mỗi gia đình, còn có sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng, nhất là nguồn vốn để đầu tư sản xuất. Mới đây nhất, trong tháng 8 vừa qua, UBND huyện Lâm Hà đã quyết định phê duyệt danh sách hơn 800 hộ đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi chuyển đổi nghề. Riêng xã Phi Tô có gần 100 hộ, mỗi hộ được vay 100 triệu đồng. Đây là nguồn vốn quan trọng, giúp bà con dân tộc thiểu số đầu tư vào sản xuất có hiệu quả hơn trong thời gian tới./.

 

 

 

 

 

 

 

       

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC