T’NGAY BHIỆC BHAN P’CĂH RÂU CHR’NĂP PR’HAY VĂN HOÁ PAZÊNG ACOON COH TỈNH BÌNH ĐỊNH
Thứ sáu, 07:49, 14/06/2024 Thanh Thắng/VOV-Miền Trung Thanh Thắng/VOV-Miền Trung
T’ngay bhiệc bhan ting zư lêy, pa dưr chr’năp văn hoá ty đanh, xay bhrợ liêm choom xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong tỉnh Bình Định cr’chăl c’moo 2021 - 2030.

 

 

Mơ 2 c’moo 1 chu, T’ngay bhiệc bhan văn hoá - thể thao pazêng acoon coh tỉnh Bình Định vêy tr’xăl bhrợ coh pazêng chr’hoong vêy bấc đhanuôr pazêng acoon coh ắt mamông. Đhị t’ngay bhiệc bhan t’mêê vêy ta bhrợ, đhanuôr acoon coh năc bơơn tr’lum, xay p’căh văn hoá; pazêng apêê g’lăng z’hai, diễn p’căh tr’béch g’lăng đhưưng n’toong, taanh n’đooh adooh lâng tr’thi cha ơh pazêng râu môn thể thao ty đanh. T’ngay bhiệc bhan ting zư lêy, pa dưr chr’năp văn hoá ty đanh, xay bhrợ liêm choom xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong tỉnh Bình Định cr’chăl c’moo 2021 - 2030.

N’nâu năc xa nul âng n’jưl T’rưng âng Apêê văn hoá nghệ thuật chr’hoong Hoài Ân trình diễn đhị T’ngay bhiệc bhan văn hoá - thể thao pazêng acoon coh tỉnh Bình Định g’luh XVII. Manuyh piah n’jưl năc t’cooh Đinh Văn Nhen, 65 c’moo, đhanuôr Ba Na, ắt coh chr’val Bok Tới, chr’hoong Hoài Ân. T’cooh Nhen năc ơy t’bhlâng pa choom bhrợ n’jưl T’rưng coh lâh 4 zệt c’moo ahay lâng ađoo ơy lướt bấc ooy đoọng pa choom piah n’jưl T’rừng đh’rưah lâng tr’coọ xa nul n’lơơng âng đhanuôr Ba Na. N’jưl T’rưng âng đhanuôr Ba Na coh chr’val Bok Tới, chr’hoong Hoài Ân vêy ta bhrợ tơợ tơơm n’loong Nhơn pazêng vêy 16 n’coo ma mơ đh’rưah lâng 16 cơnh xa nul la lay cơnh. T’cooh Đinh Văn Nhen bhui har bhlâng bêl bơơn ting pâh giao lưu, xay p’căh pazêng râu tr’coọ xa nul âng acoon coh đay đhị t’ngay bhiệc bhan n’nâu: “Bêl ahay năc đhiệp piah đh’rưah muy n’jưl Plơng Khơng lâng n’jưl T’rưng, nâu cơy cậ vêy bấc râu tr’coọ xa nul. Acu lướt pa choom tơợ bấc n’đăh đoọng chêêc pa choom cha ơh đh’rưah bấc râu tr’coọ xa nul t’mêê. L’lăm ahay, n’jưl Plơng Khơng buôn vêy đhanuôr Ba Na piah coh ha rêê đoọng p’xó achim oó cha ha roo. Coh bhiệc bhan n’nâu, n’jưl T’rưng lâng n’jưl Plơng Khơng lâng pazêng râu tr’coọ xa nul n’lơơng năc đoọng hát, t’nơớt bhlưa bhươl cr’noon n’nâu lâng bhươl cr’noon n’tôh lâng zư lêy râu liêm pr’hay cơnh ty đanh âng pazêng acoon coh đay”. 

Ting pâh T’ngay bhiệc bhan văn hoá - Thể thao pazêng acoon coh tỉnh Bình Định g’luh XVII, c’bhuh văn hoá thể thao Ba Na Kriêm chr’hoong Vĩnh Thạnh vêy lâh 70 apêê g’lăng z’hai, diễn viên, vận động viên. Bấc apêê g’lăng z’hai, diễn viên, vận động viên năc dzợ p’niên, n’dúp 30 c’moo bấc lâh muy pâng. C’bhuh Vĩnh Thạnh xay p’căh ooy bhiệc bhan vêy đhơ nớc năc “bhiệc bhan mr’đoo đhơ nớc” lâng rơơm kiêng pazêng bhươl cr’noon, manuyh đhanuôr coh bhươl cr’noon mr’đoo đhơ nớc năc bhrợ pr’ngoóch, ắt đh’rưah nhâm mâng, đoàn kết đh’rưah. P’căn Võ Thị Hồng Liên, Giám đốc Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao chr’hoong Vĩnh Thạnh prá xay: “Bhiệc bhan mr’đoo đhơ nớc, bhiệc bhan n’nâu t’mêê t’piing lâng g’luh l’lăm ahay đh’rưah ting pâh coh t’ngay bhiệc bhan. Mr’đoo đhơ nớc coh pazêng bhươl cr’noon năc ahêê choom bhrợ pr’ngoóch đoọng xay moon năc cơnh đhị noo loom luônh coh muy pr’loọng đong. Râu đâu năc ơy vaih tơợ bêl ahay tước nâu cơy năc azi căh bhrợ đợ bh’rợ ting pâh coh t’ngay bhiệc bhan âng đay. Tu coh pazêng g’luh bhrợ bhiệc bhan năc azi lêy pay muy coh pazêng râu bh’rợ bhuôih năc êêh râu bh’rợ bhuôih t’mêê năc ơy vêy ta lang ahay”.

Đhanuôr Chăm H’roi coh chr’hoong Vân Canh, tỉnh Bình Định vêy truyền thống văn hoá u vaih tơợ đanh đươnh, coh đêêc vêy chr’na đha năh, tr’coọ xa nul lâng xa nấp. Đhị t’ngay bhiệc bhan, pân juýh manuyh Chăm H’roi buôn xuúc quân bhoóc đh’rưah lâng adooh pr’họm tăm, ếp têy, bơr n’đăh c’đoo năc vêy ta ih bhưah, vêy căh cậ căh vêy chr’cắp, chọ bơr bêệ angoọn bhrôông coh ta đhưa lâng coh hoọng. Tơợ pazêng bêệ chỉ bhrôông năc vêy ta chọ ooy cr’nuúc arác pr’họm t’viêng, bhrôông, bhoóc lâng dal tước ooy x’rịa đợ dal âng adooh lâng muy angoọn năc vêy ta choh muy bêệ đồng xu. Ha dợ, apêê pân đil Chăm H’roi xấp xa nấp coh bhiệc bhan năc đợ bhai thô, bhoóc căh vêy cha năm, dal tước ooy tr’col, căh vêy pa chăm lâng cha năm, tuôr xa nấp vil, dal têy, vêy căh cậ căh vêy chr’cắp ting cơnh ga béh. C’têệng năc vêy ta cha bắc ooy chr’lang vêy ta pa chăm lâng bâc râu cha năm liêm pr’hay, pr’họm bha lâng năc ta luôn râu đơ bhrôông lâng rơớc chr’il. Pazêng xa nấp n’nâu năc ơy đh’rưah xa nấp, chr’na đha năh, tr’coọ xa nul âng pazêng acoon coh đhị noo bhrợ t’vaih râu la lay âng t’ngay bhiệc bhan.

C’moo đâu, chr’hoong da ding k’coong Vân Canh bhrợ T’ngay bhiệc bhan văn hoá - thể thao pazêng acoon coh tỉnh Bình Định g’luh XVII. Xay bhrợ Dự án 6 “Zư đớc, pa dưr râu chr’năp văn hoá ty đanh liêm pr’hay âng pazêng acoon coh đh’rưah lâng pa dưr du lịch” coh Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coon. Tước nâu cơy, 28/28 bhươl cr’noon zr’lụ phố manuyh đhanuôr acoon coh, trường nội trú acoon coh chr’hoong, 2 trường bán trú vêy ta đoọng chiing goong. Zập bhươl cr’noon, zr’lụ phố, đơn vị trường học zêng bhrợ t’vaih C’bhuh đhưưng n’toong. Chr’hoong bhrợ t’vaih tổ bhươl cr’noon taanh n’đooh adooh Hà Văn Trên, bhrợ bấc lớp pa choom bh’rợ taanh n’đooh adooh đoọng ha đhanuôr; bhrợ bấc lớp pa choom p’rá, chữ xrặ Chăm H’roi đoọng ha cán bộ, công chức, viên chức. T’cooh Nguyễn Xuân Việt, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Vân Canh, tỉnh Bình Định prá xay, chr’hoong t’bhlâng zư lêy bh’rợ n’đhưưng n’toong chiing, goong, t’nơớt xoang lâng zooi zư lêy Ch’gâr kơ toang, bhiệc bhan bhuôih boo, bhuôih ha roo t’mêê, bhiệc bhan ty đanh: “Đhalum bêl T’ngay đại đoàn kết pazêng đhanuôr, cr’chăl n’lơơng năc năc bhrợ đợ bh’rợ tr’nêng, coh đêếc vêy n’đhưưng n’toong chiing goong. Chr’hoong bhrợ cớ muy bơr râu bhiệc bhan âng đhanuôr acoon coh, chr’năp pa bhlâng vêy lang apêê đha đhâm c’mor ting bhrợ têng, bơơn n’năl văn hoá ty đanh âng đhanuôr acoon coh đay lâng xay bhrợ liêm chôm lâh mơ”.

Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong cr’chăl c’moo 2021 - 2025 năc zooi pa dưr cớ, zư lêy pazêng râu chr’năp pr’hay văn hoá ty đanh pa tếêt pa dưr đh’rưah lâng du lụch bhươl cr’noon đhị pazêng chr’hoong da ding k’coong tỉnh Bình Định. Nâu đoo vêy ta rơơm năc c’rơ đoọng zooi pazêng vel đong xay bhrợ liêm choom râu c’rơ âng đay đoọng pa dưr kinh tế, pa dưr dal pr’ắt tr’mông đoọng ha đhanuôr acoon coh. T’cooh Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định prá xay ghít, tỉnh ta luôn t’đui đoọng đớc c’rơ k’rong bhrợ đoọng ha zr’lụ đhanuôr acoon coh: “Xay bhrợ bấc xa nay bh’rợ đoọng zư lêy, pa dưr râu chr’năp âng văn hoá ty đanh liêm pr’hay âng pazêng acoon coh đh’rưah lâng pa dưr du lịch. Tỉnh xay bhrợ Cr’noọ bh’rợ xay bhrợ cơnh xa nay “Đề án Zư lêy, pa dưr râu chr’năp âng pr’hát, t’nơớt, tr’coọ xa nul âng pazêng acoon coh đh’rưah lâng pa dưr du lịch cr’chăl c’moo 2021 - 2030 đoọng pa dưr kinh tế - xã hội lâng pr’ắt tr’mông văn hoá, tinh thần đoọng ha pazêng acoon coh ắt mamông đhị zr’lụ tỉnh”./.

Ngày hội khoe sắc văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định

Định kỳ 2 năm 1 lần, Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định luân phiên tổ chức tại các huyện có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Tại ngày hội vừa được tổ chức mới đây, đồng bào có cơ hội giao lưu văn hóa; các nghệ nhân, diễn viên trổ tài trình diễn cồng chiêng, dệt thổ cẩm và thi đấu các môn thể thao truyền thống. Ngày hội góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống, thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2030.

Đây là tiếng đàn T'rưng của Đoàn văn hóa nghệ thuật huyện Hoài Ân trình diễn tại Ngày hội hội văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ XVII. Người đánh đàn là nghệ nhân Đinh Văn Nhen, 65 tuổi, dân tộc Ba Na, ở xã Bok Tới, huyện Hoài Ân. Ông Nhen đã tiếp nối, giữ gìn cách làm đàn T'rưng hơn 4 thập kỷ qua và ông đã đi nhiều nơi học cách kết hợp giữa đàn T'rưng với các nhạc cụ khác của người Ba Na. Đàn T’rưng của đồng bào Ba Na ở xã Bok Tới, huyện Hoài Ân được làm từ cây Nhơn gồm 16 ống tương đương với 16 âm thanh khác nhau. Ông Đinh Văn Nhen rất vui khi được tham gia giao lưu, trình diễn nhạc cụ của dân tộc mình tại ngày hội  này: “Ngày xưa chỉ hòa tấu đàn Plơng Khơng với đàn T’rưng, còn bữa nay có nhiều loại nhạc cụ nữa. Mình đi học hỏi nhiều nơi để tìm cách hòa tấu mới hơn. Trước đây, đàn Plơng Khơng thường được đồng bào Ba Na đánh trên các rẫy để đuổi chim bảo vệ mùa màng. Trong lễ hội này, đàn T'rưng và đàn Plơng Khơng các loại nhạc cụ để hát, múa giữa làng này với làng khác và giữ lại nét đẹp truyền thống của dân tộc mình”.

Tham gia Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ XVII, đoàn văn hoá thể thao Ba Na Kriêm huyện Vĩnh Thạnh có hơn 70 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên. Đa số nghệ nhân, diễn viên, vận động viên có tuổi đời rất trẻ, dưới 30 tuổi chiếm hơn một nửa. Đoàn Vĩnh Thạnh giới thiệu lễ hội dân gian có tên là “Lễ trùng tên” với mong ước những bản làng, người dân trong làng trùng tên nhau sẽ kết nghĩa, gắn bó, đoàn kết với nhau. Bà Võ Thị Hồng Liên, Giám đốc Trung tâm Văn hoá -Thông tin, Thể thao huyện Vĩnh Thạnh cho biết: “Lễ trùng tên nhau, lễ này mới so với đợt trước cùng tham gia trong ngày hội. Trung tên nhau ở các làng khác nhau thì mình có thể làm lễ kết nghĩa để nhận diện giống như anh em ruột thịt trong một gia đình. Cái này cũng có từ trước đến giờ rồi nhưng mà mình không có xây dựng các nội dung tham gia trong ngày hội của mình. Tại trong mỗi đợt ngày hội mình chọn một trong các lễ chớ không phải là lễ mới có từ hồi giờ trong dân gian”.

Đồng bào Chăm H’roi ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định có truyền thống văn hóa hình thành từ lâu đời, trong đó có ẩm thực, âm nhạc và trang phục. Tại ngày hội, đàn ông Chăm H’roi mặc quần màu trắng kết hợp với áo gom màu đen, tay ngắn, xẻ nách hai bên, có hoặc không có cúc, cột hai dây màu đỏ trước và sau ngực. Từ đường chỉ đỏ cột vào những sợi dây cườm màu xanh, đỏ, trắng thả xuống gấu áo và mỗi dây cột một đồng xu. Trong khi đó, cô gái Chăm H’roi mặc trong lễ hội là tấm vải thô, trắng trơn, dài ngang gối, không trang trí hoa văn, cổ tròn, tay dài, có hoặc không có khuy cài cúc theo kiểu chui đầu. Dây thắt lưng bắt chéo qua vai được trang trí nhiều họa tiết hoa văn đặc sắc, màu chủ đạo luôn là đỏ tươi và vàng óng. Những trang phục này đã cùng trang phục, âm nhạc, ẩm thực của các dân tộc anh em tạo nên sắc thái riêng của ngày hội.

Năm nay, huyện miền núi Vân Canh đăng cai tổ chức Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ XVII. Thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2030, huyện Vân Canh mua sắm các loại nhạc cụ và bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đến nay, 28/28 làng/khu phố người đồng bào dân tộc thiểu số, trường nội trú dân tộc huyện, 2 trường bán trú được trang bị bộ cồng chiêng. Mỗi làng, khu phố, đơn vị trường học đều thành lập các Câu lạc bộ cồng chiêng. Huyện xây dựng tổ hợp tác làng dệt thổ cẩm Hà Văn Trên, tổ chức nhiều lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho đồng bào; tổ chức các lớp học tiếng nói, chữ viết Chăm H’roi cho cán bộ, công chức, viên chức. Ông Nguyễn Xuân Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định cho biết, huyện quan tâm giữ gìn nghệ thuật cồng chiêng, múa xoang và hỗ trợ bảo tồn Trống kơ toang, lễ hội cầu mưa, cúng đổ đầu, lễ mừng lúa mới, lễ cưới truyền thống: “Nhân các dịp Ngày đại đoàn kết toàn dân, các dịp khác thì tổ chức các hoạt động, trong đó có cồng chiêng. Huyện tổ chức phục dựng lại một số lễ hội của đồng bào, đặc biệt trong đó có giới trẻ tham gia, hiểu biết được các văn hóa truyền thống của đồng bào mình và duy trì thực hiện tốt hơn”.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 giúp khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại các huyện miền núi tỉnh Bình Định. Đây được kỳ vọng là lực đẩy để giúp các địa phương khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định khẳng định, tỉnh luôn ưu tiên dành nguồn lực đầu tư hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số: “Triển khai nhiều hoạt động, chương trình nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”. Tỉnh triển khai Kế hoạch thực hiện “Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030” nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”./.

Thanh Thắng/VOV-Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC