XA NẬP ÂNG PÂN ĐIL DAO BHRÔÔNG
Thứ bảy, 14:55, 10/08/2024      Ngọc Anh      Ngọc Anh
Xa nập âng pân đil Dao bhrôông đhị tỉnh Cao Bằng đươi dua bhai chàm bơơn pa chăm lâng pazêng xr’xặ ih liêm, bấc pr’hoọm.

Pr’họom bhrôông nắc pr’họom đơ bhlầng âng xa nập đoọng năl nắc ma nuyh Dao bhrôông lâng k’bhuh Dao lơơng. Xa nập âng pân jưih Dao bhrôông doọ lâh k’đhap cơnh xa nập âng pân đil, đoo pr’họom tăm lâng tăm t’viêng.

 

Xa nâp âng ma nuyh pân đil Dao bhrôông pazêng: khăn por a cọ, a dooh, xơr náp, cr’tệêng, quần lâng zập pr’chăm lơơng. Apêê pr’đươi bơơn ta bhrợ tơợ bạc đươi bêl xập xa nập nâu, cơnh: pa nâng, cọong, ch’căp bạc, x’noon, xơr miết… Pr’họom âng xa nập vêy 5 rau nắc: bhrôông, t’viêng, rơơc, bhoọc, tăm, coh đêêc pr’họom bhrôông bắc đơ bhlầng. Amoó Hoàng Thị Hồng Vương, ma nuyh Dao bhrôông đhị chr’val Phan Thanh, chr’hoong Nguyên Bình đoọng năl: Ting cơnh xa nay âng manuyh Dao bhrôông, pr’họom bhrôông nắc đơơng tước rau bhui har, k’bhộ ngăn, pr’đoọng lâng t’vaih rau liêm choom đoọng ha coon ma nuyh: “Pr’họom bhrôông nắc đơ bhlầng tu pr’họom nâu pa căh c’leh âng ma nuyh Dao bhrôông. Xa ập pân đil Dao bhrôông vêy bấc rau pr’chăm pa xoọng. Xa nập nắc pr’họom tăm ha dợ pr’chăm nắc buôn pr’họom bhrôông. Pr’nơng pơng, cọong bạc, xa nập nắc bơơn ih bhrợ lâng têy zêng. Pân đil ra văng bơơn k’diic nắc ra văng ih ha đay muy bộ xa nập nâu. Bộ xa nập buôn xập đhị zập bh’rợ chr’năp ma bhuy, cơnh: pay k’diic, pâh bhiệc bhan xay xơ, lễ, Tết…”

Rau buôn lêy bhlầng coh xa nập âng ma nuyh pân đil Dao bhrôông nắc khăn por a’cọ. Khăn nâu ting pậ nắc pa căh chr’năp liêm âng ma nuyh pân đil. Đăh nguôi âng khan bơơn pa chăm lâng pr’đươi ih bhrợ pr’đhang pô, n’loong n’kuông. Zập rau đâu bơơn pa chăm coh bhai hình chữ nhập lâng bơơn ra pặ ih coh bhai bhrôông. A dooh xập coh clang nguôi nắc vêy c’nặt tuôr a dooh lalay, đoọng pa chăm tuôr lâng zr’lụ m’pâng a chăc đăh hoọng a dooh. Nâu bơơn lêy nắc c’nặt k’đhap ih bhrợ tu ih đoọng ghit vêy u liêm. Rau chr’năp liêm âng xa nập ma nuyh pân đil nắc c’nuuc k’paih bhrôông coh tuôr lâng coh loom. K’paih nâu bơơn bhrợ lâng len lâng đươi k’paih len pr’họom bhrôông a năm. Nâu nắc chr’năp lalay âng xa nập pân đil Dao bhrôông đoọng năl pa châng lâng acoon coh lơơng.

Rau chr’năp liêm âng xa nập pân đil Dao bhrôông nắc pa chăm lâng bạc, ih t’boọ ghit bhlầng. Cơnh ih xr’xặ âng ma nuyh Dao bhrôông ghit bhlầng. Pa bhlầng nắc nghệ thuật pa chăm coh xa nập âng manuyh Dao bhrôông đhị chr’val Vũ Minh, chr’hoong Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng bơơn Bộ Văn hóa, Thể thao lâng Du lịch xay moon nắc c’kir Văn hóa phi vật thể k’tiếc k’ruung t’ngay 14/2/2023.

Lalay lâng ma nuyh a đhuôc, ma nuyh Dao bhrôông căh vêy đươi tr’xâu nắc k’đhơơng bhai coh têy đoọng ih. Bêl ih, pân đil Dao bhrôông căh ih rau tr’cơnh, apêê ih cơnh cr’noọ âng đay, rau liêm chr’năp tơợ lang lalăm đơc đoọng. P’căn Lý Mùi Sinh, ma nuyh Dao bhrôông đhị chr’val Phan Thanh, chr’hoong Nguyên Bình đoọng năl: “Acoon cha châu nắc lêy pa choom taanh ih xa nập âng ma nuyh đay. Ma nuyh t’cooh t’ha nắc pa zay pa choom đoọng ha lang p’niên đoọng a bhô dang năl nắc a coon cha châu đay năl zư lêy, taanh bhrợ xa nập lâng zư lêy chr’năp văn hóa ma nuyh đay. Xa nập ih lâng têy, t’bọo a rác đoọng liêm”.

Xa nập pân đil ih k’đhap mơ ooy nắc xa nập âng pân jưih Dao bhrôông ba buôn mơ đêêc, pazêng: khăn por a’cọ, a dooh, quần. Xa nập pân jưih Dao bhrôông k’nặ mr’cơnh lâng xa nập âng pân jưih ma nuyh Tày, Nùng, Lô Lô, Sán Chỉ… Zêng ih bhrợ tơợ bhai tăm t’viêng, ih ba buôn bhlầng, buôn nắc 3 pr’họom tăm, t’viêng, bhrộ. Anoo Bàn Đức Thắng, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND chr’val Phan Thanh đoọng năl: “Xa nập pân jưih âng ma nuyh Dao bhrôông nắc a dooh tăm vêy 4 bêệ chr’đhung, quần tăm. Lang a hay, apêê xập bấc a dooh, 3, 5 căh cợ 7 bêệ a dooh. Pr’nơng nắc por bhai pr’họom tăm t’viêng. Cha cặp a dooh nắc bhai, xa nập ih liêm buôn doọ k’đhap”.

Pân đil Dao bhrôông ơy ih bhrợ pazêng xa nập ty đanh, tước zập c’lâng chỉ, pô chr’năp liêm. Ting c’xêê c’moo, xa nập ting ma nuyh Dao bhrôông tước tất lang. Ting j’niêng âng ma nuh Dao bhrôông, xa nập nắc bơơn ta tập đh’rưah lâng ma nuyh căh dzợ đoọng a bhô dang năl./.

Trang phục của phụ nữ Dao Đỏ

Trang phục của phụ nữ Dao đỏ ở tỉnh Cao Bằng sử dụng vải chàm được trang trí bằng những hình thêu độc đáo, nhiều màu sắc. Màu đỏ là màu chủ đạo của bộ trang phục để phân biệt người Dao đỏ với các nhóm Dao khác. Trang phục của đàn ông Dao đỏ đơn giản hơn phụ nữ, sử dụng màu đen và màu chàm. 

Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ gồm: khăn vấn đầu, áo, yếm áo, thắt lưng, quần và các đồ trang sức khác đi kèm. Các sản phẩm được làm từ bạc luôn đi liền với bộ trang phục, như: vòng cổ, vòng tay, cúc bạc, hoa tai, nhẫn... Màu sắc trên trang phục có 5 màu cơ bản là: đỏ, xanh, vàng, trắng, đen (chàm), trong đó màu đỏ là màu chính. Chị Hoàng Thị Hồng Vương, người Dao đỏ ở xã Phan Thanh, huyện Nguyên Bình cho biết: Theo quan niệm của người Dao đỏ, màu đỏ đem đến hạnh phúc, ấm no, may mắn và tạo ra năng lượng tích cực cho con người: "Màu đỏ là màu chủ đạo vì màu này thể hiện đó là dân tộc Dao đỏ. Trang phục nữ dân tộc Dao đỏ có rất nhiều phụ kiện. Quần áo thì màu đen còn các phụ kiện trang trí thường là màu đỏ. Mũ to đội ở trên đầu, đeo vòng bạc, quần áo thì được thêu thủ công hoàn toàn. Đa số con gái chuẩn bị đi lấy chồng là người ta sẽ chuẩn bị bộ quần áo truyền thống dân tộc từ rất lâu. Bộ trang phục truyền thống hay mặc trong dịp trọng đại, như: đi lấy chồng, dự đám cưới, dịp lễ, Tết…"

Chi tiết đầu tiên dễ nhận biết nhất trong bộ trang phục của người phụ nữ Dao đỏ là khăn quấn đầu. Khăn quấn đầu càng to, càng thể hiện được nét đẹp của người phụ nữ. Vòng ngoài cùng của chiếc khăn được trang trí bởi những họa tiết thêu tay thủ công hình cây cỏ, hoa lá. Các họa tiết này được trang trí trên miếng vải hình chữ nhật và được sắp xếp xen kẽ nhau trên nền vải đỏ. Chiếc áo khoác ngoài này có phần cổ áo riêng, cũng là một bộ phận tách biệt với thân áo, được dùng để trang trí cổ và vùng nửa thân lưng phía sau áo. Đây được xem là phần khó hoàn thiện nhất trong quá trình may bộ trang phục bởi yêu cầu cao về tính thẩm mỹ. Điểm độc đáo của bộ trang phục của người phụ nữ chính là vòng bông màu đỏ quấn quanh cổ và treo trước ngực. Dải bông này được làm thủ công bằng len và là chỉ dùng bông len màu đỏ. Đây cũng là nét riêng biệt trên trang phục của người phụ nữ Dao Đỏ để phân biệt với các dân tộc khác. 

Điểm nhấn trên bộ trang phục của phụ nữ Dao đỏ còn là các họa tiết bằng bạc, được đính vào áo rất tỉ mỉ và khéo léo. Cách thêu hoa văn của người Dao đỏ khá tinh tế. Đặc biệt, nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao đỏ ở xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia ngày 14 tháng 2 năm 2023.

Khác với người Kinh, người Dao đỏ không cần khung mà cầm mảnh vải trên tay để thêu. Khi thêu hoa văn, phụ nữ Dao đỏ không thêu trên mẫu sẵn mà dựa vào trí tưởng tượng, sự sáng tạo và trí nhớ qua quá trình được trao truyền kinh nghiệm từ đời này sang đời khác. Bà Lý Mùi Sinh, dân tộc Dao đỏ ở xã Phan Thanh, huyện Nguyên Bình cho biết: "Con cháu phải làm trang phục dân tộc truyền thống. Người già cố gắng truyền nghề cho người trẻ để cho tổ tiên biết con cháu của mình biết làm, bảo tồn trang phục, văn hóa dân tộc. Trang phục thêu thủ công, đính thêm hoa, hạt cườm vào cho đẹp."

Trong khi trang phục của nữ giới thường cầu kỳ thì trang phục nam giới của người Dao đỏ khá đơn giản, gồm: khăn vấn đầu, áo, quần. Trang phục nam giới dân tộc Dao đỏ tương đối giống với trang phục nam của các dân tộc Tày, Nùng, Lô Lô, Sán Chỉ... Tất cả đều được làm từ chất liệu vải chàm, kiểu cách đơn giản, thường là 3 màu đen, xanh, nâu. Anh Bàn Đức Thắng, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Phan Thanh cho biết: "Trang phục người Dao Đỏ nam thì mặc áo đen có 4 túi, quần đen. Thời xưa, người ta mặc nhiều áo, 3, 5 hoặc 7 lớp áo. Mũ thì có mũ cuốn đội đội đầu màu đen bằng vải chàm. Khuy bằng vải, quần áo bình thường thôi."

Phụ nữ dân tộc Dao đỏ đã làm ra những bộ trang phục truyền thống, tinh tế đến từng đường kim mũi chỉ, hoa văn, họa tiết đặc sắc. Cùng thời gian, bộ trang phục sẽ theo người Dao đỏ đi suốt cuộc đời. Theo tín ngưỡng của người Dao đỏ, bộ trang phục truyền thống sẽ được chôn theo người mất để tổ tiên nhận diện và đón nhận./.

     Ngọc Anh

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC