Chợ tình Xuân Dương tơợp váih tơợ xa nay t’ruíh âng bơr diịc điêl tr’kiêng đh’rứah ha dợ ặt lalay, cắh bơơn ặt zr’nưm. Đợ t’tưn, k’điêl vêy g’lúh chô ooy vel đông, k’diịc ty bơơn lưm, hơnh déh hân đhơ cơnh đêếc mưng k’ọp rêên cắh choom chô ặt pa zưm cớ tu zâp ngai zêng ơy bơơn k’diịc k’điêl t’mêê têêm ngăn. Chắp lêy đhị râu loom luônh, chắp kiêng âng đợ apêê tr’kiêng ha dợ cắh bơơn tr’pay ặt đh’rứah nắc đhanuôr cóh vel đoọng bơr a’nhi diịc điêl ahay ặt đh’rứah mưy t’ngay đoọng prá xay cớ ooy bhiệc bêl ahay lâng pay đhị bha nên ruộng bhứah (p’rá Tày, Nùng moon nắc Nà Lì cắh cậ Na Rì) âng diịc điêl đông lơơng bhrợ đhị k’rong pazưm, nắc t’ngay 25/3 âm lịch. Ruông dal (Nà Rì) đợ t’tưn ta đợc đh’nớc âng chr’hoong Na Rì, tỉnh Bắc Kạn xoọc đâu. Tơợ đêếc tước đâu, Chợ tình Xuân Dương đoọng đợ apêê tr’kiêng bêl ahay tr’lưm lâng cung nắc đhị tr’lưm, giao lưu âng đợ apêê đhi noo, bhúh xoọng, đợ apêê pr’zợc ty ting gr’hoót moon tr’lưm ooy đợ t’ngay bhiệc bhan c’moo lăm. Râu chr’nắp pr’hay lấh mơ, nắc đợ apêê k’diịc, k’điêl ting lêy bhrợ a’tứch, bhrợ a’vị hor, ra văng zâp râu bánh p’lêê... đoọng ha đợ apêê ch’roonh ty âng k’diịc cắh cậ k’điêl đay cha cơnh mưy ta mooi chr’nắp liêm.
Bêl hi dưm k’noọ bhrợ Chợ tình Xuân Dương, đhr’nông đông âng Nghệ nhân Ưu tú Nông Văn Hồ, cóh vel Thôm Chản, chr’val Xuân Dương r’rộ r’răm p’rá cr’chăng, pr’hát Sli dưr chr’va xưl âng đợ apêê cóh CLB hát Sli chr’val Xuân Dương. Apêê đh’rứah ting hát cớ đợ pr’hát, đợ râu tr’moóh ta ơơi ba boóch đoọng ra văng chi ớh, giao lưu lâng zâp nghệ nhân hát sli tước tơợ tỉnh pr’zợc cóh t’ngay chợ tình. Nghệ nhân ưu tú Nông Văn Hồ moon: “Tơợ bêl 16 c’moo acu ơy choom hát, ting apêê a’dêy a’va lướt ooy chợ hát, diịc điêl zi cung tơợ hát Sli ha dợ tr’năl lâng tr’kiêng, tr’pay. Nâu cơy nắc hát Sli t’ngay Chợ tình nắc buôn hát đhị toor k’ruung, tơơm n’loong, đhị đhăm chóh a’bhoo... ting tr’bơr cha nặc hát đh’rứah. Cr’liêng xa nay hát xay nâu nắc ting tr’moóh ooy pr’ắt tr’mung ha cơnh, tu zâp ngai zêng ơy váih k’diịc k’điêl lalay...”.
Cóh Chợ tình Xuân Dương, hát Sli nắc cắh choom cắh váih bêl t’ngay bhiệc bhan. Nâu đoo nắc pr’hát âng đơơng đợ apêê pr’zợc ty tr’chấc đh’rứah. Ooy đợ pr’hát Sli pr’hay, ha ngur, apêê ting p’cắh loom luônh, râu k’rang lêy tước pr’ắt tr’mung đh’rứah. Lấh mơ, đợ pr’hát ba bốch dzợ vêy đợ pr’hát âng đợ apêê vêy loom luônh liêm ta níh, hân đhơ cắh bơơn ặt pa zưm đh’rứah nắc mị ngai zêng zước rơơm râu pr’đoọng pr’đhooi, liêm crêê ha pr’zợc đay.
Pr’hát Sli pr’hay ha ngur, grơơm priêng chr’va xưl đhị toọm k’ruung, đhăm k’tiếc chóh ha roo lâng đợ đhị đhăm crâng p’cắh moon râu prá xay, gr’hoót đợc âng đợ apêê pân jứih pân đil, đợ apêê liêm ta níh đenh đươnh vêy bơơn tr’lưm. Tr’nơợp nắc đợ pr’hát hơnh déh lưm ta moóh, xang nặc nắc đợ pr’hát prá xay liêm ta níh. Nâu đoo nắc c’nắt pr’hay bhlâng âng hát Sli. Cóh cr’chăl nâu, bơr đắh nắc prá xay, cr’liêng xa nay prá xay âng nhi đoo nắc ooy pr’ắt tr’mung. P’căn Lô Thị Len, vel Nà Cai, chr’val Xuân Dương, chr’hoong Na Rì đoọng năl: “Tước đhị chợ tình đợ apêê pân jứih pân đil đh’rứah hát pr’hát ba boóch Sli nâu, bêl ahay vêy bấc ngai ơy tr’pay diịc điêl. Bêl đâu tước cóh chợ bơơn lưm cớ pr’zợc ty, bấc ơl manứih bhui har, hơnh déh bhlâng”.
Ting chô tước đhâng, đợ t’nooi manứih ta tooi chô bấc lấh mơ cóh Chợ tình Xuân Dương. Đợ apêê pân jứih pân đơơng khăn áo t’mêê vêy bấc pr’hoọm la liêm tớt đhị toor da ding bha đưn đh’rứah ba boóch. Cr’liêng Sli bêl grơơm bêl priêng dưr chr’va xưl tơợ đấh ra diu brương tước hi bu k’năm, bêl xay bhiệc bhan nắc dzợ bấc ngai cắh kiêng chô. Anoo Lý Văn Luyện, cóh chr’hoong Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đoọng năl: Zâp c’moo tước cóh chợ tình, anoo zêng lướt zi lấh c’lâng ch’ngai chô tước đâu chấc lêy lưm đợ apêê pr’zợc ty, đoọng bơơn ặt đh’rứah, xơợng pr’hát pr’hay âng acoon cóh Nùng: “Anoo a’đhi, pr’zợc âng zi đenh ặ vêy bơơn tr’lưm liêm zâp đhị chợ tình. Azi yêm loom, hơnh déh lâng lêy pr’ắt bh’rợ cóh bhui har bhlâng”.
Bêl ahay xay moon, Chợ tỉnh Xuân Dương ơy váih tơợ k’dâng 200 c’moo ơy. Ting c’moo c’xêê phiên chợ lâng pr’hát Sli ba boóch dưr váih ch’na tinh thần cắh choom cắh váih âng đhanuôr zâp acoon cóh cóh đâu. Lấh mơ, c’moo 2021, pr’hát Sli âng manứih Nùng chr’val Xuân Dương ơy bơơn moon nắc K’cir phi vật thể k’tiếc k’ruung. Tơợ râu ty chr’nắp văn hoá liêm pr’hay âng bhiệc bhan, Bắc Kạn ơy vêy c’lâng bh’rợ zư lêy, pa dưr bhiệc bhan nâu đắh bhrợ pa dưr du lịch âng vel đông. T’coóh Hà Văn Tiến, Giám đốc Sở Văn hoá, thể thao lâng du lịch Bắc Kạn đoọng năl: “Chợ tình c’moo đâu azi bhrợ p’cắh cớ bhiệc hát ba boóch ahay lâng 100 apêê pan jứih pân đil ting hát đoọng ha ta mooi lêy. Lấh mơ hát Sli, cóh đâu bấc văn hoá pr’hay cơnh đợ đông đh’rơơng ty chr’nắp, boọng gợp, xa nập xập, ch’na đh’nắh, văn hoá j’niêng cr’bưn... liêm pr’hay. Tu cơnh đâu, Bắc Kạn pay Xuân Dương nắc mưy ooy đợ đhị xay bhrợ Dự án 6, xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung pa dưr pa xớc zr’lụ đhanuôr acoon cóh lâng da ding k’coong đắh zư lêy, pa dưr râu chr’nắp liêm văn hoá vel bhươl ty pa zưm lâng pa dưr pa xớc du lịch..”.
Xoọc đâu, chợ tỉnh Xuân Dương vêy bấc bh’rợ văn hoá, pr’hát xa nưl t’pấh đhanuôr lâng ta mooi ting pấh. Ta mooi zâp đắh chô pấh bhiệc bhan dzợ bơơn xơợng zâp pr’hát then, sli, đàn tính pr’hay ha ngur, ting pấh chi ớh zâp chr’ớh bh’lêê bh’la cơnh lày cỏ, glâm pa noọng tuôr a’đha, lướt đhơợc đhr’lơợc... lâng cha đắh đợ ch’na đh’nắh a’yêm cóh vel đông. Ooy đâu pr’hát sli lâng đhị hát sli pr’hay chr’nắp dzợ nặc đhị ma bhưy chr’nắp âng t’ngay bhiệc bhan, nắc râu pr’hát xa nưl pa zưm lâng đợ apêê vêy tr’cơnh cr’noọ bh’rợ tr’chấc đh’rứah./.
TÌM NHAU TRONG ĐIỆU HÁT SLI
Chợ tình Xuân Dương là lễ hội đặc sắc của đồng bào xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn diễn ra vào ngày 25/3 âm lịch hàng năm. Lễ hội có lịch sử lâu đời cùng nhiều nét sinh hoạt văn hóa văn nghệ độc đáo, đặc biệt Chợ tình là dịp để những đôi trai gái yêu nhau nhưng không lấy được nhau hoặc những người bạn cũ gặp lại, hò hẹn bên câu hát Sli đằm thắm, tha thiết, mượt mà.
Chợ tình Xuân Dương bắt nguồn từ sự tích đôi vợ chồng yêu thương nhau nhưng phải chia cắt, không được sống cùng nhau. Sau này, người vợ có dịp trở lại quê, vợ chồng cũ gặp nhau, mừng mừng tủi tủi nhưng cũng chỉ biết ôm nhau khóc chứ không thể hàn gắn lại tình xưa vì mỗi người đều đã yên bề gia thất. Cảm động trước tình cảm của những người yêu nhau nhưng không đến được với nhau nên người dân trong thôn bản đồng ý để hai vợ chồng cũ có một ngày ôn lại chuyện xưa và chọn thửa ruộng dài (tiếng Tày, Nùng gọi là Nà Lì hay Na Rì) của vợ chồng nhà nọ làm nơi tụ họp, đó là ngày 25/3 âm lịch. Ruộng dài (Nà Rì) sau này được đặt tên cho huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ngày nay. Từ đó đến nay, Chợ tình Xuân Dương từ chỗ để những người yêu cũ gặp nhau và cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu của những người quen, người anh, em họ hàng, người bạn cũ từng hẹn nhau trong những ngày hội năm trước. Điều ấn tượng, đó là những người chồng, vợ sẵn sàng mổ gà, làm cơm, chuẩn bị các loại bánh trái… để thiết đãi những người yêu cũ của bạn đời như một vị khách quý.
Vào đêm trước khi diễn ra Chợ tình Xuân Dương, ngôi nhà của Nghệ nhân Ưu tú Nông Văn Hồ, ở thôn Thôm Chản, xã Xuân Dương rộn ràng tiếng cười nói, tiếng hát sli ngân vang của những thành viên CLB hát Sli của xã Xuân Dương. Họ cùng nhau ôn lại những điệu hát, những câu đối đáp giao duyên để chuẩn bị trình diễn, giao lưu với các nghệ nhân hát sli đến từ tỉnh bạn trong ngày chợ tình. Nghệ nhân ưu tú Nông Văn Hồ cho biết: “Tôi từ 16 tuổi đã biết hát, đi theo các chú các bác ra chợ hát, tôi vợ chồng tôi cũng từ hát Sli mà quen biết và yêu thương, lấy nhau đấy. Bây giờ thì hát sli ngày Chợ tình thì thường hát ở bờ sông, gốc cây, bãi ngô… thành từng đôi một hát với nhau. Nội dung thì giờ ai cũng có gia đình riêng rồi nên hỏi nhau về cuộc sống của bạn ra sao, của mình như thế nào…”
Ở Chợ tình Xuân Dương, hát sli là một phần không thể thiếu của ngày hội. Đây là giai điệu dẫn dắt những người bạn cũ tìm đến nhau. Thông qua những câu sli ngọt ngào, da diết, họ truyền tải tình cảm, sự quan tâm đến cuộc sống của nhau. Ngoài những điệu hát giao duyên còn có những điệu hát của những người đã từng có tình cảm sâu nặng, dù không đến được với nhau nhưng cả hai đều cầu chúc cho người kia được hạnh phúc.
Tiếng Sli mượt mà, bay bổng vang lên bên dòng suối, cánh đồng lúa và những cánh rừng thay lời tâm sự, hẹn ước của những đôi trai gái, của những người tri kỷ lâu ngày gặp lại. Đầu tiên là những bài hát chào mời thăm hỏi, sau đó là những bài hát trao đổi tâm, tư tình cảm. Đây chính là giai đoạn lôi cuốn nhất của hát Sli. Ở giai đoạn này, hai bên sẽ đối đáp, lời đối đáp của họ xoay quanh cuộc sống hằng ngày. Bà Lô Thị Len, thôn Nà Cai, xã Xuân Dương, huyện Na Rì cho biết: “Đến chợ tình những đôi trai gái cùng những điệu hát Sli giao duyên này, trước có nhiều người đã nên vợ nên chồng đấy. Hôm nay đến chợ được gặp lại các bạn cũ, đông đủ thế này tôi rất vui, rất tự hào”.
Càng về trưa, dòng người ngày càng kéo nhau nhiều hơn đến Chợ tình Xuân Dương. Những chàng trai, cô gái Nùng mang theo khăn áo mới trong sắc áo chàm, áo xanh ngồi ven những sườn đồi cùng nhau đối đáp, giao duyên. Lời sli lúc trầm lúc bổng ngân vang từ sáng sớm đến chiều muộn, khi hội đã tan mà vẫn còn dùng dằng chưa muốn về. Anh Lý Văn Luyện, ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn cho biết: Mỗi năm đến phiên Chợ tình, anh đều vượt quãng đường xa đến đây để tìm gặp những người bạn cũ, để được đắm chìm vào làn điệu dân ca độc đáo của dân tộc Nùng. “Anh, em, bạn bè chúng tôi lâu lắm mới lại được gặp nhau đông đủ tại phiên chợ tình. Chúng tôi rất vui, phấn khởi và cảm thấy không khí ở đây thật tuyệt vời”.
Tương truyền, Chợ tình Xuân Dương đã có từ khoảng 200 năm về trước. Qua năm tháng, phiên chợ cùng điệu hát sli giao duyên đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào các dân tộc nơi đây. Đặc biệt, năm 2021, điệu hát sli của người Nùng xã Xuân Dương đã được công nhận là Di sản phi vật thể Quốc gia. Từ truyền thống văn hóa tốt đẹp và ý nghĩa của lễ hội, Bắc Kạn đã có kế hoạch bảo tồn, phát huy lễ hội này trong phục vụ phát triển du lịch của địa phương. Ông Hà Văn Tiến, Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Bắc Kạn cho biết: “Chợ tình năm nay chúng tôi tái hiện lại màn hát giao duyên xưa với 100 cặp nam nữ sẽ tổ chức hát liên tục để du khách trải nghiệm. Ngoài điệu hát Sli, ở đây có nheièu văn hóa vật chất như những nếp nhà sàn truyền thống, hang động, trang phục, ẩm thực, văn hóa tín ngưỡng… khá đậm đặc. Chính vì vậy, Bắc Kạn chọn Xuân Dương là một trong những điểm triển khai Dự án 6, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản làng truyền thống gắn với phát triển du lịch…”.
Ngày nay, chợ tình Xuân Dương có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ thu hút người dân và du khách tham gia. Du khách thập phương đến lễ hội còn được thưởng thức các làn điệu then, sli, lượn, đàn tính trữ tình ngọt ngào, tham gia các trò chơi dân gian, như: lày cỏ, tung vòng cổ vịt, đi cà kheo ... và thưởng thức các món ẩm thực địa phương. Trong đó làn điệu hát sli và không gian hát sli độc đáo vẫn là linh hồn của ngày hội, là thứ âm nhạc kết nối những người tâm hồn đồng điệu tìm về bên nhau./.
Viết bình luận