Pr’đợơ văn hóa Cơ Tu dưr vaih lâng k’rơ đợ c’leh văn hóa liêm la lay, pa căh ghit pr’ăt tr’mông âng đha nuôr. Coh đêêc, đhr’niêng Cha ha roo t’mêê năc muy coh bâc c’leh văn hóa liêm la lay bơơn ma nưih Cơ Tu coh chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế k’đhơợng bhrợ tươc nâu câi.
Đhị “ T’ngay hội văn hóa, thể thao, du lịch apêê acoon coh da ding ca coong” tỉnh Thừa Thiên Huế g’luh XIV c’moo 2022, đhr’niêng “ Cha ha roo t’mêê” âi bơơn pa căh z’zăng liêm pr’hay. Đhị Gươl coh trung tâm chr’hoong Nam Đông, đha nuôr Cơ Tu pa căh cớ bh’rợ apêê pân đil lươt x’xoot tơợ bêl măt t’ngay căh âi blo. Cơnh lâng tr’pang têy t’bach x’răng, apêê pân đil Cơ Tu xoot đợ cr’liêng ha roo rơơc liêm, chăc đoọm. Coh bh’rợ n’lơơng, đha nuôr năc xooc tr’vâng pa điing ha roo, ma nưih c’clôh, ma nưih têch ha la a jâu, ma nưih dzêt đac, boh a tưch, a xiu… ra văng ha pươih bha nuôih bhuôih a dang. Năc đhị m’pâng Gươl, apêê t’cooh t’ha ch’mêêt lêy, ra păc cớ ch’na đh’năh pr’ộm ra văng ha bh’rợ bh’bhuôih; apêê đha đhâm c’mâr năc hân đơơh đơơng âng pr’đươi pr’dua ra pă đăn đhị a pươih bh’bhuôih; ha dợ a đhi a moó bhrợ bhr’lâ n’luung pa căh apêê zèng, ra pă pa liêm Gươl. Bêl đâu, c’bhuh chiing cha gâr công âi xang ra văng đoọng đhưưng xí…
Bha nuôih “Cha ha roo t’mêê” âng ma nưih Cơ Tu buôn vêy: avị đhooh, a vị hor, p’riêng a mó, a xiu, a tưch, a oc, tơơm n’dza, a lăc, lâh n’năc dzợ vêy bêệ a duông, n’jeh ma nao, a rac bhooc lâng apêê pr’chăm râu lơơng. Coh t’ngay bhiêc bhan, zâp ngai tơợ p’niên a xía tươc t’cooh ga rứa zêng xâp xa nâp Cơ Tu. Zâp tr’coó xa nul cơnh cha gâr, chiing, khèn a bel … bơơn apêê pa gluh đươi. Ting cơnh ma nưih Cơ Tu, chiing cha gâr năc đoo tr’coó tơợ a hay âi, năc c’kir cr’van chr’năp, năc cr’van ma bhuy p’têêt bhlưa ma nưih lâng a bhô dang. Tu cơnh đêêc, chiing cha gâr đha nuôr Cơ Tu choom đươi dua coh t’ngay bhiêc bhan ga măc cr’đơơng ting n’năc năc đoo đh’riêng vơi t’rooh. T’cooh Tarương Mão, ăt coh chr’val Thượng Long, chr’hoong Nam Đông đoọng năl:“Bhiêc bhan Cha ha roo t’mêê năc muy bhiêc bhan tơợ a hay đanh bơơn đha nuôr Cơ Tu zư đơc tươc đâu. Xang bêl xoot pêêh ha roo xang, ma nưih Cơ Tu coh Nam Đông năc tơơp ra văng apêê bha nuôih cơnh a tưch a óc,… đoọng bhrợ bhuôih Cha ha roo t’mêê, chăp hơnh a bhô dang lâng ca văr muy c’moo t’mêê choor châc lâh.”
Bêl zâp râu âi ra văng xang, apêê t’cooh vel, ma nưih vêy bâc ngai chăp âng đha nuôr Cơ Tu năc tơơp bhuôih caih, k’đươi a bhô dang chô pâh cha đăh. Rơơm kiêng a bhô dang ha dưr ha dooc pooc bhong dha nuôr, ha roo a bhoo choor châc, pr’ăt tr’mông đha nuôr vel bơơn ca bhố ngăn. T’cooh Trần Bảo Châu, ma nưih Cơ Tu coh chr’hoong Nam Đông đoọng năl, bhiêc bhan “ Cha ha roo t’mêê” vêy tơợ đanh bơơn đha nuôr Cơ Tu k’đhơợng zư đơc tươc nâu câi:“Muy c’moo, đha nuôr bhrợ Cha ha roo t’mêê muy chu căh câ 2 chu năc ting hân noo bhrợ têng. Tu pr’đơợ bhrợ têng zr’năh k’đhap, bâc năc za nươr ooy plêêng k’tiêc, tu cơnh đêêc đha nuôr Cơ Tu buôn rơơm kiêng vêy a bhô dang zooi zư lêy ca van ca bhố. Đhr’niêng cha ha roo t’mêê công tơợ đêêc dưr vaih.”
Ting t’cooh Dương Thanh Phước, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, bh’rợ bhrợ pa dưr bhiêc bhan “ Cha ha roo t’mêê” âng đha nuôr Cơ Tu năc cơnh đoọng vel đong bhrợ pa dưr, zư đơc chr’năp văn hóa. Đhị đhr’niêng bh’rợ n’nâu, t’đang moon đha nuôr zư đơc apêê chr’năp văn hóa; đh’rưah xay truih pa căh tươc t’mooi c’leh văn hóa liêm pr’hay âng apêê acoon coh đhị vel đong. T’cooh Dương Thanh Phước đoọng năl:“Đhr’niêng Cha ha roo t’mêê âng ma nưih Cơ Tu coh chr’hoong Nam Đông vêy chr’năp năc rơơm kiêng đha nuôr vêy pr’ăt tr’mông ca bhố ngăn. Ma nưih Cơ Tu bhrợ đhr’niêng bh’rợ n’nâu năc pa căh râu chăp hơnh a bhô dang zâp tơợ chô zooi đoọng đha nuôr pr’ăt tr’mông ca bhố ngăn./.”
Thừa Thiên Huế:
Tái hiện Lễ hội Mừng Lúa mới của người Cơ Tu ở Nam Đông
PV Lê Hiếu/VOV-Miền Trung
Lễ hội "Mừng lúa mới" là một nghi lễ quan trọng trong đời sống của đồng bào Cơ Tu, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội thể hiện lòng biết ơn các thần linh đã phù hộ cho dân làng được bình an, cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Mới đây, huyện Nam Đông đã tái hiện lễ hội “Mừng lúa mới” tại “Ngày hội văn hoá, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV năm 2022.
Nền văn hoá Cơ Tu hình thành và phát triển những nét văn hoá đặc sắc, in đậm dấu ấn đời sống, tín ngưỡng của đồng bào. Trong đó, lễ hội Mừng lúa mới là một trong những nét văn hóa đặc trưng được người Cơ Tu ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế duy trì đến nay.
Tại “Ngày hội văn hoá, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV năm 2022, lễ hội “Mừng lúa mới” đã được tái hiện khá sinh động. Trong khuôn viên của Gươl ở trung tâm huyện Nam Đông, bà con Cơ Tu tái hiện khung cảnh các cô gái đi tuốt lúa từ khi ông mặt trời chưa thức giấc. Với đôi tay khéo léo, nhanh nhẹn, tỉ mỉ, các cô gái Cơ Tu tuốt những hạt lúa vàng ươm, chín đượm. Ở một khung cảnh khác, bà con đang tất bật, người rang lúa, người giã gạo, người cắt lá dong, người lấy nước, nướng gà, nướng cá… chuẩn bị mâm cúng thần linh. Ngay gian trung tâm Gươl, các bô lão kiểm tra, sắp xếp lại đồ ăn, thức uống chuẩn bị cho lễ cúng; vài thanh niên khẩn trương đưa các vật dụng lao động xếp bên cạnh mâm cúng; còn chị em chỉnh sửa lại gian trưng bày các sản phẩm dệt thổ cẩm, zèng... trang trí trong Gươl lần cuối. Lúc này, đội cồng chiêng cũng hoàn tất công đoạn kiểm tra các loại nhạc cụ như cồng, chiêng, trống...
Mâm cúng “Mừng lúa mới” của người Cơ Tu thường có các lễ vật: cơm xôi, cơm lam nướng ống, chuột, sóc, cá xanh khô, cá suối tươi nướng ống, gà nhà, lợn, chum rượu cần, rượu trắng, ngoài ra còn có tấm zèng, sợi mã não, cườm trắng và các loại trang sức truyền thống khác. Trong ngày hội, tất cả dân làng từ già trẻ, gái trai đều mặc trang phục truyền thống Cơ Tu. Các loại nhạc cụ như trống chiêng, cồng... được các nghệ nhân, thanh niên mang ra đánh. Theo quan niệm của người Cơ Tu, cồng, chiêng là nhạc cụ lâu đời, là di sản văn hóa quý báu, là vật thiêng kết nối giữa con người với thần linh. Chính vì vậy, cồng, chiêng chỉ được người Cơ Tu sử dụng trong ngày lễ hội lớn kèm theo đó là tiếng con người mô phỏng tiếng hú, tiếng kêu của các loại chim, thú. Nghệ nhân Tà Rường Mão, ở xã Thượng Long, huyện Nam Đông cho biết:“Lễ hội Mừng lúa mới là một lễ hội truyền thống được đồng bào Cơ Tu lưu giữ đến nay. Sau khi mùa màng đã thu hoạch đầy kho, người Cơ Tu ở Nam Đông bắt đầu chuẩn bị các lễ vật như xôi gà, heo... tổ chức lễ hội Mừng lúa mới để tạ ơn thần linh và cầu mong cho một năm mới tốt đẹp hơn.”
Sau khi hoàn tất công đoạn chuẩn bị, các bô lão, người có uy tín nhất của cộng đồng Cơ Tu tổ chức cúng tế, mời thần linh, tổ tiên về chứng dám lòng thành của dân làng. Mong thần linh, tổ tiên đáp lễ, phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống dân làng được ấm no, bình yên. Ông Trần Bảo Châu, người Cơ Tu ở huyện Nam Đông cho biết, lễ hội “mừng lúa mới” có từ lâu đời được đồng bào Cơ Tu duy trì đến nay:“Một năm, người dân có thể tổ chức Mừng lúa mới 1 lần hoặc 2 lần tùy theo vụ mùa. Do điều kiện canh tác khó khăn, chủ yếu dựa vào tự nhiên, nên người Cơ Tu luôn mong ước về cuộc sống no đủ nhờ các thần linh phù hộ. Lễ hội Mừng lúa mới cũng từ đó ra đời.”.
Theo ông Dương Thanh Phước, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, việc phục dựng lễ hội “Mừng lúa mới” của đồng bào Cơ Tu là cách để địa phương khôi phục, bản tồn và phát huy giá trị văn hoá. Thông qua lễ hội này, kêu gọi người dân gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa; đồng thời giới thiệu đến du khách nét văn hóa độc đáo, tiêu biểu của các dân tộc trên địa bàn huyện. Ông Dương Thanh Phước cho biết:“Lễ hội Mừng lúa mới của người Cơ Tu ở huyện Nam Đông có ý nghĩa cầu mong người dân có cuộc sống ổn định, ấm no. Người Cơ Tu tổ chức lễ hội này thể hiện sự biến ơn các đấng thần linh mọi miền như thần sông, thần suối, tổ tiên đã phù hộ cho đồng bào cuộc sống ấm no, xây dựng cuộc sống ngày càng phát triển./.”
Viết bình luận