Đong sinh hoạt văn hóa vel Xí Thoại, chr’val Xuân Lãnh, chr’hoong Đồng Xuân pazêng c’moo đăn đâu nắc vaih đhị tước tr’lưm âng apêê a đhi amoó coh vel. Đoo t’ngay m’bứi ađhi amoó tước nắc cung 4 – 5 cha nắc tớt taanh a din, đoo t’ngay bấc nắc tước bơr pêê zệt.
Mí Niệm c’moo đâu 70 c’moo, năc muy coh pazêng ma nuyh choom taanh bhlầng âng vel Xí Thoại. Lalăm a hay, pazêng pr’đươi âng mí bhrợ năc đoọng xập bêl bhiệc bhan. Tơợ bêl ơy bơơn k’diic nắc taanh adin đoọng đươi coh đong a năm. Coh t’tun đâu, bh’rợ taanh a din ha dưr, bấc ngai chấc tước mí Niệm bấc lâh. Ngai câl năc pa câl. Ngai k’dua mí taanh năc taanh. Đhơ t’cooh, mắt căh lâh ang, dzung cung đhur, ha dợ mí dzợ pa zay tơơt taanh. Mí Niệm xay moon: “Bêl a mế dzợ ma mông nắc a đoo pa choom đoọng ha cu. Nâu kêi nắc a mế căh dzợ, nắc a cu lêy pa zay taanh bhrợ, câl bhai chô taanh, xang nắc pa choom cớ đoọng acoon, cha châu. Nau kêi acoon cha châu apêê chấc pa bhrợ trơ vâng, nắc cung pa zay pa choom đoọng. Acu ta luôn tơt taanh, dzợ c’rơ dzợ pa zay taanh”.
Ặt đhị đong văn hóa vel Xí Thoại, vêy muy cha nắc pân đil đhang k’tứi ha dợ vêy tr’pang têy đa đâh pa bhlầng nắc đoo nghệ nhân La O Thị Ngọc. A đoo nắc muy coh đợ ma nuyh bhriêr choom âng vel đăh taanh a din Xí Thoại. A din âng a đoo taanh liêm pa chăm bấc rau, bấc pr’hoọm liêm. Coh tổ taanh a din Xí Thoại, p’căn Ngọc cung nắc ma nuyh pa choom bh’rợ taanh lâng k’dua t’pâh bâc a đhi amoó zư pa dưr bh’rợ ty đanh. Nghệ nhân La O Thị Ngọc đoọng năl: Tước nâu kêi a đoo ơy pa choom đoọng ha lâh 20 pân đil coh vel năl cơnh taanh: “K’đươi t’pâh apêê a đhi moó pa zay bhrợ têng, pa choom bh’rợ. Apêê t’cooh nắc lưch đhur, lang p’niên nắc t’vaih pr’đơợ đoọng lang t’tun zư pa dưr, oọ bil pất. Nâu năc quyền lợi, lalăm nắc c’la đay, t’tun nắc coh xã hội”.
Đong rông văn hóa vel Xí Thoại nâu kêi nắc đhị apêê a đhi amoó coh vel tr’lưm tơợ xang bh’rợ ha rêê ha lai. Ma nuyh t’ha pa choom bh’rợ đoọng ha lang p’niên căh cợ pa hay acoon cha châu chăp hơnh, zư lêy bh’rợ tr’nêng ty đanh âng ma nuyh đay. Bêl vêy t’mooi tước, apêê amoó pa choom t’mooi chấc năl cơnh taanh bhrợ lâng pa câl a din. Pazêng a din ơy taanh bhrợ bơơn apêê mí ra pặ đơc liêm cra coh đong văn hóa vel bhươl, t’pâh bấc ngai tước lêy. Nghệ nhân dzợ p’niên La O Thị Tím t’mêê pa choom taanh a din ha dợ năc lưch loom lâng bh’rợ ty đanh nâu, amoó xay moon: “Acu t’mêê pa choom taanh ha dợ kiêng pa bhlầng. Nâu kêi ơy choom taanh chr’đhung, ví, a dooh,… acu ơy choom taanh đhơ rau đhơ rị. Acu ơy choom taanh nắc cu kiêng lâng chăp bhlầng bh’rợ nâu”.
Bh’rợ taanh adin cơnh ty đanh âng vel Xí Thoại, chr’val Xuân Lãnh, chr’hoong Đồng Xuâ ơy vêy tơợ a hay nắc tu chiến tranh, bh’rợ nâu bil r’dợ. Tơợ c’moo 2000, vel taanh adin nắc tơợp pa dưr lâng vêy 16 nghệ nhân, tước nâu kêi vel ơy t’pâh 40 pr’loọng ting bhrợ têng lâng 30 rau pr’đươi ta bhrợ tơợ adin zập rau. T’cooh Đàm Đại Hữu, Giám đốc Công ty TNHH Đại Hữu, Hà Nội đoọng năl, pr’dươi taanh adin Xí Thoại bhrợ têng liêm cơnh đươi dua âng ma nuyh câl lâng bơơn t’mooi Hà Nội kiêng bhlầng: “Bh’nơơn pr’đươi a din Xí Thoại, Đồng Xuâ bơơn ra pặ pa câl đhị 28 Hàng Buồm t’mooi k’tiếc k’ruung lơơng kiêng bhlầng, câl bấc, năc lêy vêy muy đhị pa căh lâng k’rong câl pr’đươi liêm choom ha đhanuôr đhị Hà Nội”.
Lâng pazêng c’rơ pa zay zư lêy pa dưr a din ty đanh âng pân đil Xí Thoại, x’rịa c’moo 2023 UBND tỉnh Phú Yên ơy vêy quyết định đươi xơợng vel taanh a din Xí Thoại. Nghệ nhân Nguyễn Thị Ry, ma nuyh bấc ngai chăp chr’val Xuân Lãnh, chr’hoong Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên bhui har đoọng năl: Nâu năc bh’rợ taanh adin tr’nơợp âng đhanuôr đhị vel đong tỉnh Phú Yên bơơn đươi xơợng:“Cơnh lâng azi coh vel năc xơợng hâng hơnh pa bhlầng. Rơơm coh t’tun đâu nắc bơơn bh’nơơn cơnh đâu năc zập ngai, a đhi amoó ting pa zay taanh lâh mơ dzợ”.
Bhiệc UBND tỉnh Phú Yên xay moon vel taanh adin ty đanh vel Xí Thoại ơy t’vaih c’lâng bh’rợ đoọng ha vel bh’rợ ting ha dưr, t’vaih pa xoọng bhiệc bhrợ ta luôn, pa dưr dal thu nhập, tệêm ngăn pr’ặt tr’mông đoọng ha pân đil Xí Thoại. Đh’rưah nắc chroi k’rong zư lêy, pa dưr chr’năp văn hóa ty đanh âng ma nuyh Ba Na./.
XÍ THOẠI NỖ LỰC GIỮ NGHỀ DỆT THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG
Tại thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, hàng chục năm qua, chị em phụ nữ Ba Na luôn nỗ lực gìn giữ nghề dệt thổ cẩm và phát triển làng nghề truyền thống. Đây là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống đầu tiên của tỉnh Phú Yên.
Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân những năm gần đây trở thành điểm hẹn thường xuyên của phụ nữ trong thôn. Ngày ít nơi đây có khoảng 4-5 khung dệt hoạt động, còn ngày nhiều có tới hàng chục khung dệt đều đặn gõ nhịp đưa thoi.
Mí Niệm năm nay đã 70 mùa rẫy, là một trong những nghệ nhân giỏi nghề dệt thổ cẩm của Xí Thoại. Trước đây, những sản phẩm mí làm ra chỉ để mặc trong dịp lễ hội. Khi lập gia đình thì dệt vải để dùng trong gia đình. Sau này, phong trào dệt thổ cẩm phát triển, nhiều người tìm đến mí Niệm nhiều hơn. Ai mua thì bán. Ai đặt hàng thì mí dệt. Dù tuổi đã lớn, mắt không còn tỏ, cái chân đã mỏi, nhưng mí vẫn gắn bó với khung dệt. Mí Niệm chia sẻ: “Hồi bà già còn sống đấy thì dạy lại cho mình. Bây giờ bà qua đời rồi, truyền lại cho mình, mình tập làm, mình mua vải mình làm, rồi mình truyền lại mấy đứa con cháu nữa. Bây giờ con cháu nó mắc đi làm thì mình làm thế mấy đứa con. Mình làm thường xuyên ngày nào còn là còn làm.”
Ở nhà văn hóa thôn Xí Thoại, có một phụ nữ dáng người nhỏ nhắn nhưng có đôi tay thoăn thoắt đó là nghệ nhân La O Thị Ngọc. Bà là một trong số những nghệ nhân giỏi nghề của làng nghề dệt thổ cẩm Xí Thoại. Sản phẩm bà làm ra khá sắc sảo với nhiều hoa văn, màu sắc đa dạng. Trong tổ dệt thổ cẩm Xí Thoại, bà Ngọc cũng là người dạy nghề và động viên nhiều chị em giữ nghề truyền thống. Nghệ nhân La O Thị Ngọc cho biết: Đến nay bà đã dạy cho hơn 20 phụ nữ trong thôn biết cách dệt: “Chị rất động viên mấy chị em ráng cố gắng làm nghề đây. Bà già ông già ngày xưa đã già ra đi hết rồi, còn lớp trẻ phải tạo điều kiện để lớp sau nữa, phải phấn đấu cố gắng để mà giữ cái đây lại, sợ mất. Đây là quyền lợi, trước mắt là bản thân mình, sau nữa là trong xã hội.”
Nhà rông văn hóa thôn Xí Thoại giờ là nơi các chị em trong thôn gặp gỡ sau những giờ lên rẫy. Người lớn truyền nghề cho người trẻ và nhắc con cháu trân trọng, gìn giữ nghề dệt thổ cẩm của dân tộc. Khi có du khách đến thăm, các chị hướng dẫn khách trải nghiệm và bán sản phẩm của làng. Những sản phẩm thổ cẩm làm ra được các mí bày biện khéo léo trong không gian nhà văn hóa cộng đồng, thu hút nhiều người tìm đến. Nghệ nhân trẻ La O Thị Tím vừa học nghề dệt cách đây không lâu nhưng rất tâm huyết với nghề truyền thống này chia sẻ: “Mình mới học nhưng cái dệt thổ cẩm này chị rất đam mê, chị rất thích. Bây giờ chị đã biết làm tui xách, bóp, áo, tấm đắp nè...chị làm được hết. Chị học được rồi là chị rất thích, cả đời luôn.”
Nghề dệt thổ cẩm thủ công truyền thống thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân có từ xa xưa nhưng do chiến tranh, nghề dần bị mai một. Từ năm 2000, làng nghề bắt đầu được khôi phục với 16 nghệ nhân, đến nay làng nghề đã thu hút 40 hộ tham gia sản xuất 30 loại sản phẩm thổ cẩm các loại. Ông Đàm Đại Hữu, Giám đốc Công ty TNHH Đại Hữu, Hà Nội cho biết, sản phẩm dệt thổ cẩm Xí Thoại đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và được du khách Hà Nội rất yêu thích: “Sản phẩm thổ cẩm của thôn Xí Thoại, Đồng Xuân được trưng bày chỗ 28 Hàng Buồm được khách du lịch nước ngoài rất hậu thuẫn và mua nhiều, hứa hẹn sẽ là một nơi quảng bá và nơi tiêu thụ sản phẩm tốt cho bà con mình ở tại Hà Nội.”
Với những nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Xí Thoại, cuối năm 2023 UBND tỉnh Phú Yên đã có quyết định công nhận làng nghề dệt thổ cẩm Xí Thoại. Nghệ nhân Nguyễn Thị Ry, người uy tín xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên vui mừng cho biết: Đây là nghề dệt thổ cẩm đồng bào dân tộc thiểu số đầu tiên trên địa bàn tỉnh Phú Yên được công nhận. “Đối với cô cũng như đối với chị em ở xóm làng cảm thấy rất là vui mừng và phấn khởi. Ước mong gì sau này sẽ có mãi mãi như thế này thì tinh thần của tất cả các chị em chúng tôi lại càng lên cao.”
Việc UBND tỉnh Phú Yên công nhận làng nghề thổ cẩm truyền thốn Xí Thoại đã mở ra cơ hội để làng nghề ngày càng phát triển, tạo thêm việc làm thường xuyên, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho phụ nữ Xí Thoại. Đồng thời góp phần gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa truyền thống của dân tộc Ba Na./.
Viết bình luận