ĐHR’NIÊNG AZA ÂNG ĐHA NUÔR PA CÔ
Thứ bảy, 09:01, 11/01/2025  Lê Hiếu Lê Hiếu
Bâc t’ngay x’ría c’moo 2024, prang apêê vêêl bhươl da ding ca coong A Lưới, thành phố Huế, đha nuôr apêê acoon coh Pa Cô, Tà Ôi r’rộ r’răm bhrợ đhr’niêng Aza. Đhr’niêng bh’rợ Aza năc t’ngay Tết chr’năp liêm bhlâng coh pr’ăt tr’mông âng dha nuôr A Lưới.

 

 

C’moo đâu, đha nuôr Pa Cô coh zr’lụ da ding ca coong A Lưới k’rong chô ooy Vel văn hóa zâp acoon coh chr’hoong A Lưới, đhị trung tâm chr’val Hồng Thượng, bhui har bhrợ pa căh cớ đhr’niêng bh’rợ Aza Koonh. Nâu đoo năc t’ngay Tết ga măc bhlâng âng đha nuôr truih ca coong Trường Sơn, rơơm kiêng ca bhố ngăn. L’lăm bêl  ta bhrợ đhr’niêng, apêê t’cooh vêêl coh tô c’bhuh vêy tươc zâp đong đoọng ca văr bhreh k’rơ ha zâp ngai coh đong. Xang bêl bhrợ xang apêê đhr’niêng đhị đong, apêê pr’loọng đong lâng tô c’bhuh coh đong đơơng âng bha nuôih tươc Đong ga măc đoọng đh’rưah bhuôih âng vêêl. Đhr’niêng coh Aza Koonh âng ma nưih Pa Cô vêy apêê bh’rợ: Rao pưah, đhr’niêng ra văng, đhr’niêng t’đang r’vai ha roo, đhr’niêng bhuôih apêê abhuy chr’noh, bhuôh apêê c’moch, đhr’niêng cha ha roo t’mêê, đhr’niêng pơc a pươih bha nuôih… T’cooh vêêl Lê Tuấn Mỏ, coh vêêl Ky Ré, chr’val Hồng Thượng, chr’hoong A Lưới đoọng năl:

“Buôn năc x’ría c’moo, prá xay, mr’cơnh xa nay ooy apêê bha nuôih ra văng ha Aza Koonh. Năc đoo bhrợ coh đong công choom, pr’loọng đong năc muy p’nong a tưch căh câ aoc, xang n’năc pơc đơơng k’rong đhị pa zum coh đong Rông n’nâu đoọng ca văr  âng vêêl ma nang, zâp đong, a coon a chau chô k’rong đoọng bhrợ đhr’niêng n’nâu”.

Cơnh lâng đha nuoro da ding ca coong A Lưới, đhr’niêng bh’rợ Aza năc Tết tơợ a hay, đơơng c’leh văn hóa lang a hay âng đha nuôr bơơn bhrợ zâp c’moo. Coh đêêc, đhr’niêng Aza Kăn bơơn bhrợ zâp c’moo; ha dợ Aza Koonh năc buôn tơợ 5 tươc 10 c’moo, đha nuôr vêy bhrợ muy chu. Năc đoo bêl bơơn choor căh câ pr’ăt tr’mông âng đha nuôr âi ca bhố ngăn. Ting t’cooh vêêl Hồ Văn Hạnh, đhr’niêng pơc bha nuôih bhuôih giàng coh đhr’niêng Aza Kăn ga măc bhlâng năc aoc, n’đhang coh đhr’niêng Aza Koonh năc t’rí đh’rưah lâng bha nuôih n’lơơng. Bâc c’moo đăn đâu, xơợng bhrợ pr’ăt tr’mông t’mêê, đhr’niêng Aza Koonh căh dzợ tăc t’rí đoọng bhuôih Giàng, xăl ooy đêêc, đha nuổ buôn pay bé. Lâh n’năc, apêê pr’loọng đong lâng tô c’bhuh coh vêêl công pơc đơơng bâc bha nuôih cơnh: atưch, ãiu, ch’nêêh aham, abhoo, clang,… nâu đoo năc đợ chr’noh acoon bh’năn âng đha nuôr băn choh. T’cooh vêêl  Hồ Văn Hạnh, ma nưih Pa Cô đoọng năl, đhr’niêng Aza năc rơơm kiêng râu ca bhố ngăn bhreh k’rơ, c’moo t’mêê bhrợ cha bhr’nha bơơn lâh:

“Cr’chăl pa bhrợ ta têng ga lêêh ga lêê coh c’moo, x’ría c’moo bhrợ muy đhr’niêng Aza za zum âng tô gộ coh vêêl. Tơợ coh pr’loọng đong pa tươc za zum vêêl đoọng ga vơh abhô dang, chăp hơnh apêê abhô dang coh c’moo ahay, lâng ga vơh abhô dang ha dưr ha dooc poo bhong c’moo t’tun boo crêê đhí liêm, ha roo abhoo bing zơng, bing đong”.

Đha nuôr apêê apêê acoon coh Pa Cô, Tà Ôi coh chr’hoong da ding ca coong A Lưới buôn bhrợ tết Aza moot x’ría c’moo, buôn năc moot c’xêê 12 ân lịch zâp c’moo, bêl dha nuôr âi xang xoot pay haroo abhoo. Coh cr’chăl n’năc, zâp vêêl vêy chơơih pay muy t’ngay liêm đoọng bhrợ Aza.

Đhr’niêng Aza căh muy năc đoọng ca văr bơơn choor năc dzợ đơơng âng bâc cr’liêng xa nay n’lơơng cơnh ca văr abhô dang zư lêy đha nuôr ăt ma mông bhui har, doó jeh ca ay. Đhr’niêng Aza Koonh năc đhị k’rong z’zăng zâp apêê bh’rợ văn hóa nghệ thuật cơnh tr’coó xa nul, múa, hát… đơơng âng liêm đhr’niêng bh’rợ acoon coh Pa Cô. P’căn Lê Thị Thêm, Trưởng Phòng Văn hóa, thông tin chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl: đhr’niêng n’nâu bơơn zư đơc liêm chr’năp xa nay.

“Coh cr’chăl zư đơc apêê bh’rợ bhiêc bhan, bâc ngai ting pâh bh’rợ n’nâu  ănc ma nưih năl ghit ooy đhr’niêng bh’rợ âng đha nuôr. Bâc ngai tơợ đanh công âi ting bhrợ têng apêê đhr’niêng bh’rợ đoọng xơợng bhrợ apêê đhr’niêng coh vêêl đong chr’hoong”.

T’ngay Tết Aza dzợ năc bêl đoọng đha nuôr pa đhêy đơc bh’rợ tr’nêng, n’gơơng đơc râu cliêm coh loom, môp loom luônh coh pr’ăt tr’mông zâp t’ngay, đh’rưah pa zum c’rơ, mr’cơnh loom bhrợ pa dưr vêêl bhươl ca bhố ngăn. Đhr’niêng bh’rợ Aza dzợ bơơn moon năc đhr’niêng chăp hơnh ha roo. Tu tơơm ha roo năc pa căh măt đoọng ha zâp râu m’ma chr’noh n’lơơng âi đoọng đha nuôr ca bhố ngăn. T’cooh Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong A Lưới đoọng năl:

“Xooc đâu vêy bơr bh’rợ, muy năc bh’rợ đhr’niêng Aza Kăn lâng bơr năc bh’rợ đhr’niêng Aza Koonh. Aza Kăn năc bhrợ zâp c’moo n’đhang đhr’niêng bh’rợ năc hăt. Aza Koonh năc tơợ 5 tươc 10 c’moo vêy ta bhrợ muy chu, bêl đha nuôr vêy bơơn choor châc, pr’ăt tr’mông ca bhố ngăn, bhreh k’rơ năc bêl đêêc apêê acoon coh công cơnh apêê vêêl vêy bhrợ chăp hơnh r’vai ha roo công cơnh abhô dang âi đoọng pr’ăt tr’mông ca bhố ngăn”.

Đhr’niêng bh’rợ Aza âng đha nuôr A Lưới vêy đhr’niêng bhuôih lâng cha ơh. Zâp râu zêng đơơng chr’năp abhô dang lâng ăt ma mông liêm âng đha nuôr vêêl ma nang coh ca coong Trường Sơn./.

TẾT AZA CỦA ĐỒNG BÀO PA CÔ

Những ngày cuối năm 2024, khắp các bản làng vùng cao A Lưới, thành phố Huế, bà con đồng bào các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi rộn ràng tổ chức lễ hội Aza. Lễ hội Aza là ngày Tết truyền thống thiêng liêng, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào vùng cao A Lưới. 

Năm nay, đồng bào dân tộc Pa Cô ở vùng cao A Lưới tập trung về Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới, tại trung tâm xã Hồng Thượng, nô nức tái hiện lễ hội Aza Koonh. Đây là ngày Tết truyền thống, cầu mong sự no ấm, sung túc lớn nhất của người Pa Cô và đồng bào sống trên dãy Trường Sơn. Trước khi diễn ra lễ, các già làng trong dòng họ sẽ đến tận từng hộ  để cầu chúc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Sau khi tổ chức xong các thủ tục tại nhà, các gia đình và họ tộc trong làng đưa lễ vật đến Nhà Dài để cùng thực hiện nghi thức cúng chung của làng. Nghi thức trong lễ Aza Koonh của người Pa Cô có các bước: Lễ tẩy rửa, lễ chuẩn bị, lễ mời mẹ lúa, lễ cúng các vị giống cây trồng, lễ cúng những người đã khuất, lễ ăn cơm mới, lễ giao mâm cổ... Già làng Lê Tuấn Mỏ, ở thôn Ky Ré, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới cho biết:

“Thường thường là cuối năm, bàn bạc, thống nhất tất cả các lễ vật chuẩn bị cúng cho lễ hội A Za Koonh. Tức là tổ chức gia đình cũng được, gia đình thì ví dụ con gà hoặc con heo, sau đó là bưng lên chỗ tập thể ở nhà Rông này để cầu mong của làng và mời tất cả các hộ gia đình, con cháu tập trung để thể hiện lễ hội này.”

Với người dân vùng cao A Lưới, lễ hội Aza chính là Tết cổ truyền, mang nét văn hóa truyền thống của đồng bào được tổ chức hàng năm. Trong đó, lễ hội Aza Kăn được tổ chức định kỳ từng năm; còn lễ hội Aza Koonh thường là 5 năm đến 10 năm, bà con dân bản mới tổ chức một lần. Đó là khi được mùa hoặc cuộc sống của bà con đã ấm no, đủ đầy. Theo già làng Hồ Văn Hạnh, lễ vật dâng lên cúng Giàng trong lễ Aza Kăn lớn nhất là con heo, nhưng trong lễ Aza Koonh là con trâu cùng nhiều vật phẩm khác. Nhiều năm trở lại đây, thực hiện nếp sống mới, lễ Aza Koonh không còn đâm trâu để cúng Giàng nữa, thay vào đó, đồng bào thường dâng lễ bằng con dê. Ngoài ra, các gia đình và họ tộc trong làng cũng dâng lên nhiều lễ vật như: gà, cá suối, gạo nếp than, ngô, khoai sắn… đây là những cây trồng vật nuôi mà người dân tự sản xuất được.

Gìa làng Hồ Văn Hạnh, người dân Pa Cô cho biết, lễ Aza là mong cầu sự no ấm, sung túc, năm mới làm ăn phát đạt hơn: “Quá trình lao động sản xuất mệt nhọc trong năm, cuối năm tổ chức cái lễ hội Aza chung của cả dòng tộc trong làng. Từ trong gia đình cho đến tập thể để cầu các thần linh, tạ ơn các thần linh trong năm vừa rồi và cầu mong thần linh phù hộ đến năm sau khí hậu ôn hòa, lúa ngô của bà con được tốt tươi, cho nhiều hạt thóc hạt gạo”.

Đồng bào các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi ở huyện vùng cao A Lưới thường tổ chức tết A za vào cuối năm, thường là vào tháng 12 âm lịch hàng năm, khi bà con thu hoạch xong mùa màng nương rẫy. Trong khoảng thời gian đó, mỗi làng sẽ chọn một ngày đẹp nhất để tổ chức lễ A Za.

 Lễ hội Aza không chỉ là lễ cầu mong được mùa mà còn chứa đựng nhiều nội dung khác như cầu xin thần linh cho dân làng được sống yên vui, không ốm đau, bệnh tật. Lễ hội Aza Koonh là nơi tập trung khá đầy đủ các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian như âm nhạc, múa, hội họa... mang đậm truyền thống, bản sắc của dân tộc Pa Cô. Bà Lê Thị Thêm, Trưởng Phòng Văn hóa thông tin huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: lễ hội này được bảo tồn nguyên vẹn về giá trị, về quy mô trong cộng đồng.

“Trong quá trình bảo tồn các hoạt động lễ hội, những người mà trực tiếp tham gia hoạt động lễ hội này là những người am hiểu về truyền thống cứu đồng bào. Những người mà lâu nay cũng đã từng thực hành các hoạt động lễ hội để thực hiện, tái hiện các hoạt động lễ hội trên địa bàn của huyện”.

Ngày tết Aza còn là dịp để người dân bản gác lại những mâu thuẩn, bất đồng trong cuộc sống, cùng chung sức, đồng lòng xây dựng bản làng no ấm, sung túc. Lễ hội Aza còn được gọi là lễ hội tri ân cây lúa. Bởi cây lúa là đại diện cho tất cả các giống cây trồng khác đã cho bà con no ấm. Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới  cho biết:

“Hiện nay có hai hoạt động, một là hoạt động A Za Kăn và hai là hoạt động A Za Koonh. A Za Kăn thì hàng năm đều tổ chức nhưng các nghi lễ thì ít hơn. A Za Koonh thì tổ chức thường niên, 5 năm hoặc 10 năm một lần, khi bà con có các bội thu về mùa màng, cuộc sống của làng bản được no đủ, hạnh phúc, sức khỏe thì khi đó đồng bào các dân tộc thiểu số cũng như các làng, tổ chức lễ tạ ơn mẹ lúa cũng như các thần linh ban cho họ cuộc sống no ấm”./.

Lễ Aza của đồng bào miền núi A Lưới có phần nghi lễ và phần hội. Tất cả đều mang các ý nghĩa văn hóa tâm linh và tính cộng đồng độc đáo nơi đại ngàn Trường Sơn./.

Lê Hiếu

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC