P’têêt pa zum vel bhươl tợơ đhr’niêng bhrợ pr’ngooch âng ma nưih Êđê
Thứ sáu, 14:15, 13/05/2022
Coh văn hóa âng ma nưih Êđê, đhr’niêng bhrợ pr’ngooch năc muy bh’rợ đơơng xa nay p’too pa choom, vêy chr’năp p’têêt pa zum zâp vel bhươl, bhrợ pa dưr bh’rợ đoàn kêt bhlưa apeê pr’loọng đong, tô c’bhuh căh câ bhlưa paêê c’bhuh acoon coh đh’rưah ăt ma mông đhị vel đong.

 

Lâh 5giờ ra diu, đhr’nong đong âng p’căn H Djuăn Niê, ăt coh vel Drai Sí, chr’val Ea Tar, chr’hoong Cư Mgar, âi xu blu ma nưih. T’cooh Y Thôn Niê lâng apêê đhi noo coh tô c’bhuh âi tươc zâp đoọng đh’rưah lâng c’la đong bh’zi  bha lêch a oc, 2 p’nong a tưch lêch lâng k’zêt tơơm n’dza. Nâu đoo năc đợ bha nuôih chr’năp boon đươi dua coh đhr’niêng bhrợ pr’ngooch bhlưa p;căn H Djuăn lâng t’cooh Y Thôn. T’cooh Y Thôn Niê truih:“Acu năc ma nưih vel Mlăng, pay k’điêl coh vel Drai Sĩ. Bêl a hay, năc ca conh cu lâng pr’loọng đong n’đăh đâu ăt ma mông liêm tu cơnh đêêc acu kiêng bhrợ pr’ngooch đhi noo. Acu bhrợ đhi noo lâng pr’loọng đong n’nâu lâh 30 c’moo âi, nâu câi acu bhrợ đhr’niêng đoọng xay truih cớ bh’rợ liêm a hay âng đay đoọng prang vel apêê đoo t’bhlâng zư đơc đhr’niêng âng đha nuôr ng’cơnh choom liêm lâh.”

Bêl bha nuôih âi ra pă xang, xa nul chiing hơnh t’mooi dưr đơơr cơnh t’đang k’đươi zâp ngai đơơh tươc moot ooy đhr’nong dal đoọng bhrợ đhr’niêng bhrợ pr’ngooch năc âi tơơp. Apêê đhi noo n’jưih lâng t’mooi tơt đhị nm’pâng đong, ha dợ c’la đong lâng đhi noo pân đil tơt đhị đong t’pêêh. Năc tơơp bhrợ đhr’niêng, ma nưih bh’bhuôih tot z’moh n’đăh đông, bhuôih pa nhưa xay truih lâng apêê abhô dang chô pâh lêy. Dhr’niêng bơơn xợơng bhrợ lâng 3 chu bhuôih, tr’nơơp năc bhuôih a bhô dang; xang n’năc bhuôih pr’đơp coọng bhlưa 2 cha năc boon bhrợ prngooch lâng x’ría năc bhuôih chap hơnh.

Ma nưih bh’bhuôih Y Chuôich Niê đoọng năl, coh 3 chu bhuôih năc g’luh tr’nơơp lâng g’luh 3 vêy bha nuôih năc muy p’nong a tưch lâng muy tơơm n’dza. Đhêêng cơnh g’luh 2 năc chr’năp bhlâng cơnh lâng bha nuôih năc a oc bha lêch lâng 5 tơơm n’dza. Đhr’niêng pa đơp coọng pr’ngooch năc vêy chr’năp bhlâng coh bh’rợ t’nil râu p’têêt pa zum bhlưa 2 cha năc công cơnh 2 pr’loọng đong tô c’bhuh. Dap tơợ đâu pa tươc lưch lang, bơr anhi bhrợ pr’ngooch năc đhi noo muy đong, chêêt ma mông vêy đh’rưah, zr’năh k’đhap ca bhố ha ul vêy đh’rưah.“Bhrợ đhr’niêng n’nâu đoọng apêê a bhô dang năl, ca văr đoọng ha pr’loọng đong 2 n’đăh ta luôn bhreh ca rơ, bhrợ cha bhr’nha boon. Bh’rợ pa coọng coọng đồng ooy têy cơnh năc muy râu moon ghit, pa căh ha râu p’têêt pa zum 2 n’đăh, cơnh lâng bha nuôih năc bha lêch aoc lâng 5 tơơm n’dza, zâp bh’rợ brương tr’nu zêng âi boon moon ghit lâng pa căh ooy  bh’rợ bhrợ pr’ngooch âng 2 pr’loọng đong.”

Xang zâp chu bhuôih, ma nưih bh’bhuôih pa đhêy đoọng c’la đong lâng apêê t’mooi pâh ma tươc ộm n’dza, hơnh deh 2 pr’loọng đong, ca văr râu liêm crêê cr’er đh’rưah nhâm mâng âng 2 a nhi bhrợ pr’ngooch. P’căn H Huyên Ayun, Bí thư Chi bộ vel Drai Sí, chr’val Ea Tar đoọng năl, đanh bhlâng ă coh vel vêy cớ đhr’niêng bh’rợ cơnh đâu. Bh’rợ bhrợ têng pr’ngooch vêy chroi đoọng đha nuôr, pa bhlâng nac p’niên đha đhâm c’mâr vêy pr’đợ chơơc boon năl lâng zư đơc apêê đhr’niêng bh;rợ, bhiêc bhan ty đanh âng acoon coh đay:“Cơnh lâng bh’rợ năc Bí thư Chi bộ, c’la cu năc t’bhlâng p’too moon dha nuôr, a đhi a moó, ma nưih đong năc  t’bhlâng k’đhơợng zư đơc c’leh văn hóa liêm pr’hay âng acoon coh đoọng doó choom bil pât apêê đhr’niêng bh’rợ ty đanh, đhr’niêng bhrợ pr’ngooch công cơnh apêê đhr’niêng n’lơơng…”

Ha dợ ting t’cooh Y Wem HWing, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Cư Mgar, tỉnh Đăk Lăk, bhrợ pr’ngooch năc đhr’niêng đơơng âng râu liêm pr’hay âng ma nưih Êđê, vêy c’lâng p’too lâng p’têêt pa zum vel bhươl. Bh’rợ pr’ngooch zooi 2 cha năc chrih dưr vaih ma nưih đong, lêy cơnh đhi noo pun xooh, tr’zooi zâp bêl zr’năh k’đhap. Tu cơnh đêêc, bh’rợ bhrợ pa dưr cớ đh’niêng n’nâu đh’rưah lâng bâc dhr’niêng n’lơơng âng vel bhươl 24 c’bhuh đhi noo acoon coh coh vel đong căh muy chroi đoọng zư đơc c’leh văn hóa năc dzợ bhrợ t’vaih râu đoàn kết, p’têêt pa zum pa dưr tr’mông tr’meh – pr’ăt tr’nơt.“Đhr’niêng bhrợ pr’ngooch cơnh t’ngay đâu vêy chr’năp bhlâng cơnh lâng văn hóa ty đanh âng ma nưih Êđê, bhrợ pr’ngooch căh xay moon tô c’bhuh, acoon coh, t’cooh p’niên, pân jưih pân đil. Coh c’bhuh apêê acoon coh zêng boon bhrợ pr’ngooch lâng p’têêt pa zum đhi noo đoọng bhrợ pa dưr pr’ăt tr’mông, pa dưr tr’mông tr’meh – pr’ăt tr’nơt lâng zư đơc yêm têêm quốc phòng. Cr’noọ xa nay năc đoo bhrợ pa dưrn khối đại đoàn kết vel bhươl, p’têêt pa zum vel bhươl nhâm mâng.”

Cơnh lâng ma nưih Êđê, đhr’niêng pr’ngooch năc c’leh văn hóa liêm pr’hay, pa căh tinh thần đoàn kết đh’rưah z’lâh zr’năh k’đhap. Nâu câi, coh bâc vel bhươl công dzợ k’đhợơng bhrợ bh’rợ pr’ngooch bhlưa muy cha năc ma nưih lâng muy pr’loọng đong, tô c’bhuh. N’đhơ cơnh đêêc, c’năt đhr’niêng bh’rợ boon bhrợ pa đệ, bha nuôih công năc ting ooy pr’đơợ tr’mông, năc n;đhơ đhêêng vêy muy p’nong a tưch, muy tơơm n’dza căh câ muy g’luh cha cha a năm cơnh lâng râu đương lêy âng zâp 2 n’đăh pr’loọng đong. Bh’rợ pr’ngooch công đơơng chr’năp liêm pr’hay, xơợng bhrợ tự nguyện căh vêy tu râu long, cơnh lâng room kiêng zâp ngai đh’rưah ma mông liêm crêê, ăt ma mông cơnh đhi noo muy đong, đh’rưah tr’pac tr’zooi z’lâh zr’năh k’đhap, đoọng bhrợ pa dưr vel bhươl bh’nhăn ca bhố ngăn./.

Gắn kết cộng đồng từ lễ kết nghĩa anh em của người Ê Đê

      PV H Xíu

        Trong văn hóa của người Ê Đê, lễ kết nghĩa anh em, chị em là một hoạt động mang tính giáo dục, có ý nghĩa gắn kết cộng đồng, xây dựng mối đoàn kết giữa các gia đình, dòng họ hay giữa các dân tộc cùng sinh sống tại địa phương.

        Hơn 5g sáng, ngôi nhà dài của bà H Djuăn Niê, ở buôn Drai Sí, xã Ea Tar, huyện Cư Mgar, đã nhộn nhịp người. Ông Y Thôn Niê và các anh em trong dòng họ có mặt đông đủ để cùng gia chủ thịt con heo đực thiến nặng chừng 30kg, 2 con gà trống to và cột chục ché rượu cần. Đây là những lễ vật quan trọng được dùng trong nghi lễ kết nghĩa chị em giữa bà H Djuăn và ông Y Thôn. Ông Y Thôn Niê kể:“Tôi là người buôn Mlăng, lấy vợ ở buôn Drai Sí. Trước kia thì cha tôi và gia đình bên này thân thiết nên muốn tôi kết nghĩa anh em. Tôi kết nghĩa với gia đình này hơn 30 năm rồi, bây giờ mình làm lễ ôn lại truyền thống của mình và để cả làng, cả buôn họ tiếp tục duy trì phong tục của đồng bào dân tộc tại chỗ làm sao cho tốt hơn.”

        Khi lễ vật đã bày xong, bài chiêng đón khách vang lên như mời gọi mọi người nhanh chân bước vào ngôi nhà dài để nghi lễ kết nghĩa được bắt đầu. Các anh em trai và quan khách ngồi ở gian trước, còn chủ nhà và chị em phụ nữ ngồi ở gian bếp. Bắt đầu buổi lễ, thầy cúng ngồi quay mặt về hướng đông, cúng khấn thông báo các thần linh và mời tổ tiên ông bà về dự lễ. Nghi lễ được thực hiện với 3 lần cúng, đầu tiên là cúng cho ông bà, tổ tiên; tiếp đó là cúng trao vòng giữa 2 người được làm lễ và cuối cùng là cúng tạ ơn, cảm ơn.

        Thầy cúng Y Chôich Niê cho biết, trong 3 lần cúng thì lần đầu và lần thứ 3 có lễ vật là một con gà và một ché rượu cần. Riêng lần thứ 2 là quan trọng nhất với lễ vật là con heo đực thiến và 5 ché rượu cần. Nghi thức trao vòng kết nghĩa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh dấu sự kết giao giữa 2 người cũng như 2 gia đình dòng họ. Kể từ nay cho đến hết cuộc đời, hai người kết nghĩa mãi mãi là anh em một nhà, sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau.“Làm lễ này để các thần linh, tổ tiên đều biết, cầu cho gia đình 2 bên luôn khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, thành công. Việc đeo vòng đồng vào tay như một sự khẳng định, minh chứng cho sự kết giao 2 bên, với lễ vật là con heo đực thiến và 5 ché rượu cần, mọi việc sau này đều đã được khẳng định và chứng thực về mối kết giao thân tình của 2 gia đình.”

        Sau mỗi lần cúng, thầy cúng dừng lại để gia chủ và các khách tham dự lần lượt đến uống rượu cần, chúc mừng 2 gia đình, cầu chúc sự yêu thương, gắn bó bền vững cho 2 người kết nghĩa. Bà H Huyên Ayun, Bí thư Chi bộ buôn Drai Sí, xã Ea Tar cho biết, đã lâu lắm rồi trong buôn mới lại có nghi lễ như thế này. Việc tổ chức lễ kết nghĩa sẽ góp phần giúp người dân, nhất là người trẻ có cơ hội tìm hiểu và gìn giữ các nghi thức, lễ hội truyền thống của dân tộc mình.“Với vai trò Bí thư Chi bộ, bản thân tiếp tục vận động nhân dân, bà con, chị em, người thân tiếp tục duy trì bản sắc văn hóa dân tộc để không mai một các nghi lễ truyền thống, nghi lễ kết nghĩa anh em cũng như các nghi lễ khác.”

        Còn theo ông Y Wem HWing, Phó chủ tịch UBND huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk, kết nghĩa anh em là một nghi lễ mang tính nhân văn của người Ê Đê, có tính giáo dục và kết nối cộng đồng. Việc kết nghĩa giúp 2 người xa lạ trở nên thân thiết như ruột thịt, coi nhau như anh em một nhà, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn khó khăn. Do đó, việc phục dựng nghi lễ này cùng với nhiều nghi lễ khác của cộng đồng 24 dân tộc tại địa phương không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa mà còn tạo sự đoàn kết, kết nối phát triển kinh tế xã hội.“Lễ kết nghĩa như ngày hôm nay có một ý nghĩa rất sâu sắc đối với văn hóa truyền thống của người Ê Đê, kết nghĩa không phân biệt dòng họ, dân tộc, tuổi tác, giới tính. Trong cộng đồng các dân tộc đều được kết nghĩa anh em và gắn kết tình nghĩa anh em để xây dựng đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tê xã hội và giữ gìn an ninh quốc phòng. Mục đích sâu sắc là xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng, cấu kết cộng đồng vững chắc.”

        Đối với người Ê Đê, lễ kết nghĩa anh em là nét văn hóa đặc sắc, thể hiện tinh thần đoàn kết cùng nhau vượt qua khó khăn. Ngày nay, ở nhiều buôn làng vẫn duy trì việc kết nghĩa giữa một cá nhân với một gia đình, dòng họ. Tuy nhiên, phần nghi lễ được rút gọn, lễ vật cũng tùy vào điều kiện kinh tế, có thể chỉ cần một con gà, một ché rượu hoặc một bữa cơm đơn giản với sự chứng kiến của đông đủ 2 bên gia đình. Việc kết nghĩa vẫn mang ý nghĩa tốt đẹp, thực hiện hoàn toàn tự nguyện, không vụ lợi, với mong muốn mọi người cùng sống chan hòa, thân thiết, gắn bó như anh em một nhà, cùng chia sẻ giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn, hoạn nạn, để xây dựng buôn làng ngày càng no ấm, giàu đẹp./.

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC