Đhr’niêng bhuôih Zèng âng đha nuôr Tà Ôi vêy bâc đhr’niêng bh’rợ. L’lăm, c’la đong k’rong pa zêng Zèng vêy coh đong, muy pâng năc đươi đoọng pa chăm đhị ma bhuy chr’năp lâng bhuôih caih, muy pâng năc lăp pa liêm đơc toor a pươih bha nuôih. Bha nuôih coh a pươih năc pa zêng 1 pơơng prí, 1 p’nong a tưch uh, 4 p’nong a xiu đơc đhị muy c’bat a vị đhooh, 1 tơơm n’dza, cuôt lâng 2 p’nong a mó boh. Bêl bh’rợ ra văng âi xang, c’la đong năc tơơp bhuôih pa nhưa đhị râu đương lêy âng ca coon cha chau. Xang bêl bhuôih, prang đong đh’rưah tơt cha ộm, t’nơơt mr’hal, tr’hơnh tr’deh dh’rưah.
Bha nuôih bhuôih Zèng buôn bơơn dha nuôr Tà Ôi bhrợ bêl bhiêc bhan căh câ bêl ra văng đơơng zèng pa câl ooy lơơng. Đhị bh’rợ bhuôih, đha nuôr rơơm kiêng Giàng lâng apêê a bhô zooi đoọng đoọng bơơn đợ ta la Zèng liêm, bh’nơơn zèng pa câl lưch ooy lơơng lâng zâp ngai công bhreh k’rơ, pr’ăt tr’mông ca bhố ngăn. T’cooh vel Lê Văn Trình, ăt coh chr’val Lâm Đớt, chr’hoong A Lưới xay moon: Zèng năc pa bhlâng chr’năp coh pr’ăt tr’mông âng đha nuôr Tà Ôi lâng bhuôih Zèng năc muy đhr’niêng âi vaih tơợ đanh:“Taanh Zèng năc bh’rợ âi vêy tơợ đanh âng đha nuôr zi. Bhuôih Zèng năc bhuôih giàng, rơơm giàng đoọng choom pa câl bh’nơơn zèng, ta la zèng âng đay pa câl bơơn bâc ngai kiêng. Ađay choom bhuôih l’lăm bêl ra văng lươt pa câl, ting đong bhuôih zèng, xang n’năc prang vel bhrợ têng bhuôih Zèng đoọng ca văr bơơn pa câl Zèng, đoọng vêy vaih zên, vêy cr’van cr’bhố. Ahêê bhuôih zèng công đoọng Giàng lâng apêê a bhô lêy zư ha dha nuôr bhreh ca rơ, lươt chô liêm buôn.”
Nghệ nhân Mai Thị Hợp, Chủ nhiệm Hợp tác xã taanh ih adin thị trấn Alưới đoọng năl, bhuôih Zèng năc đhr’niêng bơơn ma nưih Tà Ôi chăp lêy, năc c’leh văn hóa a bhô dang căh choom căh vêy coh pr’ăt tr’mông âng đha nuôr. Ta la zèng lâh mơ năc pr’đươi bhuôih Giàng năc dzợ đoọng acoon n’đil đơơng âng bêl pay k’diic, năc pr’hêl đoọng ha cha chuih da da, đoọng ha xa xao. Zèng công đươi đoọng pa chăm đong Gươl lâng tr’câl tr’bhlêy, zooi đha nuôr vêy pr’ăt tr’mông ca bhố ngăn lâh. Cơnh lâng chr’năp cơnh đêêc, tu cơnh đêêc zâp ta la Zèng bêl ma nưih đươi dua căh ma mông năc vêy đơơng tâp lâng apêê đoo. Ting p’căn Mai Thị Hợp, ta la Zèng bhuôih năc choom taanh lâng lưch loom luônh, xang bêl bhuôih căh choom đươi dua năc muy đơc đoọng bhuôih.“L’lăm bêl lươt pa câl Zèng năc a đay bhuôih 1 p’nong a tưch đoọng ha giàng đoọng rơơm kiêng bơơn pa câl bâc. A hay công cơnh đêêc, nâu câi công cơnh đêêc, nâu đoo năc bha nuôih căh choom căh vêy, pa bhlâng chr’năp. Ađay công rơơm ha ma nưih xâp bơơn bhreh k’rơ, xâp zèng âng đay taanh doó buôn jeh ca ay, ta luôn liêm cra, liêm glăp lâng lang a hay lâng lang nâu câi.”
Bh’rợ taanh Zèng ta luôn bơơn đha nuôr Tà Ôi zư đơc tơợ lang n’nâu tươc lang n’tôh. Đoọng bhrợ t’vaih muy bh’nơơn zèng liêm choom, năc z’lâh pa bhlâng bâc bh’rợ, L’lăm, ma nưih pân đil Tà Ôi ra văng k’paih, l’lương lâng taanh, pa bhlâng năc bhai zèng vêy a rac năc bhrợ k’đhap lâh. Nâu đoo công năc c’leh liêm la lay âng Zèng, bhrợ t’vaih x’ră lâng a rac, căh muy năc k’paih pr’hoọm cơnh taanh a din âng apêê acoon coh n’lơơng. Bâc c’moo đăn đâu, bh’rợ taanh Zèng âng ma nưih Tà Ôi r’dợ bhrợ pa dưr, bh’nơơn Zèng công dóo dzợ bhrợ muy coh vel đong a năm năc âi tươc prang k’tiêc k’ruung lâng bha lang k’tiêc. A moó Viên Thị Kiều, ăt coh chr’val A Roàng đoọng năl, tơợ tứi, a moó âi bơơn ca căn pa choom đoọng bh’rợ taanh Zèng ty đanh:“Năc ma nưih pân đil Tà Ôi acu pa bhlâng hâng hơnh ooy bh’rợ taanh zèng âng zi. Tơợ tứi, đhêêng 10 c’moo acu âi bơơn a dich a mế pa choom đoọng ng’cơnh taanh zèng, tu cơnh đêêc, nâu câi a cu âi choom taanh đợ ta la Zèng đoọng k’ih xa nâp ha đay lâng pa câl ha pêê n’lơơng. Bh’rợ taanh zèng công zooi a cu vêy p’xoọng đhị t’bơơn zên, k’rang lêy pr’ăt tr’mông pr’loọng đong.”
Tơơp c’moo 2017, bh’rợ taanh Zèng âng đha nuôr Tà Ôi âi bơơn Bộ Văn hóa Thể thao lâng Du lịch xay moon năc c’kir văn hóa phi vật thể câp k’tiêc k’ruung. Tơợ đêêc tươc đâu, bh’rợ taanh Zèng công bơơn apêê a moó, a ngăh bhrợ bhr’lâ đoọng liêm glăp lâng đhr’năng plêêng k’tiêc lâng cr’noọ đươi dua âng t’mooi. Đhị chr’hoong A Lưới xooc vêy 5 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác taanh Zèng cơnh lâng lâh 500 cha năc ting pâh. Bh’nơơn Zèng đươi đoọng k’ih xa nâp, n’jưah đoọng bhrợ cr’noọ đươi dua n’jưah n’năc tác phẩm nghệ thuật, pa căh c’leh liêm la lay coh c’bhuh văn hóa acoon coh Tà Ôi. P’căn Lê Thị Thêm Trưởng phòng Văn hóa Thông tin chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl:“Bhuôih zèng cơnh lâng pr’ăt tr’mông văn hóa âng đha nuôr Tà Ôi năc pa bhlâng chr’năp. Tu Zèng căh muy đoong xâp, bhrợ xa nâp ha pân jưih lâng pân đil năc Zèng dzợ pr’đươi pr’dua đoọng tr’câl tr’bhlêy. Zèng công vêy chr’năp đhị bh’rợ xay xơ ma nưih,…. Ting đha nuôr moon, zâp rau toor đay zêng vêy a bhô dang, tu cơnh đêêc choom bhuôih, chăp hơnh a bhô dang âi zooi a đay vêy muy bh’rợ, zooi đoọng pr’ăt tr’mông đha nuôr têêm ngăn./.”
Đặc sắc Lễ dâng Zèng của đồng bào Tà Ôi
Kim Thu VOV Miền Trung
Dệt Zèng là nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào Tà Ôi ở huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Với bà con nơi đây, thổ cẩm Zèng đóng vai trò quan trọng trong đời sống, phong tục tín ngưỡng, là nét văn hóa đặc sắc của người Tà Ôi. Dịp lễ tết hay trước khi mang những tấm Zèng ra chợ bán, người Tà Ôi tổ chức nghi lễ dâng Zèng, cầu xin Giàng phù hộ cho gia đình luôn khỏe mạnh, dệt được những tấm Zèng đẹp, bán hàng luôn có người mua, để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Lễ dâng Zèng của đồng bào Tà Ôi có nhiều nghi thức. Trước hết, gia chủ tập hợp tất cả số Zèng có trong nhà, một phần dùng để trang trí nơi linh thiêng và dâng cúng, phần còn lại xếp gọn gàng xung quanh mâm cúng. Lễ vật trên mâm cúng gồm 1 nải chuối, 1 con gà luộc, 4 con cá để trên một bát xôi, 1 vò rượu cần, bánh A Quát và 2 con chuột nướng. Khi khâu chuẩn bị đã hoàn tất, gia chủ thực hiện nghi thức cúng trước sự chứng kiến của con cháu. Sau lễ cúng, cả nhà cùng quây quần ăn uống, nhảy múa, chúc tụng nhau bằng những lời ca, vũ điệu truyền thống.
Lễ cúng dâng Zèng thường được đồng bào Tà Ôi tổ chức vào dịp lễ hội hay trước khi gia đình mang Zèng đi bán. Thông qua lễ cúng, bà con cầu mong Giàng và các vị thần linh phù hộ để dệt được những tấm Zèng đẹp, sản phẩm Zèng bán hết ra thị trường và mọi người ai cũng mạnh khỏe, cuộc sống no ấm. Già làng Lê Văn Trình, ở xã Lâm Đớt, huyện A Lưới chia sẻ: Zèng có vai trò rất quan trọng trong đời sống của đồng bào Tà Ôi và lễ cúng dâng Zèng là một nghi lễ có từ lâu đời: “Dệt Zèng là nghề có từ rất lâu đời của dân tộc chúng tôi. Lễ cúng dâng Zèng là lễ cúng Giàng, cầu xin Giàng bán được sản phẩm Zèng, tấm Zèng mình bán ra được khách hàng ưa thích. Mình phải cúng trước khi đi bán, từng nhà cúng dâng Zèng, rồi cả làng tổ chức cúng dâng Zèng để cầu mong bán được Zèng, cho mình có tiền, có của cải. Mình cúng dâng Zèng cũng để Giàng và các vị thần linh phù hộ cho bà con mạnh khỏe, đi đến nơi về đến chốn.”
Nghệ nhân Mai Thị Hợp, Chủ nhiệm Hợp tác xã dệt may thổ cẩm thị trấn A Lưới cho biết, cúng dâng Zèng là nghi lễ được người Tà Ôi coi trọng, là nét văn hóa tâm linh không thể thiếu trong đời sống của bà con. Tấm Zèng ngoài là vật phẩm dâng cúng Giàng và ông bà tổ tiên, còn để cô gái mang theo khi về nhà chồng, là món quà tặng ông bà thông gia, tặng chàng rể quý. Zèng cũng dùng để trang trí nhà Gươl và trao đổi, mua bán, giúp bà con có cuộc sống sung túc, đủ đầy. Với những giá trị về cả vật chất lẫn tinh thần như vậy, nên mỗi tấm Zèng khi người sử dụng chết đi sẽ được chôn cất theo họ. Theo bà Mai Thị Hợp, tấm Zèng dâng cúng phải được dệt bằng cả tấm lòng, sau khi cúng không được sử dụng mà phải để thờ:“Trước khi đi bán sản phẩm Zèng thì mình phải cúng 1 con gà dâng cho tổ tiên để cầu mong bán được hàng hóa. Xưa cũng vậy, mà nay cũng vậy, đây là lễ cúng không thể thiếu, rất quan trọng. Mình cũng cầu mong cho người mặc được mạnh khỏe, mặc trang phục Zèng do mình dệt không bị dị ứng, luôn xinh đẹp, phù hợp với cả truyền thống và hiện đại.”
Nghề dệt Zèng truyền thống luôn được đồng bào Tà Ôi gìn giữ, bảo tồn và lưu truyền từ thế hệ này sang hế hệ khác. Để làm ra một sản phẩm thổ cẩm hoàn thiện, phải trải qua rất nhiều công đoạn. Trước hết, người phụ nữ Tà Ôi phải chuẩn bị sợi, lên khuôn và dệt vải, nhất là vải Zèng có đính hạt cườm thì phải làm rất công phu, tỷ mỉ. Đây cũng chính là nét độc đáo và riêng biệt của dệt Zèng, tạo hoa văn bằng cườm, không bằng chỉ màu như dệt thổ cẩm của các dân tộc khác. Những năm gần đây, nghề dệt Zèng của người Tà Ôi dần được phục hồi, sản phẩm Zèng cũng không còn bó hẹp trong cộng đồng người bản địa nữa mà đã đến với thị trường trong nước và thế giới. Chị Viên Thị Kiều, ở xã A Roàng cho biết, từ nhỏ, chị đã được mẹ truyền nghề dệt Zèng truyền thống: “Là một người con gái Tà Ôi em rất là tự hào về nghề dệt Zèng của mình. Từ lúc nhỏ, mới 10 tuổi em đã được bà và mẹ dạy cách dệt Zèng, vì vậy bây giờ em đã có thể tự dệt những tấm Zèng để may trang phục cho mình và bán cho khách hàng. Nghề dệt Zèng cũng giúp em có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống gia đình”
Đầu năm 2017, nghề dệt Zèng của đồng bào Tà Ôi đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Từ đó đến nay, nghề dệt Zèng càng được nhiều người biết đến, cách dệt và may trang phục từ vải Zèng cũng được các chị, các mẹ cải tiến để phù hợp với thời tiết và thị hiếu của người tiêu dùng. Tại huyện A Lưới hiện có 5 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác dệt Zèng với hơn 500 người tham gia. Sản phẩm Zèng dùng để may trang phục, vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt vừa là tác phẩm nghệ thuật, thể hiện nét đặc trưng độc đáo trong kho tàng văn hóa dân tộc Tà Ôi. Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Cúng Zèng đối với đời sống văn hóa của đồng bào Tà Ôi là rất quan trọng. Mởi vì Zèng không chỉ để mặc, làm trang phục cho cả đàn ông và phục nữ mà Zèng còn là hàng hóa để trao đổi, mua bán. Zèng cũng có giá trị văn hóa tinh thần rất lớn, được sử dụng để làm lễ vật cưới hỏi, của hồi môn…Quan niệm của đồng bào vùng cao là mọ sự vật xung quanh mình đều có thần linh hiện diện, vì vậy phải cúng, dâng lễ vật, tạ ơn các vị thần đã phù hộ cho mình có một cái nghề, phù hộ cho đời sống của đồng bào.”
Viết bình luận