Mơ chu x’rịa tuần căh cợ bêl acoon cha châu k’rong pa zập coh đong đhị zập g’luh đhêy cha noọng, pa căn Hoàng Thị Mai, 75 c’moo ặt đhị vel Bó, phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La pa choom bài ‘khắp” âng acoon coh Thái.
Pa căn Hoàng Thị Mai n’niên lâng dưr pậ đhị Yên Châu-zr’lụ k’tiếc tr’haanh bhlầng vêy pazêng chr’năp văn hóa liêm pr’hay âng ma nuyh Thái đhị tỉnh Sơn La. Pa căn Mai dưr pậ đh’rưah lâng x’nưl khèn, x’nưl pí, bh’ươr dân ca Thái. Loom chăp kiêng pr’hat x’nưl âng acoon coh đay năc ting c’xêê c’moo moọt đhậu coh loom luônh pa căn Mai tơợ ha bêl căh năl. Pa căn Mai xay moon, đhị ruh 12-13 c’moo pa căn Mai năc ơy choom hát bấc pr’hat pr’hay, múa l’boot lâng bơơn đoọng moọt tih ooy k’bhuh Văn công Sơn La bêl đêêc. Tơợ bêl đhêy chế độ moọt c’moo 1989, ha dợ a đoo dzợ kiêng lâng pa choom apêê bài “khắp”, t’nơt xòe đoọng ha pêê lang acoon cha châu coh pr’loọng đong lâng đhanuôr đhị vel bhươl tước nâu kêi. “K’bhuh văn nghệ âng vel tr’nơợp năc vêy 6 cha năc. Tước pazêng c’moo 2005, bêl apêê k’bhuh t’mooi tước vel bấc năc a zi t’vaih 2 k’bhuh pân đil lâng đha đhâm c’mor. Nâu kêi, apêê Hội pân đil, đha đhâm c’mor, ma nuyh t’cooh t’ha zêng vêy k’bhuh văn nghệ, pa xoọng 2 k’bhuh lơơng lêy bhrợ t’vaih, vel zi xoọc đâu vêy 5 k’bhuh văn nghệ. Zập ngai zêng đơc “k’bhuh văn công pa căn Mai”, a cu xơợng bhui har coh loom.”
Căh muy cơnh a vị cha, đác âm zập t’ngay, lâng pa căn Hoàng Thị Mai, văn hóa văn nghệ dzợ năc chìa khóa âng c’rơ bhriêl choom, ăt tớt ta nih liêm, bhui har, zập p’lêê da dul động bhrợ vaih pazêng rau tr’xăl liêm chôm coh zập đăh âng pr’ặt tr’mông. “Tơợ bêl vêy k’bhuh văn nghệ cơnh đâu, bấc ngai ặt coh lơơng năl tước ooy vel Bó. Tơợ đêêc, vel bơơn k’rong bhrợ têng điện, c’lâng… đhanuôr bhui har pa bhlầng. Nâu kêi năc vel ơy tr’xăl liêm cơnh đâu bấc ngai moon năc đươi vêy bh’rợ văn hóa văn nghệ.”
Ha dợ k’dic pa căn Hoàng Thị Mai năc t’cooh Quàng Văn Hặc bơơn đhanuôr coh vel đơc lâng đh’nơc năc ‘Thầy giáo Hặc”. Vêy đh’nơc cơnh đêêc năc tu t’cooh Quàng Văn Hặc năc ma nuyh vêy c’rơ g’lêêh zư lêy lâng pa choom pa dưr cớ chữ Thái ty đoọng ha pân lơơng coh cr’chăl hay. T’cooh Quàng Văn Hặc truih, lớp học tr’nơợp t’cooh bhrợ đhị vel Bó xoọc tơợp năc bơr pêê cha năc a năm. Coh t’tun đâu năc lớp ơy bấc tước 100 cha năc, p’niên k’tứi bhlầng ting pâh năc 7 c’moo, t’ha bhlầng cung lâh 60 c’moo. Coh t’tun đâu, t’cooh Quàng Văn Hặc pác bhrợ 2 lớp lâng 2 k’bhuh ting ruh c’moo. “Acu năc tự xrặ bhrợ giáo án đoọng ha pêê lớp pa choom chữ Thái. Zập lớp đanh 3 c’xêê, học 2 chu coh zập tuần. Tơợ xang học, a zi zêng bhrợ sơ kết, tổng kết lâng hơnh deh, khen thưởng. Tước nâu kêi, bấc ngai ơy choom đọc, choom xrặ chữ Thái. Acu xoọc bhrợ pa xoọng lớp pa choom chữ Thái dzợ”.”
Diic điêl pa căn Hoàng Thị Mai, Quàng Văn Hặc vêy 4 p’nong coon lâng 8 p’nong cha châu zêng bơơn a nhi pa choom đoọng văn hóa Thái tơợ p’niên. Đươi vêy cơnh đêêc, acoon, cha châu coh đong pa căn Mai, t’cooh Hặc zêng choom prá, xrặ chữ Thái lâng năl ghit chr’năp văn hóa, j’niêng cr’bưn âng acoon coh đay. Căh muy zư lêy lâng pa choom đh’riêng p’rá, chữ xrặ ma nuyh Thái đoọng ha lang p’niên, c’moo 2009, t’cooh Quàng Văn Hặc dzợ bhrợ t’vaih Chi hội khuyến học âng k’bhuh Quàng ặt đhị vel Bó, phường Chiềng An, thành phố Sơn La. Tơợ lâh 10 c’moo bhrợ têng, pa dưr ‘tô k’bhuh học tập” acoon, cha châu tô Quàng veye bấc ngai ơy học tr’tướt lâng lâh 60 cha năc vêy trình độ thạc sỹ, đại học, cao đẳng; bấc ngai xoọc năc đại tá, thượng tá coh k’bhuh vũ trang. T’cooh Lường Văn Đích, Bí thư Chi bộ, trưởng vel Bó, phường Chiềng An, thành phố Sơn La đoọng năl: “T’cooh Hặc, pa căn Mai đhơ t’cooh đhur, ha dợ pa zay bhrợ têng lưch loom, pa choom c’leh văn hóa âng acoon coh đay đoọng ha lang acoon, cha châu.Tơợ bh’rợ nâu năc vel Bó bấc ngai năl tước. Pr’ặt tr’mông âng đhanuôr coh vel cung bơơn ha dưr ghit lêy. Vel vêy 305 pr’loọng năc vêy 60-70% năc k’bhộ ca van.”
C’moo 2020, t’cooh Quàng Văn Hặc hâng hơnh bơơn chô ooy Thủ đô đớp pay Bằng khen đoọng ha Chi hội khuyến học âng tô k’bhuh Quàng vel Bó âng Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cher đoọng. Ha dợ pa căn Hoàng Thị Mai cung năc Nghệ nhân Ưu tú cung t’mêê chô ooy Thủ đô pâh tr’lưm mặt t’cooh bhươl, trưởng cr’nôn, nghệ nhân ma nuyh acoon coh tiêu biểu prang k’tiếc k’ruung. Ting cơnh diic điêl pa căn Hoàng Thị Mai, Quàng Văn Hặc, zập g’luh tr’lưm tr’lêy căh muy đơơng tước rau hâng hơnh năc dzợ zooi pa têệt pa dưr c’rơ chr’năp tin đươi lâng rơơm đương ooy ra ha dưr âng pr’đơợ văn hóa Việt Nam chr’năp liêm./.
Chuyện về gia đình giữ “hồn văn hóa” dân tộc ở Sơn La
PV Thu Thùy
Với mong muốn gìn giữ và bảo tồn văn hóa dân tộc Thái, nhiều năm qua, vợ chồng bà Hoàng Thị Mai và ông Quàng Văn Hặc ở thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đã nỗ lực truyền dạy tiếng nói, chữ viết, các làn điệu dân ca cho thế hệ trẻ. Vợ chồng Mai, ông Hặc trở thành gia đình điển hình, tiêu biểu trong việc giữ vồn văn hóa dân tộc tại địa phương.
Mỗi dịp cuối tuần hoặc khi con cháu tụ họp đông đủ trong các kỳ nghỉ hè, bà Hoàng Thị Mai, 75 tuổi, ở bản Bó, phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La tổ chức dạy bài “khắp” của dân tộc Thái.
Bà Hoàng Thị Mai sinh ra và lớn lên tại Yên Châu - vùng đất nổi tiếng có những nét văn hóa đặc sắc của người Thái ở tỉnh Sơn La. Bà Mai lớn lên cùng tiếng khèn, tiếng pí, trong làn điệu của những bài dân ca Thái. Tình yêu các làn điệu dân ca của dân tộc cứ thế thấm vào tâm hồn bà Mai lúc nào không hay. Bà Mai chia sẻ, ở độ tuổi 12-13 bà đã thuộc nhiều bài hát hay, múa dẻo và được tuyển thẳng vào Đoàn Văn công Sơn La khi ấy. Từ khi nghỉ chế độ vào năm 1989, nhưng bà vẫn say mê và truyền dạy các bài “khắp”, điệu xòe cho các thế hệ con cháu trong gia đình và bà con ở bản, ở xã cho đến nay. “ Đội văn nghệ của bản đầu tiên chỉ có 6 người. Đến những năm 2005, khi các đoàn khách đến bản nhiều thì tôi thành lập thành 2 đội phụ nữ và thanh niên. Bây giờ, các Hội Phụ nữ, Thanh niên, Người cao tuổi đều có Đội văn nghệ, thêm 2 đội khác tự lập nữa là bản hiện có 5 Đội văn nghệ. Mọi người toàn gọi là "đoàn văn công bà Mai", tôi rất là vui.”
Không chỉ như cơm ăn, thức uống hàng ngày, với bà Hoàng Thị Mai, văn hóa văn nghệ còn là chìa khóa của trí óc, làm tâm hồn tươi vui, kết nối mọi trái tim để làm nên những đổi thay tích cực trong mọi mặt của đời sống. “Từ khi có văn nghệ như thế, nhiều người ở các nơi càng biết nhiều về bản Bó. Từ đó bản được đầu tư điện, đường... bà con rất là vui. Bây giờ, bản làng thay đổi thế này nhiều người vẫn nói là nhờ phong trào văn hóa văn nghệ mà có.”
Còn chồng bà Hoàng Thị Mai là ông Quàng Văn Hặc được bà con dân bản gọi với cái tên trìu mến “Thầy giáo Hặc”. Sở dĩ có cái tên như vậy, bởi ông Quàng Văn Hặc là người có công gìn giữ và tích cực truyền dạy chữ Thái cổ cho mọi người thời gian qua. Ông Quàng Văn Hặc kể, lớp học đầu tiên ông mở ở bản Bó mới đầu chỉ có vài ba người. Về sau lớp học phát triển hơn 100 người, nhỏ nhất là 7 tuổi, lớn nhất cũng đã ngoài 60 tuổi. Về sau, ông Quàng Văn Hặc chia thành 2 lớp với 2 nhóm tuổi khác nhau. “Tôi vẫn tự biên soạn ra giáo án cho các lớp học chữ Thái. Mỗi lớp học kéo dài trong 3 tháng, học 2 buổi mỗi tuần. Sau khi kết thúc chương trình, chúng tôi đều tổ chức sơ kết, tổng kết và có biểu dương, khen thưởng. Đến nay, nhiều người đã biết đọc và viết chữ Thái. Tôi đang đề xuất mở thêm nhiều lớp dạy chữ Thái nữa.”
Vợ chồng bà Hoàng Thị Mai và ông Quàng Văn Hặc có 04 người con và 8 cháu, chắt đều được ông bà truyền dạy và gieo tình yêu văn hóa Thái từ nhỏ. Nhờ vậy, con cháu trong gia đình vợ chồng bà Mai, ông Hặc đều nói thông thạo tiếng nói, chữ viết và am hiểu phong tục, tập quán của dân tộc mình. Không chỉ gìn giữ và truyền dạy tiếng nói, chữ viết Thái cho thế hệ trẻ, năm 2009, ông Quàng Văn Hặc còn sáng lập Chi hội khuyến học của dòng họ Quàng ở bản Bó, phường Chiềng An, thành phố Sơn La. Sau hơn 10 năm duy trì, phát triển “dòng họ học tập”, con cháu họ Quàng có rất nhiều người đã học hành đỗ đạt với hơn 60 người có trình độ thạc sỹ, đại học, cao đẳng; nhiều người đang là đại tá, thượng tá trong lực lượng vũ trang. Ông Lường Văn Đích, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Bó, phường Chiềng An, thành phố Sơn La cho biết: “Ông bà Mai, ông Hặc mặc dù cao tuổi, nhưng rất nhiệt huyết, nhiệt tình truyền dạy những tinh hoa văn hóa của dân tộc cho con, cháu. Từ phong trào các cụ duy trì, bản Bó được mọi người và khách du lịch đến nhiều hơn. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong bản cũng được nâng lên rõ rệt. Bản có 305 hộ mà 60 - 70% là khá giàu rồi.”
Năm 2020, ông Quàng Văn Hặc vinh dự được về Thủ đô nhận Bằng khen cho Chi hội khuyến học của dòng họ Quàng bản Bó do Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam trao tặng. Còn bà Hoàng Thị Mai cũng là Nghệ nhân Ưu tú cũng vừa về Thủ đô dự buổi gặp mặt các già làng, trưởng bản, nghệ nhân người dân tộc thiểu số tiêu biểu của cả nước. Theo vợ chồng bà Hoàng Thị Mai và ông Quàng Văn Hặc, mỗi cuộc gặp gỡ không chỉ mang đến niềm vinh dự, tự hào, mà còn giúp “thổi hồn”, “chắp cánh” cho niềm tin và ước vọng về sự phát triển của nền văn hóa đa sắc Việt Nam./.
Viết bình luận