Gia Lai: Râu tr’xăl liêm choom tơợ bh’rợ xa nay vel bhươl da ding ca coong
Thứ bảy, 09:27, 24/09/2022
Coh bâc ha nua, bơơn râu zooi đoọng âng Bộ Khoa học lâng Công nghệ, 14 dự án âng bh’rợ xa nay “ Zooi đoọng đươi dua, pa choom đoọng khoa học lâng công nghệ bhrợ pa dưr tr’mông tr’meh – pr’ăt tr’nơt vel bhươl d da ding ca coong, zr’lụ dha nuôr acoon coh cr’chăl 2016-2025” (moon pa đệ năc bh’rợ xa nay vel bhươl da ding ca coong) âi bơơn xay bhrợ đhị tỉnh Gia Lai. Apêê dự án âi zooi ha dưr trình độ bhrợ têng, bhrợ k’rơ p’têêt pa zum, đơơng chô bh’nơơn liêm choom kinh tế la lua ha đha nuôr lâng bhrợ tr’xăl pr’chăp bhrợ têng, pa chăp tươc pa dưr ha rêê đhuôch nhâm mâng.

Anoo Rơmah Hyoech, chr’val Ia Kly, chr’hoong Chư Prông năc muy cơh bâc pr’loọng ting pâh dự án “ Bhrợ pa dưr pr’đhang đươi dua râu liêm crêê khoa học công nghệ pa dưr cà phê” âng bh’rợ xa nay vel bhươl da ding ca coong tơợ c’moo 2019. Ting pâh dự án, a noo Hyoech bơơn pa choom ng’cơnh zư x’mir lêy pa zum lâng tưới c’bơơch ha 2 ha cà phê âng pr’loọng đong. Tươc đâu, nang cà phê âng pr’loọng đong đoọng pa chô lâh 5 tấn cà phê cr’liêng /c’moo, pa chô dâng 70 ưc đồng:“Pr’đhang bh’rợ âi zooi đoọng ha cu ooy c’bhuh n’coo tưới đac tr’dzôh c’bơơch đac, m’ma cà phê lâng phân bón. Acu lêy bơơn c’bơơch bâc bh’rợ zư x’mir lêy công cơnh phân bón; nang cà phê dưr pâ, padưr liêm tơợ bêl đươi dua pr’đhang bh’rợ n’nâu.”

Pr’loọng đong a moó Đinh H’Man, vel Hvăc, chr’val Ayun, chr’hoong Chư Sê năc pr’loọng bơơn chính quyền vel đong zooi đoọng tr’xăl tơơm chr’noh căh liêm dzang choh a bhoo Mỹ. Tơợ bêl bơơn chơơih ting pâh pr’đhang choh abhoo, pr’loọng đong amoó Đinh H’Man âi bơơn zooi ddoọng m’ma t’mêê pa zum lâng cr’chăl choh bhrợ tợơ bêl choh m’ma pa tươc bêl đêêh pay. Công ting Đinh H’Man, hân choh tươc, a moó vêy pa choom đoọng bh’rợ choh lâng zư x’mir lêy abhoo Mỹ ha đha nuôr coh vel:“Đong cu vêy choh arong n’đhang tu k’tiêc joọm tu cơnh đêêc zêng u xrăh, n’đăh chr’val công zooi đoọng m’ma lâng phân bón, pa choom đoọng ng’cơnh choh bhrợ a bhoo tu cơnh đêêc azi pa bhlâng bhui har tu abhoo dưr liêm, công k’noọ choom ă đêêh pay. Hâng bhlâng.”

Bh’rợ xa nay vel bhươl da ding xooc bhrợ t’vah đợ râu tr’xăl liêm cơnh lâng râu pa dưr tr’mông tr’meh – pr’ăt tr’nơt âng apêê zr’lụ dzợ zr’năh k’đhap, pa bhlâng năc zr’lụ ch’ngai bha dăh, zr’lụ đha nuôr acoon coh đhị Gia Lai. Ting t’cooh Nguyễn Văn Hợp, Trưởng phòng Nông nghiệp lâng Pa dưr vel bhươl chr’hoong Chư Sê, apêê pr’đhang bh’rợ đươi dua lâng apêê bh’rợ pa choom đoọng khoa học  lâng công nghệ coh bh’rợ nông –lâm nghiệp r’dợ bhrợ t’vaih râu tr’xăl c’năl âng đha nuôr coh bhrợ têng, chroi đoọng yêm têêm pr’ăt tr’mông đha nuôr lâng tr’mông tr’meh – pr’ăt tr’nơt zr’lụ dự án:“Apêê khoa học bơơn đha nuôr đơp pay, âi tr’xăl bơơn kỹ thuật bhrợ têng tơợ căh đươi dua khoa học năc nâu câi âi năl đươi dua khoa học kỹ thuật, năl choh muy tơơm a bhoo. Choh k’tang băn c’rooc lâng pa dưr apêê tơơm z’nươu.”

Xooc, Gia Lai âi lâng xooc xay bhrợ 14 dự án âng Bh’rợ xa nay zooi đoọng đươi dua, pa choom đoọng râu liêm choom âng khoa học lâng công nghệ bhrợ pa dưr tr’mông tr’meh – pr’ăt tr’nơt vel bhươl, da ding ca coong, zr’lụ đha nuôr acoon coh cr’chăl 2016-2025, cơnh lâng pa zêng zên lâh 99 tỷ đồng. Apêê dự án âi bơơn xay bhrợ 38 pr’đhang bh’rợ đhị apêê vel đong; zooi đoọng pa choom đoọng 79 quy trình công nghệ, apêê quy trình năc apêê liêm crêê khoa học kỹ thuật bơơn đươi dua coh bhrợ têng chroi đoọng pa dưr tr’mông tr’meh pr’ăt tr’nơt đhị zr’lụ ch’ngai bha dăh, zr’lụ đha nuôr coon coh. T’cooh Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Khoa học lâng Công nghệ tỉnh Gia Lai đoọng năl:“Dhị bh’rợ xa nay n’nâu, đha nuôr xang bêl xay bhrợ apêê pr’đhang đươi dua apêê liêm crêê khoa học kỹ thuật năc zêng đơơng chô bh’nơơn liêm choom t’piing lâh đhr’niêng choh bhrợ l’lăm a hay, bơơn đha nuôr mr’cơnh ting pâh bhrợ pa dưr. Đhị đêêc đha nuôrr acoon coh vêy bơơn râu pa chô dưr dal r’dợ lâng yêm têêm tr’mông tr’meh.”

Apêê pr’đhang bh’rợ dự án vel bhươl da ding ca coong đhị Gia Lai tr’nơơp âi padưr bh’nơơn, la lua bhrợ tr’xăl c’năl, cơnh bhrợ âng đha nuôr. Cơnh lâng zr’lụ đha nuôr acoon coh coh tỉnh, bh’rợ xa nay âi zooi apêê kỹ thuật bơơn đươi dua bhưah ga măc, bơơn pa dưr pr’đơợ âng Gia Lai coh bh’rợ ha rêê đhuôch./.

Gia Lai: Chuyển biến tích cực

 từ chương trình nông thôn miền núi

PV Hoàng Quy

Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, 14 dự án thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2025”(gọi tắt là chương trình nông thôn miền núi) đã được triển khai thực hiện tại tỉnh Gia Lai. Các dự án đã giúp nâng cao trình độ sản xuất, đẩy mạnh liên kết, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân và làm thay đổi tư duy sản xuất, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.

Anh Rơmah Hyoech (đọc là Rơ Manh Hoách) xã Ia Kly, huyện Chư Prông là một trong những hộ dân tham gia dự án “xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển cà phê” thuộc chương trình Nông thôn Miền núi từ năm 2019. Tham gia dự án, anh được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc kết hợp tưới tiết kiệm cho 2ha cà phê của gia đình. Đến nay, vườn cà phê của gia đình cho thu nhập bình quân trên dưới 5 tấn cà phê nhân/năm, lãi khoảng 70 triệu đồng:“Mô hình đã hỗ trợ cho tôi về hệ thống ống nhỏ giọt tiết kiệm nước, giống cà phê và phân bón. Tôi thấy tiết kiệm được rất nhiều công chăm sóc cũng như phân bón; vườn cà phê sinh trưởng, phát triển tốt từ khi áp dụng mô hình này.” 

Gia đình chị Đinh H’man, làng Hvắc, xã Ayun, huyện Chư Sê là hộ được chính quyền địa phương hỗ trợ chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang trồng bắp Mỹ. Từ khi được chọn tham gia mô hình trồng bắp, gia đình chị Đinh H’man đã được hỗ trợ giống mới kết hợp với quy trình canh tác tiên tiến từ khi xuống giống cho đến khi thu hoạch. Cũng theo Đinh’man, vụ mùa tới, chị sẽ truyền đạt kỹ thuật trồng và chăm sóc bắp Mỹ cho bà con trong làng:Nhà mình có làm mì rồi nhưng do đất gần nước  nên mì thì hay chết, bên xã cũng hỗ trợ giống với lại phân bón và hướng dẫn kỹ thuật để trồng bắp  nên chúng tôi cũng rất là vui vì bắp lên tốt, cũng sắp chuẩn bị thu rồi nên gia đình rất là vui”

Chương trình nông thôn miền núi đang tạo ra những chuyển biến tích cực đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của những vùng còn khó khăn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Gia Lai. Theo ông Nguyễn Văn Hợp - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Sê, các mô hình ứng dụng và các hoạt động chuyển giao  tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp dần tạo ra sự thay đổi nhận thức của người dân trong canh tác, góp phần ổn định dân sinh và kinh tế - xã hội vùng dự án:“Các tiến bộ khoa học được người dân tiếp nhận, tiếp thu, đã thay đổi được căn bản kỹ thuật canh tác từ lạc hậu không áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật, biết trồng thâm canh cây ngô, trồng cỏ nuôi bò  và phát triển các loại cây dược liệu”

Hiện, Gia Lai đã và đang triển khai 14 dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2025, với tổng kinh phí trên 99 tỷ đồng. Các dự án đã triển khai được 38 mô hình tại các địa phương; hỗ trợ chuyển giao 79 quy trình công nghệ, các quy trình là các tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất góp phần phát triển kinh tế xã hội tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai cho biết:“Thông qua chương trình này, người dân sau khi triển khai các mô hình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thì đều mang lại hiệu quả cao hơn so với tập tục canh tác trước đây, được người dân đồng thuận, ủng hộ và tiếp tục duy trì để phát triển. Qua đó người đồng bào dân tộc thiểu số sẽ đảm bảo được nguồn thu nhập tăng thêm và ổn định được kinh tế”

Các mô hình thuộc dự án nông thôn miền núi tại Gia Lai đã bước đầu phát huy hiệu quả, thực sự làm thay đổi nhận thức, cách làm của người nông dân.  Với vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh, chương trình đã giúp các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng thêm rộng rãi, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của Gia Lai ở lĩnh vực nông nghiệp./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC