Đơơng âng xa nâp acoon coh moot ooy trường học
Chủ nhật, 17:54, 18/12/2022            PV Vũ Miền            PV Vũ Miền
Thầy, cô giáo lâng học sinh ma nưih acoon coh xâp xa nâp acoon coh đay tươc trường âi dưr vaih bh’rợ looih đhị zâp câp học coh chr’hoong da ding ca coong Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Nâu đoo năc cơnh bhrợ la lay âng ngành Giáo dục lâng Đào tạo chr’hoong Bình Liêu năc đoọng p’too moon ha học sinh chăp kiêng lâng zư đơc c’leh văn hóa acoon coh.

 

 

Âi dưr vaih ta luôn, tuần tr’nơơp âng c’xêê lâng apêê t’ngay thứ 2, thứ 6 zâp tuần, giáo viên lâng học sinh coh zâp đoo câp học coh chr’hoong da ding ca coong Bình Liêu xâp xa nâp acoon coh tươc trường. Nâu đoo năc vel đong vêy tươc 96% acoon coh ăt ma mông, bâc năc ma nưih Tày, Dao, Sán Chỉ. Cô Lục Thanh Thùy, giáo viên ma nưih Tày trường tiểu học Húc Động đoọng năl, lớp cô chủ nhiệm bâc năc ma nưih Sán Chỉ cơnh lâng adooh pr’hoọm t’viêng, n’đooh tăm c’chăl lâng apêê xa nâp bhưưng ang âng ma nưih Dao âi bhrợ t’vaih râu liêm pr’hay đoọng giáo viên pa choom đoọng: “Bâc t’ngay giáo viên xâp năc học sinh công xâp. Acu lêy bhui har lâng pa bhlâng hâng hơnh lâng nâu đoo công năc cơnh xay truih pa căh âng acoon coh năc p’rá thứ 2 đoọng xay truih p’too moon apêê a đhi ooy c’leh văn hóa acoon coh đhị vel dong chr’hoong Bình Liêu.”

Quy định xa nâp acoon coh bêl tươc trường bơơn ngành Giáo dục lâng Đào tạo chr’hoong Bình Liệu xơợng bhrợ tơợ c’moo học 2015-2016. Pr’đhang n’nâu bơơn ngành Giáo dục bhrợ t’bhưah tơợ cơnh bhrợ âng Trường Tiểu học, Trung học cơ sở Hoành Mô lâng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Đồng Văn. Cr’chăl n’nâu, đha nuôr lâng pa bhlâng năc lang p’niên âi tr’xăl bh’rợ looih xâp xa nâp acoon coh, xăl ooy đêêc năc đợ xa nâp a đhuôc lươt học. Xa nâp acoon coh năc muy bơơn đha nuôr acoon coh xâp coh apêê bêl lễ, tết, t’ngay bhiêc bhan n’đhang công âi bơơn bhrợ cơnh t’mêê  cơnh lâng bâc râu la lay cơnh pa câl bâc coh thị trường. T’cooh Tô Đình Hiệu, Phó Giám đốc Trung tâm truyền thông chr’hoong Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, muy coh bâc ngai ting pâh xơợng bhrợ bh’rợ đơơng xa nâp acoon coh moot ooy trường học đoọng năl: “Cr’chăl xơợng bhrợ đơơng âng bh’rợ xâp xa nâp acoon coh coh trường học, bâc ngai dzợ moọ k’chit tu âi looih lâng bh’rợ xâp xa nâp cơnh c’xu lâng năc moon bh’rợ xâp xa nâp acoon coh k’đhap n’xâp. N’đhang bêl bơơn xay truih, p’too moon năc n’dhơ  ca conh ca căn, thầy cô giáo lâng học sinh zêng ting xơợng, tu xâp xa nâp acoon coh lươt học n’jưah liêm, n’jưah ha dưr dal chr’năp acoon coh. Lâh mơ, pa zêng apêê pr’loọng đong apêê đha nuôr acoon coh đhị vel đong công dzợ bơơn zư đơc xa nâp acoon coh đay. Xang bêl xơợng bhrợ xa nay n’nâu, apêê pr’loọng đong công âi ra văng xa nâp ha coon a đhi đay.”

K’noọ 10 c’moo xơợng bhrợ xâp xa nâp acoon coh tươc trường coh chr’hoong Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh âi moot ooy bh’rợ looih, dưr vaih c’leh liêm văn hóa. Đh’rưah lâng cơnh bhrợ pr’hay n’nâu, chr’hoong Bình Liêu dzợ bhrợ bâc  bh’rợ văn hóa đoọng zư đơc văn hóa apêê acoon coh coh vel đong. T’mêê đâu, Hội thi ma nưih xa nâp acoon coh liêm bhlâng âi t’đang t’pâh học sinh apêê trường ting pâh. A đhi Chìu Múi Dương ma nưih Dao lâng a đhi Hoàng Thị Lan, ma nưih acoon Sán Chỉ đoọng năl:

“Coh trường a đhi vêy bâc học sinh ma nưih Dao lâng apêê acoon coh n’lơơng. Xa nâp acoon coh Dao vêy cơnh xâp k’đhap lâh, kiêng ma nưih ih năc ghit lâh, pr’hoọm pa zum công bâc. Bêl xâp xa nâp acoon coh, acu xơợng hâng hơnh bbhlâng tu acu lêy bhưưng ang lâh apêê pr’zơc coh trường.”

“Acu năc ma nưih Sán Chỉ tu cơnh đêêc công pa zêng kiêng xa nâp acoon coh âng cu. Acu buôn xâp xa nâp acoon coh coh bêl t’ngay bhiêc bhan ga măc lâng n’đhơ coh zâp t’ngay n’lơơng.”

Xâp xa nâp acoon coh coh chr’hoong Bình Liêuj, tỉnh Quảng Ninh căh muy pa đhêy coh apêê trường học, năc dzợ băr dzang tươc bâc ơl cán bộ, công nhân viên chức lâng apêê đha nuôr coh vel đong chr’hoong. P’căn Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, ma nưih Tày, Chủ tịch UBND chr’hoong Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đoọng năl, đoọng liêm buôn ha bh’rợ, xa nâp ma nưih Tày âi bơơn bhrợ t’mêê lâng bhai l’boot lâh n’đhang công bơơn zư đơc râu liêm âng xa nâp acoon coh lâng bơơn apêê bộ, ban ngành xâp bâc t’ngay coh tuần: “Nâu đoo năc c’leh liêm văn hóa âng zi pa bhlâng chăp hơnh, zư đơc đoọng  pa dưr apêê chr’năp văn hóa coh vel đong. Azi lêy nâu đoo năc pr’đợơ liêm đoọng pa dưr, pa bhlâng năc coh bh’rợ bhrợ pa dưr ngành du lịch.”

Xa nâp acoon coh năc râu căh choom căh vêy đoọng bơơn năl muy c’bhuh ma nưih lâh đhị chữ xră, p’rá lâng đhr’niêng cr’bưn. Apêê xa nâp acoon coh n’đhơ bâc x’ră, pr’hoọm bhưưng ang cơnh ma nưih Dao, căh câ muy pr’hoọm a năm cơnh âng ma nưih Tày, Sán Chỉ… zêng k’độ đợ t’ruih văn hóa, lịch sử la lay. Bh’rợ xâp xa nâp acoon coh tươc trường, công sở năc râu t’bhlâng ga măc đoong zư đơc, xay pa căh  râu liêm pr’hay ooy văn hóa, k’tiêc lâng acoon ma nưih zr’lụ da ding ca coong Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Nâu đoo năc cơnh bhrợ pr’hay, liêm choom đoọng ha lang p’niên, zư đơc lâng pa dưr văn hóa acoon coh./.

Đưa trang phục truyền thống vào trường học

Thầy, cô giáo và học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) mặc trang phục truyền thống đến trường đã trở thành hình ảnh quen thuộc tại tất cả các cấp học ở huyện miền núi Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Đây là cách làm riêng có của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Liêu nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Đã thành thông lệ, tuần đầu tiên của tháng và các ngày thứ 2, thứ 6 hàng tuần, giáo viên và học sinh ở tất cả các cấp học ở huyện miền núi Bình Liêu mặc trang phục truyền thống đến trường. Đây là địa phương có tới 96% dân tộc thiểu số sinh sống, phần lớn là người Tày, Dao, Sán Chỉ. Cô Lục Thanh Thùy, giáo viên người Tày, trường tiểu học Húc Động cho biết, lớp cô chủ nhiệm phần lớn là người Sán Chỉ với áo màu xanh dương, váy chùm màu đen xen lẫn với các bộ trang phục rực rỡ của người Dao đã tạo hứng thú, truyền thêm năng lượng tích cực để giáo viên dạy học: "Những ngày giáo viên mặc thì học sinh cũng mặc. Tôi cảm thấy vui và rất tự hào và đây cũng là cách quảng bá hình ảnh của dân tộc và là ngôn ngữ thứ 2 để tuyên truyền giáo dục các em về bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện Bình Liêu."

Quy định trang phục truyền thống khi đến trường được ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Liêu thực hiện từ năm học 2015-2016. Mô hình này được ngành Giáo dục nhân rộng từ cách làm của Trường Tiểu học, Trung học cơ sở Hoành Mô và Trường Phổ thông dân tộc bán trú Đồng Văn. Thời điểm này, người dân và nhất là lớp trẻ đã thay đổi thói quen mặc trang phục truyền thống, thay vào đó là những bộ quần áo âu phục đi học. Quần áo truyền thống chỉ được người đồng bào DTTS mặc trong các dịp lễ, tết, ngày hội nhưng cũng được cách tân với nhiều chủng loại khác nhau bày bán phổ biến trên thị trường. Ông Tô Đình Hiệu, Phó Giám đốc Trung tâm truyền thông huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, một trong những người tham gia hiện thực hóa ý tưởng đưa trang phục truyền thống vào trường học cho biết: "Thời điểm thực hiện đưa việc mặc trang phục trong trường học, nhiều người khá e dè vì đã quen với việc mặc trang phục phổ thông và cho rằng việc mặc trang phục truyền thống mất thời gian. Nhưng khi được tuyên truyền, vận động thì cả phụ huynh, thầy cô giáo và học sinh đều ủng hộ, bởi  việc mặc trang phục dân tộc đi học vừa đẹp, vừa nâng cao giá trị dân tộc. Hơn nữa, hầu như các gia đình bà con DTTS trên địa bàn vẫn còn lưu giữ trang phục truyền thống của mình. Sau khi thực hiện chủ trương này, các gia đình cũng đã chuẩn bị trang phục truyền thống cho con em mình đi học.”

Gần 10 năm thực hiện việc mặc trang phục truyền thống DTTS đến trường ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đã vào nề nếp, trở thành nét đẹp văn hóa. Cùng với cách làm hay này, huyện Bình Liêu còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nhằm bảo tồn văn hóa các DTTS trên địa bàn. Mới đây, Hội thi người trình diễn trang phục dân tộc đẹp nhất đã thu hút học sinh các trường tham gia. Em Chìu Múi Dương, dân tộc Dao và em Hoàng Thị Lan, dân tộc Sán Chỉ cho biết:

"Ở trường em có nhiều học sinh người Dao và các dân tộc khác. Trang phục dân tộc Dao có kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi người khâu cần tỷ mỉ từ quần tới áo, rồi khăn, màu sắc phối cũng nhiều, rất sặc sỡ. Khi mình mặc trang phục truyền thống, em cảm thấy tự hào vì mình nổi bật giữa các bạn trong trường."

"Em là người Sán Chỉ nên cũng rất yêu thích trang phục truyền thống của mình. Em thường mặc trang phục dân tộc trong dịp lễ, tết, cưới hỏi và ngay cả trong đời sống thường nhật."

Mặc trang phục truyền thống ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh không chỉ dừng lại ở các trường học, mà lan tỏa đến đông đảo cán bộ, công nhân viên chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, dân tộc Tày, Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh cho biết, để thuận lợi cho công việc, trang phục người Tày đã được cách tân bằng chất vải mềm mại nhưng vẫn giữ được cốt cách trang phục cổ truyền và được cán bộ các ban ngành mặc nhiều ngày trong tuần: "Đây là nét đẹp văn hóa mà chúng tôi rất trân trọng, giữ gìn để bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa trên địa bàn. Chúng tôi coi đây là nguồn năng lực nội sinh để phát triển, nhất là trong việc thúc đẩy phát triển ngành du lịch."

Trang phục truyền thống là thành tố không thể thiếu để nhận diện một dân tộc bên cạnh chữ viết, tiếng nói và phong tục tập quán. Các bộ trang phục truyền thống dù cầu kỳ về họa tiết, màu sắc rực rỡ như người Dao, hay đơn giản, mộc mạc như áo chàm của người Tày, áo váy người Sán Chỉ... đều chứa đựng những câu chuyện văn hóa, lịch sử riêng. Việc mặc trang phục truyền thống DTTS đến trường, công sở là nỗ lực rất lớn để giữ gìn, quảng bá hình ảnh đẹp về văn hóa, đất và người vùng cao Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Đây là cách làm hay, thiết thực để thế hệ trẻ yêu, gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc truyền thống./.

 

           PV Vũ Miền

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC