Hân noo p’răng pứih, chô ooy zâp chr’val Ân Hữu, Ân Đức, Ân Tường Tây... chr’hoong clung đệ Hoài Ân, tỉnh Bình Định zâp ooy cung lêy bhươn cha p’lêê t’viêng, váih bấc ngam. C’moo đâu, bhươn píh ra văng moót hân noo bơơn pếêh âng pr’loọng đông t’coóh Mai Văn B, cóh chr’val Ân Hữu, chr’hoong Hoài Ân váih p’lêê bấc lấh zâp c’moo. T’cooh Mai Văn B đoọng năl, 15 c’moo l’lăm ahay, ooy mưy chu lướt ooy tỉnh Đăk Lăk, nắc pr’đoọng bơơn lưm mưy cha nặc pa câl m’ma píh bhung, t’coóh câl chô chóh đhị bhươn. 4 c’moo t’tưn, píh dưr váih p’lêê ga mắc liêm, bấc đác, ngam bhlâng. Tơợ đêếc, zâp c’moo t’coóh B chóh bhrợ t’bhứah bhươn píh âng đay. Xoọc cóh bhươn đông t’coóh B vêy lấh 80 tơơm píh bhuung, váih p’lêê bấc, zâp c’moo pr’loọng đông t’coóh pa chô lấh 70 ực đồng tơợ bhươn píh nâu: “Bhươn âng cu chóh bấc râu tơơm chr’nóh. Acu lêy tơơm píh liêm choom nắc lêy bhrợ pa liêm đhị k’tiếc nâu mưy chóh píh hơơn. Bhiệc pa câl píh moon zr’nưm cung choom. Lêy bhrợ tự chấc lêy pa choom, pa chô kinh nghiệm. Xoọc đâu acu rơơm cơ quan chức năng zooi đoọng acu đắh bhiệc kỹ thuật đoọng zư lêy bón ha cơnh đoọng vêy bh’nơơn liêm choom.”
C’moo 2018, chr’hoong Hoài Ân, tỉnh Bình Định ơy bhrợ pa dưr bh’rợ pa dưr ngành nông nghiệp, bơơn bhrợ tước c’moo 2025, lêy chô tước c’moo 2030. Lấh mơ zư đợc k’tiếc ha roo đoọng zư lêy têêm ngăn an ninh ch’na đh’nắh, chr’hoong lêy bhrợ zr’lụ bhrợ têng tơơm cha p’lêê pazưm. Vel đông ơy xăl chóh lấh 1.500ha k’tiếc chóh bhơi r’véh, k’tiếc ha roo cắh liêm choom, k’tiếc bhươn hư zớch đoọng bhrợ zr’lụ chóh pazưm tơơm cha p’lêê, zooi đoọng m’ma chr’nóh, zên vặ lâng lãi suất đệ, tr’xăl kỹ thuật, công nghệ chóh lâng zư lêy tơơm chr’nóh.
T’coóh Nguyễn Xuân Phong, Phó Chủ tịch Thường trực UBND chr’hoong Hoài Ân đoọng năl, tước đâu pa zêng k’tiếc chóh tơơm cha p’lêê prang chr’hoong pa dưr pa xớc k’noọ 3.120ha, ooy đâu c’bhúh tơơm chr’nóh bha lâng nắc píh bhung, k’bhông, pa néh Thái... Píh bhung lâng k’bhông vêy đơơngc hô bh’nơơn dal, lấh 150 ực đồng đhị 1 hécta ooy 1 c’moo. Chr’hoong cung ơy bhrợ pa dưr bấc hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã cơnh t’mêê vêy grơơ nhool đươi dua khoa họ kỹ thuật ooy bh’rợ tr’nêng, bhrợ pa dưr n’juông p’têết pazưm, câl pay pr’đươi pr’dua ha xã viên: “Chr’hoong ơy bhrợ pa dưr bh’rợ pa dưr pa xớc thương hiệu zâp pr’đươi pr’dua bha lâng cóh vel đông chr’hoong tơợ đâu tước c’moo 2025. Cr’chăl moon pa choom zâp đhanuôr đươi dua c’lâng bh’rợ bhrợ têng têêm ngăn kỹ thuật ooy đắh bhrợ têng nắc chr’hoong pazưm pa dưr bh’rợ p’cắh k’đươi zâp đông k’rong bhrợ, doanh nghiệp buôn bhrợ đắh nông nghiệp đoọng pa dưr pa xớc bơ ơn đoọng mã số zr’lụ chóh, pazưm lâng chấc lêy thị trường xuất khẩu.”
Lứch c’xêê 5 hanua, UBND chr’hoong Hoài Ân bhrợ t’ngay bhiệc bhan nông sản g’lúh tr’nơợp c’moo 2022. Đhị t’ngay bhiệc bhan nâu, UBND chr’hoong Hoài Ân nắc ơy ký gr’hoót 7 râu pazưm bhrợ, hợp đồng câl pay pr’đươi pr’dua nông sản lâng zâp doanh nghiệp, đơn vị cóh cr’loọng tỉnh lâng ngoai tỉnh, ooy đâu vêy zâp doanh nghiệp đhị thành phố Hồ Chí Minh. Bưu điện tỉnh Bình Định lâng Hợp tác xã Nông nghiệp Thanh niên Hoài Ân cung ký pazưm âng đơơng zâp pr’đươi pr’dua nông nghiệp cóh vel đông chr’hoong. Pr’đươi pr’dua tơơm cha p’lêê âng chr’hoong Hoài Ân bơơn đợc p’cắh pa câl ooy hệ thống cửa hàng zâp đhị giao dịch âng ngành Bưu điện cóh vel đông tỉnh Bình Định. T’coóh Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định đoọng năl, bhiệc lêy bhrợ zr’lụ chóh tơơm cha p’lêê pazưm, bhrợ pa dưr zâp hợp tác xã cơnh t’mêê bhrợ têng, n’jứah pazưm câl pay pr’đươi pr’dua nắc c’lâng lướt t’mêê ooy đắh pa dưr ngành nông nghiệp âng vel đông: “Hoài Ân lêy t’bhlâng bhrợ t’bhứah k’tiếc bhrợ cha bơơn chuẩn hữu cơ, VietGAP. T’bhlâng đươi dua tiến bộ khoa học kỹ thuật đắh bhrợ têng, đươi dua công nghệ dal ting c’lâng pa dưr pa xớc bh’rợ tr’nêng ting n’juông đoọng pa dưr dal bh’nơơn pr’đươi, chất lượng lâng chr’nắp nông sản, bhrợ t’bhứah thị trường, dưr váih zâp zr’lụ pr’đươi chóh bhrợ đoọng t’đang k’đươi t’pấh zâp doanh nghiệp cơ sở bhrợ pa dưr chr’nắp zâp pr’đươi nông sản âng vel đông, lêy chô xuất khẩu, ooy đâu chrooi pa xoọng pa dưr dal thu nhập ha đhanuôr lâng hợp tác xã./.”
Bình Định: Phát triển vùng cây ăn quả tập trung
Thanh Thắng/VOV-Miền Trung
Huyện trung du Hoài Ân là một trong những địa phương sớm quy hoạch và phát triển mạnh vùng trồng cây ăn quả tập trung của tỉnh Bình Định. Tại địa phương này đã hình thành những hợp tác xã mới chuyên về cây ăn quả, có sự liên kết giữa người trồng và các đầu mối thu mua, nên sản phẩm cây ăn quả của người dân có chỗ đứng trên thị trường, được tiêu thụ ổn định.
Mùa hè nắng nóng, về các xã Ân Hữu, Ân Đức, Ân Tường Tây… huyện trung du Hoài Ân, tỉnh Bình Định đâu đâu cũng thấy vườn cây ăn trái xanh mát, sum sê quả ngọt. Năm nay, vườn bưởi chuẩn bị vào vụ thu hoạch của gia đình ông Mai Văn B, ở xã Ân Hữu, huyện Hoài Ân sai trái hơn mọi năm. Ông Mai Văn B cho biết, 15 năm trước, trong một lần lên tỉnh Đắk Lăk, tình cờ gặp một người bán giống cây bưởi da xanh, ông đã mua về trồng tại vườn nhà. 4 năm sau, cây bưởi ra trái, quả to, múi mọng nước, vị rất ngon. Từ đó, mỗi năm ông B chiết cành và nhân rộng vườn bưởi của nhà mình. Hiện trong vườn nhà ông B có hơn 80 cây bưởi da xanh, ra quả ổn định theo mùa, mỗi năm, gia đình ông thu hơn 70 triệu đồng từ vườn bưởi:“Vườn tôi cũng trồng nhiều loại cây. Tôi thấy cây bưởi có hiệu quả nên dọn hết những loại dừa, chôm chôm, chỉ còn cây bưởi không. Đầu ra cây bưởi nói chung chạy. Mình làm chứ cũng chưa tiếp thu khoa học được, tìm tòi rồi tự rút kinh nghiệm thôi. Thì giờ tôi mong muốn cơ quan chức năng giúp cho tôi vấn đề kỹ thuật để chăm bón thế nào để cây bưởi năng suất.”
Năm 2018, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đã xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, được thực hiện xuyên suốt đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Ngoài giữ vững diện tích lúa để bảo đảm an ninh lương thực, huyện quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả tập trung. Địa phương đã chuyển đổi hơn 1.500 ha đất trồng rau màu, đất lúa kém hiệu quả, đất vườn đồi cằn cỗi để lập vùng nguyên liệu cây ăn quả tập trung. Các hộ gia đình đăng ký chuyển đổi, trồng cây ăn quả ở vùng quy hoạch tập trung được hỗ trợ toàn bộ cây giống, vay vốn lãi suất thấp, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ trồng và chăm sóc cây.
Ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Hoài Ân cho biết, đến nay, tổng diện tích trồng cây ăn trái toàn huyện phát triển gần 3.120 hécta, trong đó, nhóm cây trồng chủ lực là bưởi da xanh, dừa xiêm, mít Thái… Bưởi da xanh và dừa xiêm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận trên 150 triệu đồng/ha/năm. Huyện cũng đã thành lập nhiều hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã kiểu mới có tư duy năng động, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho xã viên: “Huyện đã xây dựng đề án phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực trên địa bàn huyện từ nay đến năm 2025. Bên cạnh hướng dẫn các bà con nông dân áp dụng các quy trình sản xuất an toàn kỹ thuật vào trong sản xuất thì huyện tập trung xúc tiến công tác quảng bá kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp chuyên về nông nghiệp để xúc tiến được cấp mã số vùng trồng, gắn với tìm kiếm thị trường xuất khẩu.”
Cuối tháng 5 vừa qua, UBND huyện Hoài Ân tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ nhất năm 2022. Tại ngày hội này, UBND huyện Hoài Ân đã ký kết 7 thỏa thuận hợp tác, hợp đồng bao tiêu, tiêu thụ nông sản với các doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài tỉnh, trong đó có các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Bưu điện tỉnh Bình Định và Hợp tác xã Nông nghiệp Thanh niên Hoài Ân cũng ký kết hợp tác cung ứng các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện. Sản phẩm cây ăn quả của huyện Hoài Ân được trưng bày tiêu thụ trong hệ thống cửa hàng tại các điểm giao dịch của ngành Bưu điện trên địa bàn tỉnh Bình Định. Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định cho biết, việc quy hoạch vùng trồng cây ăn quả tập trung, thành lập các hợp tác xã kiểu mới vừa tổ chức sản xuất, vừa liên kết bao tiêu nông sản là hướng đi mới trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương: “Hoài Ân cần tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất đạt chuẩn hữu cơ, VietGAP. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, ứng dụng công nghệ cao hướng đến xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản, mở rộng thị trường, hình thành các vùng nguyên liệu chuyên canh để kêu gọi thu hút các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bảo quản, chế biến sâu nhằm tạo cơ sở xây dựng chuỗi giá trị cho các mặt hàng nông sản của địa phương, hướng đến xuất khẩu, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và hợp tác xã./.”
Viết bình luận