Choh tơơm zơ nươu coh crâng: “Tơơm chr’noh t’bil đharựt” dưr vaih “tơơm chr’noh t’vaih cr’van cr’bhộ”
Thứ tư, 16:46, 28/09/2022
Zr’lụ da ding k’coong tỉnh Quảng Nam vêy đợ crâng k’coong bâc pa bhlâng đoọng choom choh t’bấc tơơm zơ nươu coh crâng. Vel đong n’nâu ơy bhrợ bấc xa nay, chính sách pa hêl đhanuôr lâng doanh nghiệp choh lâng bhrợ têng pr’đươi tơợ zơ nươu. Choh tơơm zơ nươu coh crâng: tơợ “Tơơm chr’noh t’bil đharựt” dưr vaih “tơơm chr’noh t’vaih cr’van cr’bhộ” lâng đhanuôr acoon coh da ding k’coong Quảng Nam.

C’moo 2019, t’cooh Bhriu Hùng ăt coh chr’val Lăng, chr’hoong da ding k’coong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ting pâh bh’rợ zooi pa dưr tơơm zơ nươu đhị vel đong. Bơơn ta zooi 5 ức đồng lâng tơợ zên vặ t’đui đoọng, t’cooh Bhriu Hùng bhrợ bhươn ươm, choh 2 hecta tơơm Ba kích bhrậu pa câl ha đhanuôr đhị vel đong. T’cooh Bhriu Hùng xay moon, tơơm Ba kích bhrậu la lua bhrợ t’vaih pr’ăt tr’mông liêm choom pa bhlâng ha đhanuôr Cơ Tu, ting zư lêy zơ nươu chr’năp âng zr’lụ da ding k’coong Tây Giang:“Tơợ bêl vêy Nghị quyết ooy bh’rợ ng’zooi đoọng năc azi nhăn vặ zên bhrợ zr’lụ choh n’nâu đoọng pa trơơi m’ma tơơm Ba kích đoọng ha vel đong, zư lêy gen m’ma Ba kích chr’năp. Azi công ta đang moon đhanuôr vel đong đh’rưah choh tơơm zơ nươu n’nâu. Xoọc đâu, đhanuôr ơy choh bâc ooy, nâu đoo năc pr’đơợ đoọng pa xiêr đharựt đhị vel đong.”

Tơợ c’moo 2003, chr’hoong Tây Giang ơy quy hoạch, ra pặ đhăm choh tơơm zơ nươu lâng bhrợ têng cơ chế chính sách pa dưr tơơm zơ nươu. Đươi đhăm k’tiêc crâng, da ding vêy bâc n’loong ga măc, đhanuôr choh k’ha riêng hec ta tơơm zơ nươu cơnh: Ba Kích, Đẳng sâm, Sa nhân, thảo quả… Tơơm zơ nươu ơy zooi đhanuôr Cơ Tu coh đâu tr’xăl pr’ăt tr’mông. T’cooh bhươl Bhriu Pố, cr’noon A Rơh, chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang, manuyh vêy bâc ngai n’năl tươc năc pr’đớc “Bhua Ba kích” âng Quảng Nam. K’zệt c’moo ăt mamông lâng crâng k’coong lâng choh tơơm Ba kích, râu k’rang bhlâng âng t’cooh Bhriu Pố năc bhrợ cơnh ooy đoọng tơơm chr’noh chr’năp n’nâu choom dưr vaih chr’noh bha lâng zooi đhanuôr vel đong t’bil lơi ha ul đharựt. T’cooh Pố rơơm kiêng, đhanuôr đay năc vêy manuyh choh Ba kích ta béch lâh mơ, choh bâc lâh mơ ađoo: “Coh cr’chăl ahay, ha dang căh vêy tơơm Ba kích năc đhanuôr vel đong k’đhap choom tr’xăl pr’ăt tr’mông, choom t’bil lơi ha ul đharựt. Ting cơnh acu, Ba kích năc tơơm chr’noh buôn ng’choh, buôn ng’zư lêy, cr’chăl choh tươc ooy zư lêy doọ lâh đanh, mơ 3 c’moo a năm, đợ râu bơơn pay pa chô năc bâc lâh mơ.”

Tỉnh Quảng Nam t’mêê xay moon “Quy hoạch, zư lêy lâng pa dưr tơơm zơ nươu coh zr’lụ cr’chăl c’moo 2018- 2025, c’lâng bh’rợ tươc c’moo 2030” lâng pazêng đhăm ga măc lâh 64 r’bhâu hécta. Coh đêêc, đhăm ơy choh k’nặ 2,5 r’bhâu héc ta, đhăm quy hoạch choh t’mêê lâh 61 r’bhâu héc ta. Tỉnh n’nâu công bhrợ cơ chế chính sách zooi pa dưr muy bơr râu tơơm zơ nươu cơnh sâm Ngọc Linh, Đẳng sâm, Ba kích bhrậu. Hân đhơ cơnh đêêc, t’cooh Trần Út, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp lâng pa dưr bhươl cr’noon tỉnh Quảng Nam xay moon, pazêng cơ chế, chính sách zooi xoọc đâu năc căh ơy choom pa dưr lứch chr’năp, căh ơy choom xay bhrợ liêm choom xa nay bh’rợ đoọng zư lêy pazêng zơ nươu chr’năp đhị Quảng Nam. Ngành ta đang moon tỉnh p’xoọng 30 râu zơ nươu ăt coh t’nooi vêy ng’zooi đoọng đoọng pa dưr đhanuôr lâng doanh nghiệp bhrợ t’bhưah đhăm choh lâng bhrợ têng pr’đươi tơợ tơơm zơ nươu:“Rơơm kiêng năc bhrợ t’vaih c’rơ t’mêê đoọng pa dưr liêm choom lâh mơ bh’rợ choh tơơm zơ nươu đhị tỉnh Quảng Nam. Tơợ đêêc năc k’đơơng, t’pâh apêê k’rong bhrợ ga măc, bhrợ t’vaih râu đơ chr’năp, pa têệt lâng đhanuôr đơơh loon choh tơơm zơ nươu dưr vaih muy c’lâng bh’rợ pa dưr tr’mông liêm choom lâh mơ coh ha y chroo.”

Tơợ bâc Nghị quyết âng HĐND tỉnh Quảng Nam ooy cơ chế, chính sách pa dưr tơơm zơ nươu, ting t’ngay vêy bấc doanh nghiệp ga măc, hợp tác xã bhrợ têng pazêng dự án ooy bh’rợ pa bhrợ, bhrợ têng zơ nươu. Vel đong đơc đoọng zên mơ 30 tỷ đồng coh zập c’moo đoọng zooi bhrợ têng pazêng dự án k’rong bhrợ, pa têêt choh pazêng râu tơơm zơ nươu. T’cooh Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam rơơm kiêng, pazêng cơ chế, chính sách n’nâu năc đơơh bơơn pa dưr râu liêm choom coh râu la lua, bhrợ pr’đơợ đoọng pa dưr râu chr’năp âng bh’rợ pa bhrợ lâng câl đươi pazêng râu zơ nươu chr’năp đhị vel đong:“Nâu đoo năc coh tr’nơơp a năm âng muy ngành công nghiệp pa dưr zơ nươu crâng k’coong vêy bâc râu liêm choom năc tỉnh Quảng Nam vêy bâc râu liêm choom. C’lâng pa dưr bha lâng, bhrợ t’vaih râu chr’năp liêm đoọng ha da ding k’coong coh ha y chroo dưr vaih zr’lụ choh tơơm zơ nươu. Xay bhrợ pa têệt bhlưa zr’lụ choh tơơm zơ nươu lâng pazêng doanh nghiệp, dưr vaih muy zr’lụ công nghiệp bhrợ têng zơ nươu. Nâu đoo năc muy ngành vêy bấc râu liêm choom lâng chr’năp ga măc pa bhlâng, ha dzợ manuyh đươi dua bha lâng năc đhanuôr coh zr’lụ da ding k’coong./.”

Trồng dược liệu dưới tán rừng: “cây thoát nghèo” thành “cây làm giàu”

Long Phi/ VOV miền Trung

Khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam sở hữu hệ sinh thái rừng tự nhiên phong phú để phát triển cây dược liệu dưới tán rừng. Địa phương này đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân và doanh nghiệp đầu tư trồng và chế biến các sản phẩm từ dược liệu. Trồng dược liệu dưới tán rừng: từ “cây thoát nghèo” trở thành “cây làm giàu” đối với đồng bào miền núi Quảng Nam.

Năm 2019, ông Bríu Hùng ở xã Lăng, huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tham gia chương trình hỗ trợ phát triển cây dược liệu tại địa phương. Được hỗ trợ 5 triệu đồng và từ nguồn vốn vay ưu đãi, ông Bríu Hùng xây dựng vườn ươm, trồng 2 héc ta cây Ba kích tím giống cung cấp cho người dân địa phương. Ông Bríu Hùng cho biết, cây Ba kích tím thực sự mang lại cuộc sống tốt hơn cho đồng bào Cơ tu, góp phần bảo tồn dược liệu quí của vùng cao Tây Giang:“Từ khi có Nghị quyết về hỗ trợ thì chúng tay xin vay vốn xây dựng trang trại này để nhân giống cây Ba kích cho địa phương, bảo vệ nguồn gen giống Ba kích đặc hữu. Chúng tôi cũng vận động người dân địa phương cùng trồng cây dược liệu. Hiện, người dân đã trồng rất rộng rãi, đây là cơ sở để xóa đói giảm nghèo tại địa phương.”

Từ năm 2003, huyện Tây Giang đã quy hoạch, sắp xếp bố trí diện tích trồng dược liệu và ban hành cơ chế chính sách phát triển cây dược liệu. Tận dụng diện tích đất rừng, đồi râm mát có sẵn, người dân trồng hàng trăm héc ta cây dược liệu như: Ba kích, Đẳng sâm, Sa nhân, Thảo quả... Cây dược liệu đã giúp đồng bào Cơ Tu nơi đây “đổi đời”. Già làng Bhríu Pố, thôn A Rớh, xã Lăng, huyện Tây Giang, người được nhiều người biết đến với biệt danh là “Vua Ba kích” của Quảng Nam. Hàng chục năm gắn bó với núi rừng và cây Ba kích, trăn trở lớn nhất của già làng Bhríu Pố là làm thế nào để giống cây quý hiếm này trở thành cây chủ lực giúp người dân địa phương thoát nghèo. Già Pố hy vọng, đồng bào mình sẽ có người trồng Ba kích giỏi hơn, số lượng nhiều hơn ông:“Thời gian qua, nếu mà không có cây Ba kích thì người dân địa phương khó có thể đổi đời được, xói được đói nghèo. Theo tôi, Ba kích là loại cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc, thời gian trồng đến chăm sóc không dài lắm, chỉ 3 năm thôi, năng suất thu hoạch thì cao.”

Tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt “Quy hoạch, bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030” với tổng diện tích trên 64 ngàn héc ta. Trong đó, diện tích đã trồng gần 2,5 ngàn héc ta, diện tích quy hoạch trồng mới trên 61 ngàn héc ta. Tỉnh này cũng ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển một số cây dược liệu gồm sâm Ngọc Linh, Đẳng sâm, Ba kích tím, Sa nhân tím. Tuy nhiên, ông Trần Út, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho rằng, các cơ chế, chính sách hỗ trợ hiện nay chưa thể phát huy hết giá trị, chưa xây dựng được giải pháp căn cơ để bảo tồn các loại dược liệu quý tại Quảng Nam. Ngành đề xuất tỉnh thêm 30 loại dược liệu nằm trong danh mục được hỗ trợ để khuyến khích người dân và doanh nghiệp mở rộng diện tích trồng và chế biến sản phẩm từ dược liệu:“Hi vọng rằng sẽ tạo được động lực mới để phát triển tốt hơn nữa lĩnh vực dược liệu tại tỉnh Quảng Nam. Qua đó sẽ thu hút được các nhà đầu tư lớn, hình thành các chuỗi giá trị, liên kết với người dân chủ động sản xuất cây dược liệu trở thành một hướng phát triển kinh tế tốt hơn trong tương lai.”

Từ nhiều Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế, chính sách phát triển cây dược liệu, ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn, hợp tác xã đầu tư các dự án vào lĩnh vực sản xuất, chế biến dược liệu. Địa phương dành nguồn kinh phí 30 tỷ đồng mỗi năm để hỗ trợ thực hiện các dự án hợp tác, liên kết sản xuất các loài dược liệu. Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam kỳ vọng, những cơ chế, chính sách này sẽ sớm phát huy hiệu quả trong thực tiễn, tạo nền tảng để phát triển chuỗi giá trị sản xuất lẫn tiêu thụ các loài dược liệu đặc hữu tại địa phương: “Đây chỉ là bước đầu của một ngành công nghiệp phát triển dược liệu thiên nhiên đầy tiềm năng mà tỉnh Quảng Nam vô cùng lợi thế. Hướng phát triển chủ đạo, tạo đột phát cho miền núi sắp tới sẽ là hình thành vùng nguyên liệu. Thực hiện gắn kết giữa vùng trồng nguyên liệu dược liệu với các doanh nghiệp, hình thành một cụm công nghiệp chuyên về sản xuất dược liệu. Đây là một ngành có tiềm năng và giá trị gia tăng rất lớn mà đối tượng hưởng lợi là người dân khu vực miền núi./.”

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC