“Pây tái” ting p’rá Tày, Nùng năc “chô ooy đong n’đăh k’căn” năc bêl đoọng apêê ca coon ch’ngai đăn coh pr’loọng đong đh’rưah chô k’rong ăt coh đong n’đăh k’điêl. Ting truyền thống, Tết “Pây tái” buôn năc tơơp tơơ t’ngay 10/7 âm lịch tươc lưch t’ngay 15/7 âm lịch. Bêl đêêc, ca coon n’đil lâng xa xao vêy đơơng chô pr’hêl chô lum đong n’đăh k’điêl đoọng pa căh loom chăp hơnh g’lêêh c’rơ âng da da cha chuih. Pr’hêl đơơng chô ooy da da cha chuih năc ting ooy pr’đơợ âng zâp pr’loọng đong, n’đhang căh choom căh vêy 2 p’nong a đha, puôn bêệ bánh gai căh câ bánh prí lâng muy tọ a lăc k’tứi. Nâu đoo công năc c’leh văn hóa liêm pr’hay coh pr’ăt tr’mông âng đha nuôr Tày, Nùng.
Cơnh lâng p’căn Hoàng Thị Bái (91 c’moo), coh chr’val Mai Pha, thành phố Lạng Sơn, bâc t’ngay Pây tái bêl tứi cơnh năc t’mêê đâu dưr vaih. Năc đoo cr’chăl bhui har âng c’bhuh p’niên k’tứi dzoọng đhị tơơm zri c’riing vel “ đoọng dáp ma nưih, dap xe” rach chô cha T’ngay Tr’cuôl c’xêê 7, năc đoo pr’dưr pr’dzoọng ca conh ca căn ha mệ ca coon, bhă tiêt chô ooy đong n’đăh k’điêl, năc bh’rợ đha nuôr vel bhươl đơơng ting bêệ bánh gai đha hưm đơơng đoọng ha pêê a noo lính Bộ đội cr’chăl k’tiêc k’ruung dzợ chiến tranh… P’căn Bái truih:“Moot tr’cuôl c’xêê 7 năc ma nưih Tày bhrợ bánh gai đoọng bhuôih moot t’ngay 14, ca coon cha chau lươt pa bhrợ ch’ngai tươc t’ngay n’năc năc công chô đoọng đh’rưah cha cha lâng pr’loọng đong. Bâc t’ngay n’nâu năc zâp ngai muy rơơm kiêng ca conh bhreh k’rơ, bơơn lêy ca coon cha chau k’rong chô ăt năc đoo râu yêm loom bhlâng, zâp c’moo đong cu zâp ngai công chô cha cha đhâng, bhui har bhlâng. Apêê ca coon cha chau chô, năc đoo râu la lua chr’năp liêm bhlâng.”
Căh ngai năl Tết “ Pây tái” vêy tơợ bêl ooy, năc muy năl đhr’niêng bh’rợ n’nâu bơơn zư đơc dhị bâc lang lâng công xooc bơơn đha nuôr acoon coh Tày, Nùng đhị Lạng Sơn moon la lay lâng c’bhuh Tày, Nùng Việt Nam zư đơc pa tươc t’ngay đâu.
Âi tươc câ t’ngay 13/7 Âm lịch, p’căn Lộc Bích Kiệm ma nưih Tày, ăt coh thành phố Lạng Sơn năc dh’rưah lâng pr’loọng đong âng đay ha dưr đơc bh’rợ dzợ la lơ, đoọng đh’rưah tôm apêê bánh gai, p’rá Tày dzợ moon năc “ Pẻng tải”. Nâu đoo năc râu bánh âi looih căh choom căh vêy đhị a pươih bha nuôih âng ma nưih Tày – Nùng coh Lạng Sơn moot bêl t’ngay Tr’cuôl c’xêê 7. Bánh ngam, l’boot lâng đha hum, ca blêt, cha doó buôn pa nghêh. Bánh gai choom đơc đanh năc doó k’pân c’cool. Bánh n’nâu âi bhrợ t’vaih 1 c’leh văn hóa la lay âng đha nuôr Tày, Nùng. Ting p’căn Kiệm, bêệ bánh âi dưr vaih looih pa bhlâng coh pr’ăt tr’mông apêê đoo tơợ bêl tứi. Tu cơnh đêêc, năc dưr vaih 1 râu ch’na đơơng âng chr’năp p’têêt pa zum bhlưa ma nưih mr’đoo tô bhuuh… P’căn Lộc Bích Kiệm xay moon:“Tr’cuôl c’xêê 7 năc bêl đoọng pa căh loom chăp hơnh ca conh ca căn, a dich abhươp, pa bhlâng năc ca coon n’đil bêl lươt pay k’diic. Căh vêy năc muy chô cha cha, ca coon n’đil lươt pay k’diic ch’ngai apêê t’ngay n’nâu vêy chô z’zêệ đoọng ha ca conh ca căn 1 g’luh cha cha, lâng g’luh cha cha n’năc bhuôih abhô dang lâng tr’pang têy âng ma nưih ca coon n’đil. Azi bâc bêl tr’vâng n’đhang ta luôn ra pă đoọng đh’rưah lâng pr’loọng đong cha cha. Cơnh lâng ma nưih Tày azi xơơng chr’năp liêm bhlâng tu năc đoo râu pa căh loom chăp hơnh, zâp râu k’rong pa zum chô ăt, p’têêt pa zum, cr’er đoọng p’too moon đh’rưah, bâc râu bhui har, năc đoo công năc râu loom cr’er pa bhlâng liêm chr’năp.”
Tơợ bâc lang n’nâu, ma nưih Tày, Nùng công bơơn zư đơc đh’niêng “ Pay tái” bêl tr’cuôl c’xêê 7 cơnh lâng bâc chr’năp ga măc. Nâu đoo năc bêl đoọng apêê pr’loọng đong k’rong pa zum ăt prá. Đh’rưah lâng chr’năp năc lễ Vu Lan coh Phật giáo, tết “Pây tái” đơơng âng bh’rợ chăp hơnh ca conh ca căn âng ma nưih Tày, Nùng. Tiến sĩ Hoàng Văn Páo, Chủ tịch Hội C’kir Lạng Sơn, bêl a hay năc bhrợ Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao lâng Du lịch tỉnh Lạng Sơn, đoọng năl:“Tr’cuôl c’xêê 7 cơnh lâng ma nưih Tày, Nùng coh zr’lụ Việt Bắc moon pa zum công cơnh coh Lạng Sơn moon la lay năc pa bhlâng chr’năp. Tu năc bhrợ t’vaih loom luônh, râu hay tươc, năc râu chăp hơnh cơnh lâng ca conh ca căn, a dich abhươp. Tu cơnh đêêc Tết Pây tái âi lâng xooc dưr vaih lâng dưr k’rơ, bơơn zư đơc tơợ lang n’nâu tươc lang n’tôh lâng r’dợ dưr vaih đhr’niêng bh’rợ liêm chr’năp. C’la cu năc lêy nâu đoo năc 1 c’kir chr’năp lâng căh vêy vaih bơr. N’đhơ pr’đơợ môi trường đô thị nâu câi âi la lay cơnh a hay bâc, n’đhang đhr’niêng n’nâu công dzợ pa căh ghit chr’năp coh zr’lụ vel bhươl da ding ca coong. Nâu đoo năc râu choom zư đơc lâng pa dưr ha lang t’tun./.
LÊN LẠNG SƠN ĂN TẾT PÂY TÁI RẰM THÁNG 7
PV Duy Thái
Dịp Rằm tháng 7 hằng năm, bà con Tày, Nùng ở tỉnh Lạng Sơn lại quay quần cùng nhau tổ chức ăn Tết "Pây tái" - Tết truyền thống vô cùng quan trọng và mang nhiều ý nghĩa đối với đồng bào nơi đây. Cùng với Tết Nguyên Đán, "Pây tái" là một trong hai cái Tết quan trọng nhất trong năm của đồng bào, góp phần tô điểm thêm bản sắc văn hóa của người Tày, người Nùng Xứ Lạng.
"Pây Tái" theo tiếng Tày, Nùng có nghĩa là "về ngoại", là dịp để những người con gần xa trong gia đình cùng nhau về sum họp tại nhà ngoại. Theo truyền thống, Tết “Pây Tái” thường bắt đầu từ ngày 10/7 Âm lịch đến hết ngày 15/7 Âm lịch. Khi đó, con gái và con rể sẽ đem lễ về thăm nhà ngoại để tỏ lòng biết ơn sinh thành của cha mẹ. Món quà mang về thăm cha mẹ tùy theo điều kiện mỗi gia đình, nhưng không thể thiếu 2 con vịt béo, vài cặp bánh gai hoặc bánh chuối và một chai rượu nhỏ. Đây cũng là nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Tày, Nùng.
Với bà Hoàng Thị Bái (91 tuổi), ở xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn, những ngày Pây Tái thời thơ ấu như chỉ vừa mới đây. Đó là không khí rộn ràng của đám trẻ ra đứng gốc đa đầu làng “để đếm người, đếm xe” trở về ăn Rằm tháng Bảy, là hình ảnh cha mẹ bồng con trên vai, tay xách nách mang về lễ ngoại, là hình ảnh bà con thôn xóm mang từng chiếc bánh gai thơm nức đem biếu tặng cho những anh lính Bộ đội thời kì đất nước còn chiến tranh… Bà Bái kể: “Vào Rằm tháng 7 thì người dân tộc Tày Làm bánh gai để cúng vào ngày 14, con cháu đi làm xa đến ngày ấy thì cũng về để cùng ăn bữa cơm gia đình. Những ngày này thì mọi người chỉ mong cầu cho bố mẹ khỏe, được thấy con cháu quây quần thì đã là điều tuyệt vời nhất rồi. Năm nào nhà tôi mọi người buổi trưa đều ở nhà để cùng ăn cơm, vui lắm. Các con các cháu về, đó thực sự là điều thiêng liêng nhất.”
Chẳng ai biết Tết "Pây Tái” có từ bao giờ, chỉ biết rằng phong tục đặc sắc này được lưu truyền qua nhiều thế hệ và vẫn đang được đồng bào dân tộc Tày, Nùng tại Lạng Sơn nói riêng và cộng đồng Tày, Nùng Việt Nam lưu giữ cho đến tận ngày hôm nay.
Cứ đến ngày 13/7 Âm lịch, bà Lộc Bích Kiệm dân tộc Tày, trú tại thành phố Lạng Sơn lại cùng gia đình của mình tạm gác công việc còn đang dở dang, để cùng nhau gói những chiếc bánh gai, tiếng Tày còn gọi là “Pẻng tải”. Đây là món bánh quen thuộc không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên của người Tày - Nùng ở Lạng Sơn vào dịp Rằm tháng Bảy. Bánh có vị ngọt sắc của đường, vị dẻo thơm của nếp và lá gai, vị bùi của nhân đậu, ăn không ngấy. Bánh gai có thể để nhiều ngày mà không sợ mốc. Món bánh đặc trưng này đã tạo nên 1 nét văn hóa riêng có và đặc sắc của đồng bào Tày, Nùng. Theo bà Kiệm, chiếc bánh đã trở nên gần gũi, quen thuộc trong lối sống của họ ngay từ khi còn thơ bé, vì vậy nó trở thành 1 món ăn mang tính gắn kết, yêu thương gần gũi nhau, giữa những người trong cùng 1 dòng tộc… Bà Lộc Bích Kiệm tâm sự:“Rằm tháng 7 là rằm báo hiếu với cha mẹ, với tổ tiên, đặc biệt là người con gái khi đã đi làm dâu. Không phải chỉ về ăn cơm, con gái đã đi lấy chồng xa những ngày này sẽ về nấu cho bố mẹ 1 bữa cơm, và bữa cơm đó dâng lên tổ tiên bằng đôi bàn tay của người con gái hiếu thảo. Chúng tôi đôi khi rất bận nhưng luôn luôn phải bố trí để về cùng với gia đình. Đối với người Tày chúng tôi thì cảm thấy thiêng liêng lắm bởi vì đó là sự báo hiếu, tất cả hội tụ lại đó sự xum họp, gắn kết, yêu thương để động viên nhau thêm nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui, đó cũng chính là những ân tình hết sức sâu nặng.”
Từ bao đời nay, người Tày, Nùng vẫn gìn giữ phong tục "Pây tái" dịp rằm tháng 7 với những giá trị nhân văn sâu sắc. Đây là dịp để các gia đình đoàn viên, sum họp. Cùng với ý nghĩa lễ Vu Lan trong Phật giáo, tết “Pây tái” mang đậm tín ngưỡng hiếu kính cha mẹ của người Tày, Nùng. Tiến sĩ Hoàng Văn Páo, Chủ tịch Hội Di sản Lạng Sơn, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, cho biết: “Rằm tháng 7 với riêng người Tày Nùng ở khu Việt Bắc nói chung cũng như ở Lạng Sơn nói riêng vô cùng ý nghĩa. Bởi lẽ nó tạo ra tình cảm, sự nhớ thương, là sự tạ ơn với đấng sinh thành, với tổ tiên. Bởi vậy Tết Pây Tai đã và đang tồn tại và phát triển hết sức nhân văn, được truyền từ đời này sang đời khác và dần trở thành phong tục tập quán hết sức tốt đẹp. Cá nhân tôi đây đánh giá đây là 1 hình thức di sản quý báu và là hiện tượng độc nhất vô nhị. Mặc dù điều kiện môi trường đô thị nay đã khác xưa nhiều nhưng tập quán này vẫn tồn tại hết sức rõ nét ở vùng làng quê. Đây là điều cần bảo tồn. lưu giữ và tiếp nối cho muôn đời sau.”./.
Viết bình luận