Dzợ muy a năm ma nuyh zư đớc bh’rợ bhrợ têng buôh Cơ Tu
Thứ năm, 00:00, 26/09/2019
Tợơ a hay, bêl pa hay tước vel bh’rợ tr’nêng, pân lơơng buôn ngoọ tước bấc ma nuyh ặt cóh vel bhrợ têng muy bh’rợ. Đhơ cơnh đếêc, đhị vel Phú Túc, chr’val Hòa Phú, chr’hoong Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dzợ muy a năm ma nuyh bhrợ bh’rợ zệê buôh cơnh ty đanh a hay. Nắc đoo t’cooh Lê Văn Nghĩa, 66 c’moo, ma nuyh zư lêy bh’rợ zệê buôh Cơ Tu đhị vel Phú Túc.

Pa hay tước vel bh’rợ tr’nêng Phú Túc đhị chr’val Hòa Phú, chr’hoong Hòa Vang apêê pa hay tước rau đha hum âng buôh Cơ Tu. T’cooh Lê Văn Nghĩa, muy a năm ma nuyh ặt đhị vel Phú Túc dzợ zệê bhrợ buôh ty đanh nâu. T’cooh Nghĩa, ma nuyh pa tệêt lâng bh’rợ zệê buôh ơy đanh k’zệt c’moo đâu, t’cooh môn, buôh nắc muy coh pazêng rau căh choom căh vêy coh bhiệc bhan âng ma nuyh Cơ Tu. Đhơ cơnh đếêc, nắc vêy muy cr’chăl, bh’rợ nâu căh dzợ ngai bhrợ têng, buôh Cơ Tu coh đâu ặt đhị đhr’năng bil pât. Lâng cr’noọ zư lêy bh’rợ ty đanh âng vel đong, t’cooh pa zay zệê buôh n’đhơ lang ma mông ơy tước 60 c’moo.

(Ảnh: Internet)

C’moo 2013, thành phố Đà Nẵng xay bhrợ Dự án pa dưr cớ bh’rợ ty đanh âng ma nuyh Cơ Tu đhị chrhoong Hoà Vang. Tợơ Dự án nâu, t’cooh bơơn zúp zooi 20 ức đồng, đh’rưah lâng vặ pa xoọng 60 ức đồng âng ma nuyh đong, k’bhuh xoọng, t’cooh k’rong bhrợ đong zệê bhrợ buôh coh đhăm k’tiếc bhưah 100m2. Đhơ cơnh đếêc, xoọc tợơp bhiệc bhrợ têng âng t’cooh cung lưm bấc k’đhap k’ra tu cắh bơơn chêếc lêy thị trường pa câl: “Xọoc tợơp, pa dưr zệê buôh nâu, a cu cung lưm bấc rau k’đhap k’ra đăh zên bhrợ têng, kinh nghiệm zệê bhrợ lâng đhị pa câl. Pa bhlầng, đhị pa câl nắc rau đơ chr’năp bhlầng. Đăn đâu, buốh nâu ơy bơơn bấc ngai năl tước, t’mooi du lịch cung ta luôn moọt câl.”

M’jưah lâng zúp zooi đăh zên bạc, thành phố Đà Nẵng dzợ t’vaih pr’đợơ đoọng ha t’cooh lướt lêy, pa choom cơnh bhrợ zêng, zệê buôh tợơ Tây Nguyên. Đhơ cơnh đếêc, đoọng zư liêm cơnh a yêm âng buôh Cơ Tu, t’cooh nắc pa ghit đhị zệê bhrợ. Ghit nắc, đoọng vêy zớ buôh yêm nắc lêy đớc  đâh bhlầng nắc đhị 3 c’xêê; rau bhrợ buôh nắc ha roo đệêp, piêng bơơn tợơ hi la crâng; đác ch’ngaach.. T’cooh Nghĩa rơơm pazền rau pa zay âng đay đh’rưah lâng rau zup zooi âng đhanuôr, bh’rợ zệê buôh âng đhanuôr Cơ Tu căh muy zư đớc nắc dzợ pa dưr ting t’ngay ha dưr lâh mơ: “A cu rơơm kiêng nắc pa dưr lâng pa choom đoọng acoon đhi hêê, đoọng pa tệêt bh’rợ ty đanh. Ha y, a cu rơơm kiêng nắc lứch ma nuyh coh vel zêng choom zệê bhrợ buôh, tu tợơ đanh a hay vel bh’rợ tr’nêng bơơn ta bhrợ t’vaih cơnh muy Tổ hợp tác, ha dợ coh t’tun đâu tu căh zập zên bạc tu cơnh đếêc nắc zập ngai lơi lứch, dzợ muy a cu hớơ dzợ uh zệê.”

Xọoc đâu, buôh âng vel bh’rợ tr’nêng Phú Túc căh muy pa câl đoọng ha thị trường nắc dzợ pa câl tước apêê tỉnh đăn đâu cơnh Quảng Nam, Quảng Ngãi,Thừa Thiên Huế. Pa bhlầng, t’mooi tước ooy Đà Nẵng cung kiêng âm buôh Phú Túc. Ting cơnh t’cooh Lê Văn Nghĩa, c’moo đâu đhị zệê buôh âng t’cooh nắc moon đớc pa câl ooy thị trường mơ 3000 zớ buôh. Tợơ ơy dáp zên bhrợ têng, t’cooh nắc dzợ âng chô dưp piing cung 100 ức đồng/c’moo. Đh’rưah t’vaih bhiệc bhrợ ta luôn đoọng a 5 cha nắc pa bhrợ lâng zên tệêm ngăn tợơ 4,5 ức tước 6 ức đồng/c’xêê. T’cooh Đỗ Thanh Tân, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin chr’hoong Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng moon, apêê acoon coh ặt ma mông coh truih da ding Trường Sơn zêng vêy buôh âng acoon coh đay. Ha dợ buôh âng Phú Túc vêy cơnh a yêm lalay âng đoo: “Lalăm a hay, chr’hoong Hòa Vang bhrợ t’vaih muy Hợp tác xã zệê buôh đhị Phú Túc. Đhơ cơnh đếêc, bêl đếêc, đhanuôr Cơ Tu xọoc coh đhr’năng lêy bhrợ cơnh đăh nguôi lâng bhrợ têng cơnh công nghiệp tu cơnh đếêc căh ngai k’rang tước bh’rợ ty đanh nâu. Đhơ cơnh đếêc nắc dzợ t’cooh Nghĩa nắc ma nuyh bhrợ lâng zư lêy bh’rợ zệê buôh nâu. T’cooh Nghĩa ơy bhrợ pa dưr chr’năp lâng pa câl coh thị trường bấc pa bhlầng. T’ping lâng buôh zr’lụ lơơng cơnh Tây Nguyên, Tây Bắc nắc buôh Phú Túc âm xợơng yêm lâh mơ.”

Đọong zúp zooi đhanuôr bhrợ têng, Sở Công thương lâng Sở Y tế thành phố Đà Nẵng ơy zup zooi lêy cha mệêt bh’nơơn lâng zước chr’năp buôh Phú Túc. Viện Chất lượng Việt Nam cung ơy xay moon pr’đớc tr’haanh lâng cher đoọng cup vàng xay moon buôh Phú Túc nắc bh’nơơn dal bhlầng c’moo 2016. Xọoc đâu, buôh Phú Túc xọoc bơơn chính quyền vel đong chơih pay đoọng pa dưr bh’nơơn bh’rợ OCOP chr’val Hòa Phú. Bhiệc bhrợ têng liêm choom chr’năp buôh Phú Túc nắc t’vaih pr’đợơ đoọng ha đhanuôr Cơ Tu đhị chr’val Hoà Phú, chr’hoong Hoà Vang “pa dưr” bh’rợ ty đanh âng a conh a bhướp. Coh t’tun nâu, bêl pa hay tước vel bh’rợ tr’nêng zệê buôh Phú Túc căh muy cha nắc bhrợ nắc pazêng vel Cơ Tu đh’rưah zệê bhrợ./.

Người duy nhất “giữ lửa” nghề làm rượu cần Cơ Tu

                                                         Kim Cương

Xưa nay, khi nhắc đến làng nghề, người ta thường nghĩ đến nhiều người ở trong một làng làm cùng một nghề. Tuy nhiên, ở làng Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng duy chỉ có “độc nhất” một người làm nghề nấu rượu cần truyền thống. Đó là ông Lê Văn Nghĩa, 66 tuổi, người duy nhất “giữ lửa” cho nghề làm rượu cần truyền thống Cơ Tu tại làng nghề Phú Túc.   

Nhắc đến làng nghề Phú Túc ở xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang người ta nghĩ ngay đến hương vị thơm ngon của rượu cần Cơ Tu truyền thống. Ông Lê Văn Nghĩa, người duy nhất ở làng Phú Túc còn duy trì nghề làm rượu cần. Ông Nghĩa, người gắn bó với nghề làm rượu cần đã gần chục năm nay, tâm sự, rượu cần là một trong những món ẩm thực truyền thống không thể thiếu trong các lễ hội của đồng bào Cơ Tu. Vậy mà có giai đoạn, nghề này bị mai một, nguy cơ mất hẳn. Với mong muốn giữ nghề truyền thống của quê hương, ông quyết tâm đeo đuổi nghề nấu rượu cần khi đã ở tuổi 60.

(Ảnh: Internet)

Năm 2013, thành phố Đà Nẵng triển khai Dự án Khôi phục nghề truyền thống của người Cơ Tu ở huyện Hòa Vang. Từ dự án này, ông được hỗ trợ 20 triệu đồng, cộng với  vay mượn thêm 60 triệu đồng của người thân, bạn bè, ông đầu tư làm xưởng sản xuất rượu cần trên diện tích 100m2 đất của gia đình. Tuy nhiên, lúc đầu việc sản xuất của ông cũng gặp nhiều khó khăn do không tìm được thị trường tiêu thụ: “Mới đầu khôi phục lại nghề rượu cần này tôi cũng gặp khá nhiều khó khăn về nguồn vốn, kinh nghiệm sản xuất và thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, thị trường tiêu thụ đóng vai trò hết sức quan trọng. Gần đây, sản phẩm rượu cần này đã được nhiều người biết đến, khách du lịch cũng thường xuyên ghé mua.”  

Cùng với hỗ trợ vốn, thành phố Đà Nẵng còn tạo điều kiện cho ông đi tham quan học tập kỹ thuật sản xuất rượu cần ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, để giữ đúng hương vị đặc trưng rượu cần Cơ Tu, ông luôn tuân thủ những quy tắc về kỹ thuật chế biến. Cụ thể, để có một mẻ rượu thơm ngon cần thời gian ủ tối thiểu 3 tháng; nguyên liệu chế biến bắt buộc phải là nếp rẫy, men ủ được làm từ lá rừng; nước cất rượu phải trong, không nhiễm phèn .... Ông Nghĩa kỳ vọng những nỗ lực của mình cộng với sự ủng hộ của dân làng, nghề làm rượu cần truyền thống của đồng bào Cơ Tu không chỉ được khôi phục mà còn ngày càng phát triển: “Tôi kỳ vọng sẽ khôi phục và truyền nghề lại không chỉ cho con cái, cháu chét mình để nối tiếp nghề truyền thống. Sắp tới, tôi mong muốn phát triển cả thôn cùng làm, bởi vì trước đây làng nghề được thành lập như một Tổ hợp tác, nhưng sau này vì thiếu kinh phí nên mọi người đã bỏ hết còn lại một mình tôi.”

Hiện, sản phẩm rượu cần làng nghề Phú Túc không chỉ cung cấp cho thị trường mà còn vươn ra các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi,Thừa Thiên Huế. Đặc biệt, du khách khi đến Đà Nẵng cũng rất thích thưởng thức món rượu cần Phú Túc. Theo ông Lê Văn Nghĩa, năm nay cơ sở sản xuất của ông dự kiến đưa ra thị khoảng 3000 ché  rượu cần. Sau khi trừ chi phí, ông thu về trên dưới 100 triệu đồng/năm. Đồng thời giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động tại chỗ với thu nhập ổn định từ 4,5 đến 6 triệu đồng/tháng. Ông Đỗ Thanh Tân, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng cho rằng, các dân tộc thiểu số sống dọc dãy Trường Sơn đều có rượu cần truyền thống của dân tộc mình. Thế nhưng rượu cần Phú Túc có hương vị rất đặc trưng, thơm ngon hơn so với rượu cần các nơi khác: “ Trước kia, huyện Hòa Vang thành lập một Hợp tác xã về sản xuất rượu cần truyền thống ở Phú Túc. Tuy nhiên, lúc đó bà con Cơ Tu đang trong quá trình du nhập với lao động công nghiệp ngoài xã hội nên không ai quan tâm lắm đến nghề truyền thống này. Tuy nhiên, chỉ có mình ông Nghĩa là người làm và duy trì nghề rượu cần này. Ông Nghĩa cũng dần tạo dựng được thương hiệu và bán ra thị trường rất nhiều sản phẩm. So với rượu cần ở các vùng khác như Tây Nguyên, Tây Bắc thì rượu cần Phú Túc ngon hơn cả.”

Để hỗ trợ người dân làm nghề, Sở Công thương và Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ kiểm định chất lượng và đăng ký thương hiệu cho rượu cần Phú Túc. Viện Chất lượng Việt Nam cũng đã công nhận danh hiệu, trao Cúp vàng chứng nhận rượu cần Phú Túc là thương hiệu chất lượng cao năm 2016. Hiện, rượu cần Phú Túc đang được chính quyền địa phương chọn để xây dựng thành sản phẩm OCOP của xã Hòa Phú. Việc xây dựng thành công thương hiệu rượu cần Phú Túc sẽ tạo điều kiện cho bà con Cơ Tu tại xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang “nổi lửa- vực dậy” nghề truyền thống của cha ông. Sau này, khi nhắc đến làng nghề rượu cần Phú Túc không chỉ có “độc nhất” một người làm nghề mà là cả làng Cơ Tu cùng giữ nghề./.    

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC