Pa căn Nguyễn Thị San, ma nuyh Tày, n’niên lâng dưr pậ coh đhăm k’tiếc Nghĩa Đô (chr’hoong Bảo Yên, tỉnh Lào Cai). Pa căn San truih, Nghĩa Đô năc zr’lụ k’tiếc ơy tơợ lang a hay, đhị dưr vaih lâng zư đơc pazêng chr’năp văn hóa, bấc rau bấc cơnh, đơơng chr’năp liêm âng ma nuyh Tày. Coh đâu vêy pr’đơợ bhrợ pa dưr du lịch vel bhươl. Bhiệc pa căh apêê bh’nơơn pr’đươi cung cơnh chr’năp văn hóa âng đhanuôr vel đong đoọng ha bấc lơơng ting năl, pa bhlầng năc coh lang công nghệ 4.0 cơnh xoọc đâu.
Lâh mơ ting pâh bh’rợ pân đil âng vel, bh’rợ clung ha rêê, pa căn Nguyễn Thị San năc dzợ đơc cr’chăl k’rong chêêc lêy, xrặ đơc pazêng cr’liên gpr’hat then, pr’hat cọi ty đanh âng Nghĩa Đô. Tươc nâu kêi, pa căn San ơy xrặ 119 pr’hat cọi ty âng vel đong lâng rơơm kiêng năc pa choom đoọng ha lang p’niên coh ha y chroo oó choom bhrợ bil pất pr’hat âng acoon coh đay. Pa bhlầng, coh lang công nghiệp 4.0 t’ngay đâu, bhiệc đơơng pazêng chr’năp ty đanh zập k’bhuh acoon coh ơy vaih năc liêm buôn lâh mơ.
Năc k’bhuh mạng xã hội cơnh: Facebook, Zalo, YouTube, TikTok ơy vaih pr’đươi zooi chr’năp bhlầng đăh bh’rợ pa têệt pa dưr tân đôr lâng zư lêy chr’năp c’ckir văn hóa pa têệt lâng du lịch đoọng ha ma nuyh Tày. Ting cơnh TS. Nguyễn Anh Cường – Trưởng khoa Văn hóa DTTS (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội), xọoc đâu rau crêê tước âng công nghệ 4.0 ơy lâng xoọc bhrợ xăl zập đăh pr’ặt tr’mông âng acoon ma nuyh. Bêl ahêê năl ghit c’rơ tước apêê đhanuôr coh zr’lụ lâng coh prang bha lang k’tiếc năc liêm buôn lâh mơ: “Cung vêy bấc cơnh đoọng zư pa dưr ha dợ tign cơnh a cu chr’năp lâh mơ năc bh’rợ zư đơc pazêng c’leh cha nụp, pr’đươi pr’dua. Năc pazêng rau đêêc bơơn số hóa. Lâng công nghệ 4.0 xọoc đâu năc bhiệc pa căh đoọng xa nập, đoọng ha văn hóa acoon ma nuyh năc liêm buôn lâng bấc cơnh bh’rợ tr’nêng lalay cơnh. Cung buôn đoọng tân đôr pazêng xa nay năc đoo. Dọo cơnh lalăm a hay kiêng pa gơi muy bêệt cha nụp cung k’đhap, nâu kêi năc ch’đị ooy máy ơy năl tước.”
Xoọc đâu facebook, tiktok xọoc t’pâh bấc đhanuôr prang bha lang k’tiếc đươi dua bấc rau pa bhriêl cơnh like, share, follow, livestream… ơy t’vaih pazêng rau liêm choom đoọng pa têệt, tân đôr zập ooy đăh văn hóa. Apêê trang fanpage tơợ đêêc cung cung t’vaih ting k’bhuh chuyên đề cơnh: fanpage đăh hát then, hát cọi, căh cợ xa nập taanh a din, ch’na đh’năh a yêm… Đhị đêêc, pa têệt lâng bh’rợ pa căh văn hóa, năc đoo cr’noọ bh’rợ pa dưr du lịch đoọng pa dưr dal chr’năp c’kir, chroi k’rong đhr’năng ha dưr.
Ting cơnh amoó Đồng Thị Vân Hà, ma nuyh acoon coh Tày đhị TP. Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn), xọoc đâu apêê pr’đươi crêê tước văn hóa acoon coh cơnh: xa nập, pr’hat x’nưl căh cợ apêê pr’đươi tơợ t’naanh âng đhanuôr acoon coh ting t’ngay bơơn pa căh bấc cơnh đăh mạng xã hội. Năc cơnh muy bộ xa nập, xăl tu lướt biểu diễn căh cợ đoọng ooy apêê homestay pa căh tước t’nooi, Năc bấc apêê lang p’niên ma nuyh Tày pa căh pazêng bh’nơơn nắc đoo đăh sàn thương mại điện tử, xang năc đơc coh facebook, zalo, tiktok đọong pa căh tước ha zập ngai năl tước. Ha dợ nâu đoo năc cơnh apêê xoọc pa căh đăh văn hóa, đăh bh’rợ bh’rợ âng đhanuôr Tày. Amoó Đồng Thị Vân Hà đọong năl: “Đhị thành phố bấc ngai ơy loih lâng bh’rợ câl hàng tơợ mạng, a cu cung pa đăn lâng công nghệ, jưah lâng apêê t’cooh t’ha, p’niên k’tứi zêng vêy chụp pa căh pr’đươi đơc coh mạng, lâng p’rơơm năc pr’đươi âng đay bơơn pa câl zập ooy, ch’ngai lâh mơ năc tước k’tiếc k’ruung lơơng.”
T’ngay đâu, rau ha dưr âng pr’đơợ mạng xã họi prang bha lang k’tiếc ơy t’vaih pr’đơợ đoọng bơơn giao lưu bha lang k’tiếc bơơn t’bhưah c’lâng bh’rợ, lâng pr’đơợ liêm choom đăh đh’riêng p’rá, bấc lang p’niên năc ơy t’vaih trang YouTube lâng xa nay pa căh văn hóa, du lịch Việt Nam pa căh chữ p’rá Anh zooi apêê bha lang k’tiếc buôn năl lâh. Bấc trang bơơn bh’nơơn z’zăng vaih đhị pa căh văn hóa bơơn bấc ngai lêy zêng coh k’tiếc k’ruung hêê lâng tơợ k’tiếc k’ruung lơơng k’rang tươc./.
Cô gái Tày tận dụng mạng xã hội để giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc
Miệt mài sưu tầm, lưu giữ và truyền dạy bản sắc văn hoá dân tộc Tày và góp phần phát huy được những giá trị văn hoá để phát triển du lịch cộng đồng, đó là tâm huyết nhiều của nhiều phụ nữ Tày hiện nay. Và, mạng xã hội đang là một kênh thông tin quan trọng để các cô gái Tày giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc mình đến mọi nơi trên thế giới.
Bà Nguyễn Thị San, là người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai). Bà San kể rằng, Nghĩa Đô là vùng đất cổ, nơi hình thành, lưu truyền những giá trị văn hoá phong phú, mang đậm bản sắc và lời ăn tiếng nói của đồng bào Tày. Nơi đây còn có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. Việc quảng bá, giới thiệu các sản phẩm địa phương cũng như các sản phẩm văn hóa dân tộc đến mọi người là điều rất cần thiết, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay.
Ngoài việc tham gia công tác phụ nữ của thôn bản, công việc đồng áng, bà Nguyễn Thị San luôn dành thời gian để sưu tầm, ghi chép lại những bài hát then, hát cọi cổ của Nghĩa Đô. Đến nay, bà đã ghi lại được 119 bài hát cọi cổ truyền của địa phương và mong muốn sẽ truyền dạy cho lớp trẻ trong nay mai để tránh nguy cơ thất truyền làn điệu của cha ông. Đặc biệt, trong thời đại công nghiệp 4.0 ngày nay, việc lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Chính mạng xã hội như: Facebook, Zalo, YouTube, TikTok đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc kết nối, lan tỏa và bảo tồn giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch cho đồng bào Tày. Theo TS. Nguyễn Anh Cường – Trưởng khoa Văn hóa DTTS (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội), hiện nay sự tác động của công nghệ 4.0 đã và đang làm thay đổi mọi mặt của đời sống con người. Khi chúng ta nắm bắt được cơ hội thì sức lan tỏa đến các cộng đồng người trong khu vực, thậm chí toàn thế giới sẽ dễ dàng hơn rất nhiều: “Cũng có nhiều cách để bảo tồn, quảng bá nhưng theo tôi quan trọng nhất vẫn là việc lưu giữ lại những hình ảnh. Tức là những hình ảnh phải được số hóa. Với công nghệ 4.0 hiện nay thì việc quảng bá cho trang phục, cho văn hóa dân tộc là rất dễ bằng nhiều cách khác nhau, phương thức khác nhau. Cũng dễ cho việc lan tỏa các thông tin đó. Chứ trước kia gửi một tấm ảnh đi là khó, bây giờ ta cần một cái click chuột là sẽ biết.”
Hiện nay facebook, tiktok đang thu hút đông đảo công chúng toàn cầu sử dụng bởi hàng loạt các tính năng thông minh như like, share, follow, livestream…đã tạo ra môi trường lý tưởng để kết nối, lan tỏa văn hóa. Các trang fanpage từ đó cũng được thành lập theo từng chuyên đề cụ thể như: fanpage về hát then, hát cọi, hay trang phục thổ cẩm dân tộc, đặc sản ẩm thực...Ở đó, gắn liền với việc giới thiệu, quảng bá văn hóa, là mô hình phát triển du lịch nhằm nâng cao giá trị di sản, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Theo chị Đồng Thị Vân Hà, người dân tộc Tày ở TP. Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn), hiện nay các sản phẩm liên quan đến văn hóa dân tộc như: trang phục, dân ca hay các sản phẩm từ đan lát của đồng bào DTTS ngày càng được giới thiệu một cách phong phú, đa dạng thông qua mạng xã hội. Ví như, một bộ trang phục, thay vì đi hội diễn hay đưa vào các homestay để quảng bá, giới thiệu đến du khách. Nhiều bạn trẻ dân tộc Tày đã đưa các sản phẩm đó lên sàn thương mại điện tử, rồi đưa lên facebook, zalo, tiktok để giới thiệu đến mọi người về bộ trang phục. truyền thống. Nhưng đây cũng là hình thức họ đang quảng bá về văn hóa dân tộc, về sản phẩm của đồng bào Tày. Chị Đồng Thị Vân Hà cho biết: “Ở thành phố nhiều người có thói quen mua hàng trên mạng, tôi cũng tiếp cận công nghệ, cùng các thành viên già, trẻ, lớn bé chụp ảnh sản phẩm để đưa lên mạng, với hi vọng sản phẩm mình làm ra không chỉ bán được ở bản, trong tỉnh, trong nước, tiến xa hơn sẽ là bán ra nước ngoài.”
Ngày nay, sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới đã tạo ra điều kiện để giao lưu quốc tế có cơ hội được mở rộng, với thế mạnh về ngoại ngữ và khả năng nắm bắt, nhiều người trẻ chọn cách lập các trang YouTube với nội dung quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam có phụ đề tiếng Anh giúp bạn bè các nước dễ dàng tiếp cận, thưởng thức. Nhiều trang được thực hiện khá thành công, thực sự trở thành các “địa chỉ văn hóa” được người xem ở trong và ngoài nước quan tâm./.
Viết bình luận