PA DƯR CHR’NĂP HA ROO CHA NEH ĐHỊ ĐẮK LẮK
Thứ hai, 10:56, 24/06/2024 H'Xiu-VOVTN H'Xiu-VOVTN
Jưah lâng cà phê, sầu riêng, a moọt, ha roo cha neh cung nắc pr’đươi vêy bấc pr’đơợ liêm choom âng tỉnh Đắk Lắk Đhơ cơnh đêêc, cha neh đơơng chr’năp Đắk Lắk dzợ la leh, pa câl tỵ cha neh cơnh c’xu a năm.

 

 

Pa xang hân noo ha ọt ha pruốt c’moo đâu, Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Nhật Minh, chr’val Bình Hòa, chr’hoong Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk ơy pa chô bh’nơơn 3.600 tấn ha roo, bh’nơơn 15% t’ping lâng c’moo hay. T’cooh Nguyễn Văn Tưởng, Giám đốc Hợp tác xã đoọng năl, tơợ lâh 4 c’moo pa zay bhrợ têng, pa dưr chr’năp “Cha neh Krông Ana” ơy bơơn chứng nhận nắc pr’đươi OCOP 4 sao. Đhơ cơnh đêêc, 90% ha roo âng HTX bhrợ têng năc dzợ pa câl tỵ cha neh cơnh c’xu a năm ting chr’năp thị trường. Ting cơnh t’cooh Tưởng, dưr vaih đhr’năng nâu nắc tu pr’đơợ c’rơ bhrợ têng dzợ đhur: “Xoọc đâu đhị Hợp tác xã xoọc căh ơy vêy zên k’rong bhrợ bhiệc pa gooh. Apêê công nghệ lò pa gooh coh đâu căh liêm pr’đơợ tu cơnh đêêc nắc bhrợ bil rau đh’hum yêm âng cha neh, cr’liêng cha neh griing. Tu cơnh đêêc HTX xoọc bhrợ têng lâng bhiệc pa gooh ar p’răng, đơc coh grăng lâng xay r’dợ”.

Ting cơnh t’cooh Nguyễn Văn Tưởng, đhơ vêy bơr pêê đơn hàng bhrợ têng bấc ha dợ nắc căh zập c’rơ nắc Hợp tác xã căh pân đớp. Nâu cung nắc đhr’năng za zưm đhị chr’hoong Krông Ana, muy coh pazêng zr’lụ choh ha roo bấc bhlầng âng tỉnh Đắk Lắk. Lâng k’nặ 6.000 ha ha roo hân noo ha ọt ha pruốt, chr’hoong Krông Ana pa chô k’nặ 40.000 tấn ha roo. Ha dợ, prang chr’hoong nắc vêy mơ 10 cơ sở xát ha roo cha neh lâng công suất tơợ 8-14 tấn/t’ngay lâng 40 cơ sở xát k’tứi. Coh đợ nâu, nắc vêy 1 cơ sở vêy máy pa gooh lâng 28 cơ sở dây chuyền bhrợ t’liir lâng ra pặ. Tu cơnh đêêc, pazêng nức bhrợ liêm choom xát ha roo âng zập pr’loọng đong, căh zập c’rơ đoọng bhrợ têng apêê đơn hàng ga mắc.

Mr’cơnh lâng đêêc, đhị chr’hoong Lắk, đhăm choh ha roo zập c’moo bơơn lâh 13.000 ha, ha dợ pazêng chr’hoong nắc vêy mơ 10 tấn/t’ngay lâng k’nặ 80 cơ sở k’tứi bhrợ têng coh pr’loọng đong. Tu cơnh đêêc, pazêng ha roo cha neh bhrợ têng đhị vel đong zêng pa câl t’mêê đoọng ha thương lái. Anoo Nguyễn Văn Tình, thương lái k’rong câl ha roo đhị chr’hoong Lắk đoọng năl: “Cr’chăl c’moo đăn đâu nắc apêê tơợ miền Tây đấc câl lâng pa dzoóc chr’năp ha roo cha neh âng Đắk Lăk z’zăng. Đhr’năng lalua năc dhanuôr pa câl t’mêê đoọng ha pêê tỉnh miền Tây nắc vêy pr’đơợ bhrợ têng lâng máy móc liêm buôn lâh mơ”.

Anoo Y Suk Ênuôl, ặt đhị vel Buôn Tría, chr’val Buôn Tría, chr’hoong Lắk đoọng năl, pazêng c’moo đăn đâu chr’năp pa câl ha roo cha neh chroi k’rong pa chô thu nhập tệêm ngăn đoọng ha pêê pr’loọng choh ha roo. Ha dang vêy đong mát xát ha roo, bhrợ têng đhị đâu nắc chr’năp ha roo dal lâh: “Nâu kêi ha roo nắc đhanuôr pa câl t’mêê zêng, bhiệc âng đơơng nắc lưch k’rong pazêng, tu cơnh đêêc xoót pay cung đâh, c’lâng đơơng nắc bê tông, đhơ đhơ đhị cung vêy c’lâng liêm buôn đoọng âng đơơng ha roo. Đhanuôr rơơm vêy đong máy k’rong câl ha roo đhị chr’val đoọng buôn pa câl lâh”.

Zập c’moo, tỉnh Đắk Lắk bhrợ têng têệm ngăn lâh 100.000 héc ta ha roo, bơơn đợ bấc mơ 800.000 tấn. T’cooh Trần Trọng Lưu, Trưởng phòng k’đhợợng lêy Thương mại, Sở Công thương Đắk Lăk đoọng năl: Xoọc đâu, vel đong ơy bhrợ bơr pêê chr’năp tr’haanh ooy cha neh ha roo âng apêê doanh nghiệp k’tứi lângg glặp, k’rong đhị apêê chr’ho ong Lắk, Krông Ana, Krông Pắc, Ea Kar, Ea Súp ha dợ đợ bấc căh ơy. Tước nâu kêi, tỉnh dzợ vêy dự án n’đoo k’rong đăh bhrợ têng ghit liêm bh’nơơn ha roo cha neh. Bấc đợ ha roo âng Đắk Lắk nắc bơơn bhrợ têng xang pa câl đoọng ha pêê thương lái, căh ơy vêy rau pa têệt pa zưm bhrợ têng – thị trường. Cung ting cơnh t’cooh Lưu, tỉnh Đắk Lắk ơy pa căh Kế hoạch cơ cấu cớ ngành nông nghiệp âng tỉnh cr’chăl 2021 – 2025 lâng Đề án pa dưr ngành công nghiệp bhrợ têng đhậu bhưah, ghit liêm, pa dưr công nghiệp zooi cấp tỉnh cr’chăl 2021 – 2025, t’hước tước c’moo 2035, coh đêêc năl ghit ha roo cha neh nắc pr’đươi bha lầng âng tỉnh: “Zập c’moo tỉnh nắc bhrợ t’nooi t’đang đong k’rong bhrợ, coh đêêc vêy dự án đăh bhrợ têng ha roo cha neh cung cơnh zập chr’noh chr’bêệt crêê tước pr’đơợ k’rơ âng tỉnh. Đh’rưah lâng đêêc, ngành công thương cung xay bhrợ Đề án “bhrợ têng ghit liêm apêê bh’nơơn chr’noh lâng công nghiệp phụ trợ, cr’chăl 2021 – 2025 t’hước tước c’moo 2030”, k’rong t’đang k’rong bhrợ cung cơnh zooi apêê doanh nghiệp lâng apêê cơ sở bhrợ têng dự án”.

Lâng c’lâng bh’rợ nâu, tỉnh Đắk Lắk rơơm nắc vêy apêê đong máy ga mắc bơơn bhrợ têng đhị apêê zr’lụ choh ha roo bha lầng. Tơợ đêêc, choom bhrợ têng zập mặt hàng ha roo cha neh, pa dưr dal bh’nơơn, t’hước tước xuất khẩu, chroi k’rong t’bhlầng bh’nơơn bhrợ têng lâng pa dưr ha roo cha neh đanh mâng đhị vel bhươl./.

NÂNG CAO GIÁ TRỊ SẢN PHẨM LÚA GẠO TẠI ĐẮK LẮK

Cùng với cà phê, sầu riêng, hồ tiêu, lúa gạo cũng là sản phẩm có nhiều tiềm năng, lợi thế của tỉnh Đắk Lắk. Tuy vậy, sản phẩm gạo mang thương hiệu Đắk Lắk vẫn còn nhỏ lẻ, chủ yếu “xuất thô”. Vấn đề chế biến sâu sản phẩm lúa gạo đã được đặt ra từ nhiều năm nhưng các doanh nghiệp nơi đây vẫn chưa tìm ra lời giải cho vấn đề nguồn lực.

Kết thúc vụ đông xuân năm nay, Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Nhật Minh, xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk thu hoạch được 3.600 tấn lúa, năng suất tăng 15% so với năm trước. Ông Nguyễn Văn Tưởng, Giám đốc Hợp tác xã cho biết, sau 4 năm nỗ lực xây dựng thương hiệu, “Gạo Krông Ana” đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Tuy nhiên, 90% lúa do HTX sản xuất vẫn phải bán thô cho thương lái theo giá thị trường. Theo ông Tưởng, nguyên nhân chính là năng lực chế biến còn rất hạn chế: “Hiện tại HTX chưa có kinh phí đầu tư dây chuyền sấy. Các công nghệ lò sấy ở đây chưa đạt tiêu chuẩn cho nên sấy sẽ làm mất đi mùi thơm của gạo, hạt gạo sẽ bị sượng, cứng. Cho nên HTX đang thực hiện bằng phương pháp phơi nắng, phơi khô, lưu kho và xay dần”.

Theo ông Nguyễn Văn Tưởng, mặc dù có một số đơn hàng sản xuất quy mô lớn nhưng do chưa đủ “sức” nên HTX không dám nhận. Đây cũng là tình hình chung ở huyện Krông Ana, một trong những vựa lúa lớn của tỉnh Đắk Lắk. Với gần 6.000 ha lúa vụ đông xuân, huyện Krông Ana thu hoạch gần 40.000 tấn lúa. Thế nhưng, toàn huyện chỉ có 10 cơ sở xay xát lúa gạo với công suất từ 8 – 14 tấn/ngày và 40 cơ sở xay xát nhỏ. Trong số này, chỉ có 1 cơ sở có máy sấy và 28 cơ sở có dây chuyền đánh bóng, phân loại. Do đó, hầu hết chỉ đáp ứng nhu cầu xay xát của các hộ gia đình, chưa đủ khả năng sản xuất các đơn hàng lớn.

Tương tự, tại huyện Lắk, diện tích trồng lúa nước hằng năm đạt hơn 13.000 ha, nhưng toàn huyện chỉ có 2 cơ sở xay xát gạo công suất khoảng 10 tấn/ngày, và gần 80 cơ sở quy mô nhỏ phục vụ gia đình. Vì vậy, hầu hết lúa gạo sản xuất tại địa phương đều bán tươi cho thương lái. Anh Nguyễn Văn Tình, thương lái thu mua lúa tại huyện Lắk cho biết: “Mấy năm trở lại đây thì thương buôn miền Tây vào đây thì cũng đưa giá lúa gạo của Đắk Lắk lên rất nhiều. Thực tế thì người ta lại bán tươi để xuất về các tỉnh miền Tây thì có điều kiện máy móc tốt hơn”.

Anh Y Suk Ênuôl, ở thôn Buôn Tría, xã Buôn Tría, huyện Lắk cho rằng, những năm gần đây giá lúa cao góp phần mang lại thu nhập ổn định cho các hộ trồng lúa. Nhưng nếu có nhà máy xay xát, chế biến tại chỗ thì giá trị từ cây lúa sẽ cao hơn nhiều: “Bây giờ làm lúa là dân họ bán tươi hết, việc vận chuyển thì khoán hết rồi nên thu hoạch cũng nhanh, đường xá thì bê tông hóa, chỗ nào cũng có đường bờ bao để dễ vận chuyển lúa. Người dân mong muốn có nhà máy thu mua lúa ngay tại xã mình để bà con dễ bán hơn”.

Mỗi năm, tỉnh Đắk Lắk sản xuất ổn định trên 100.000 ha lúa, sản lượng ước đạt 800.000 tấn. Ông Trần Trọng Lưu, Trưởng phòng Quản lý Thương mại, Sở Công Thương Đắk Lắk cho biết: Hiện, địa phương đã hình thành một số thương hiệu lúa gạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung ở các huyện Lắk, Krông Ana, Krông Pắc, Ea Kar, Ea Súp nhưng sản lượng còn khiêm tốn. Đến thời điểm này, tỉnh vẫn chưa có dự án nào đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu sản phẩm lúa gạo. Phần lớn sản lượng lúa của Đắk Lắk chỉ được sơ chế thô rồi xuất bán cho thương lái, chưa có sự kết nối giữa sản xuất - chế biến - thị trường. Cũng theo ông Lưu, tỉnh Đắc Lắc đã ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021-2025 và Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến chuyên sâu, phát triển công nghiệp hỗ trợ cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2035, trong đó xác định lúa gạo là sản phẩm chủ lực của tỉnh: “Hàng năm tỉnh sẽ xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư, trong đó có dự án về chế biến lúa gạo cũng như các loại nông sản có liên quan thế mạnh của tỉnh. Song song với đó, ngành công thương cũng triển khai Đề án “Chế biến sâu các sản phẩm nông sản và công nghiệp phụ trợ, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, tập trung kêu gọi đầu tư cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp và các cơ sở triển khai thực hiện dự án”.

Với định hướng này, tỉnh Đắk Lắk kỳ vọng sẽ có các nhà máy lớn được xây dựng tại các vùng trồng lúa trọng điểm. Qua đó, có thể chế biến sâu mặt hàng lúa gạo, nâng cao chất lượng, hướng đến xuất khẩu, góp phần tăng hiệu quả sản xuất và phát triển lúa gạo bền vững tại địa phương./.

H'Xiu-VOVTN

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC