Pân đil da ding ca coong Nam Giang: Z’lâh k’đhap pa dưr ca van
Thứ hai, 16:03, 11/07/2022
Đhị apêê chr’hoong da ding ca coong tỉnh Quảng Nam ting t’ngay ting bấc apêê pân đil z’lâh k’đhap pa dưr ca van đoọng ha pr’loọng đong đay lâng chroi k’rong ooy bh’rợ ha dưr za zưm âng vel bhươl. Lâng pazêng cr’noọ bh’rợ pa dưr kinh tế cơnh choh crâng, choh tơơm cha p’lêê, băn a tưch, a đha, a’ọc tăm… đơơng chô bh’nơơn zập c’moo tước k’ah riêng ức đồng, apêê a moó năc ơy moon ghit c’rơ chr’năp âng c’la đay cơnh lâng pr’loọng đong lâng xã hội.

C’moo 1999, tơợ chr’val La Dê, amoó Blup Út ting k’diic chô ooy chr’val La Êê, chr’hoong da ding ca coong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Nâu đoo năc bơr chr’val ch’ngai bha dăh, k’đhap k’ra bhlầng âng chr’hoong Nam Giang, đhanuôr năc zêng ma nuyh acoon coh Cơ Tu, Ve, Tà Riềng ặt ma mông, tr’mông tr’meh năc g’nưm tơợ ha rêê đơ bhlầng. Ặt đong lalay lâng tr’pang têy ga gooh, a moó pa chăp xơợng xang năc xay  lâng k’diic chêêc lêy cơnh bhrợ têng cha đoọng z’lâh đha rựt. Xọoc tơợp, amoó vặ zên tơợ Ngân hàng Chính sách xã hội câl 1 cặp a’ọc m’ma chô băn, đh’rưah năc zêệg alăc đoong vêy bh’năn ha ọc. Tơợ zên vêy k’miah đơc, a moó băn t’bấc tước 15 xang lang năc 20 p’nong. Bêl đêêc, c’lâng p’rang zr’lụ ca noong k’tiếc lướt ra vech lưm bấc k’đhap k’ra, amoó năc lươt dzung toong t’ngay tước trung tâm chr’hoong, guy hàng tạp hóa đấc chr’val La Êê pa câl t’bơơn zên lời. Amoó dzợ p’loon bhrợ ruộng ha rêê đoọng vêy cha neh pa câl, xang năc băn pa xoọng a tưch, a đha, pêch a bóc băn a xiu. T’ngay cung cơnh ha dưm, amoó pa zay bhrợ têng đoọng t’bơơn zên. Đọong t’bhưah bh’rợ bhrợ têng cha, a moó Blup Út vặ zên tơợ Ngân hàng Chính sách xã hội 100 ức đồng, k’rong bhrợ c’rọol  bh’năn đoọng nhâm mâng, băn t’bấc a’ọc lâng choh 20 r’bhầu tơơm keo coh zr’lụ k’tiếc đăh bôl họong đong. Z’lâh k’đhap zr’năh xoọc tr’nơợp, xọoc đâu diic điêl amoó năc ơy vêy coh têy cr’noọ bh’rợ têng cha vêy pa chô lâh 200 ức đồng zập c’moo. Amoó Blup Út đoọng năl, đươi vêy pa zay bhrợ têng, pa choom ta mooh bấc tơợ năc nâu kêi pr’ặt tr’mông âng pr’loọng đong amoó ơy têệm ngăn: “C’moo 1999 acu bơơn k’diic chô ooy La Dê, cr’chăl đêêc pr’ặt tr’mông 2 diic điêl k’đhap zr’năh pa bhlầng. Mơ chu chô lưm đong amế ma, coh loom h’mêch ca coon, coh họong guy bhặ hàng hóa cơnh mì tôm, hot đhạ đoọng chô pa câl pay lời. Đhanuôr vêy cha neh năc cu xăl lâng mì tôm, hot đhạ đoọng zêệ a lăc, băn a’ọc. C’la cu cung pa zay bhrợ bấc bh’rợ lơơng, tơợ bhrợ ha rêê, bhrợ ruộng tông tước băn a tưch, a đha. Tước nâu kêi pr’loọng đong zi đhơ căh mơ pr’loọng lơơng ha dợ năc cung vêy rau cha, apêê p’niên cung vêy zên đoọng học hành ta nih liêm.”

        Cung cơnh amoó Blup Út, tơợ p’niên, pr’ặt tr’mông âng a moó A rất Ghia ặt đhị chr’val Chà Vàl, chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam pa têệt lâng pazêng t’ngay c’xêê pa bhrợ ta têng zr’năh k’đhap, toong t’ngay ặt bhrợ coh ha rêê. Tươc c’moo bơơn k’diic, cr’van chr’năp bhlầng âng pr’loọng đong năc 2 bêệ gọ zêệ ch’na lâng 1 gọc zệê đác a năm. T’ngay năc bhrợ têng ha rêê ha lai, ha dưm năc p’loon taanh adin đoọng t’bơơn zên băn ca coon. Rơơm đâh z’lâh đha rựt, c’moo 2022, amoó vặ 10 ức đồng zên zooi đăh Hội Pân đil đoọng k’rong zệ alăc lâng băn a’ọc. Căh lâh năl, bấc chu a moó zêệ alăc khía năc lơi lưch.  Tơợ bấc chu cơnh đêêc,, amoó Ghia ting pa zay lâh mơ. R’dợ, a moó ơy năl cơnh câl piêng, zêệ alăc yêm. Amoó dzợ pay m’bhăh a lăc lâng rơ veh coh bhươn băn a’ọc. Chroi k’rong zên tr’bứi, a moó năc k’rong câl  máy xát ha roo, ta bhưah c’rọol bh’năn, pêch a boc băn axiu, băn a tưch a đha lâng choh crâng… Xọoc đâu, pr’loọng đong a moó ơy vêy bh’nơơn pa chô zăng têệm ngăn tơợ 100-200 ức đồng zập c’moo. Amoó Ghia bhui har: pr’loọng đong nâu kêi năc ơy vêy rau cha, rau đơc, 2 p’nong coon cha học ta nih liêm: “Lalăm a hay pr’ặt tr’mông zr’năh pa bhlầng. Bhrợ têng ha rêê zr’năh k’đhap ha dợ căh zập cha, ha ul prang c’moo. Xọoc dâu, pr’ặt tr’mông ơy ta clơ, đhơ căh xưa bấc cơnh pân lơơng năc cung doó lâh k’đhap đha rựt, vêy rau cha rau xập, đong xang nhâm mâng. Pa bhlầng, vêy coon ting zooi apêê a đhi amoó lơơng ting z’lâh k’đhap zr’năh.”

        Pa căn A rất Thị Hoa, Chủ tịch K’bhuh pâl đil chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, đhị chr’hoong da ding ca coon nâu, vêy lâh 100 pân đil tơợp bhrợ têng cha vêy pa chô bh’nơơn dal. Apêê cr’noọ bh’rợ  bhươn crâng vêy ha dưr liêm lâng bhrợ ta bhưah, zooi bấc a đhi amoó pa chô bh’nơơn 200-300 ức đồng zập c’moo. Pazêng c’moo hay, K’bhuh pân đil chr’hoong Nam Giang t’bhlầng apêê bh’rợ “pân đil tr’zooi bhrợ têng cha”, pa zưm lâng Ngân hàng Chính sách xã hội đoọng ha pêê amoó vặ zên t’đui đoọng bấc tước k’zệt tỷ đồng; bhrợ t’vaih lâh 100 tổ vặ zên pa đhiêr, câu lạc bộ pân đil pa dưr bhrợ têng cha, k’bhuh k’bơch zên vặ lâng apêê k’bhuh taanh adin, ơy zooi a đhi amoó pa xoọng bh’nơơn tơợ 500.000-1,5 ức đồng zập c’xêê. Pa căn A rất Hoa, Chủ tịch K’bhuh pâl đil chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, tơợ bh’rợ nâu, chr’năp k’er da dô bhlưa apêê a đhi amoó ting pa dưr k’rơ lâh mơ đhị bêl lưm k’đhap zr’năh: “Xọoc đâu, ađhi a moó pân đil chr’hoong Nam Giang ơy năl z’lâh đha rựt, bhrợ pa dưr ca van coh đhăm k’tiếc âng vel đong đay. Coh vel đong chr’hoong Nam Giang ơy leh bấc pân đil choom bhrợ têng cha. Jưah lâng đêêc, apêê amoó dzợ zooi apêê hội viên đha rựt lơơng đoọng đh’rưah z’lâh đha rựt, pa dưr pr’loọng đong k’bhộ ngăn, bhui har, chroi k’rong ooy bh’rợ pa xiêr đha rựt đanh mâng âng vel đong.”/.

Phụ nữ vùng cao Nam Giang: vượt khó làm giàu

                                                                   PV VOV Miền Trung

Tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, ngày càng có nhiều điển hình phụ nữ vượt khó vươn lên, làm giàu cho gia đình và đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương. Với những mô hình phát triển kinh tế như trồng rừng, trồng cây ăn quả, nuôi gà, vịt, heo bản địa,…cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng, các chị đã khẳng định được vai trò của bản thân đối với gia đình và xã hội.

Năm 1999, từ xã La Dê, chị Blúp Út khăn gói theo chồng về xã La Êê, huyện vùng cao Nam Giang, tỉnh Quảng Nam làm dâu. Đây là hai xã xa xôi, khó khăn nhất của huyện Nam Giang, người dân hầu hết là đồng bào Cơ Tu, Ve- Tà Riềng, đời sống phụ thuộc vào nương rẫy. Ra riêng với 2 bàn tay trắng, chị trăn trở, suy nghĩ rồi bàn với chồng tìm cách làm kinh tế để thoát nghèo. Ban đầu, chị vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội mua 1 cặp heo giống về nuôi, đồng thời, nấu rượu để tận dụng nguồn thức ăn cho heo. Từ nguồn vốn tích lũy được, chị tăng đàn heo lên 15 rồi 20 con. Hồi đó, đường sá vùng biên đi lại khó khăn nhưng chị vẫn đi bộ cả ngày đường về tận trung tâm huyện, gùi hàng tạp hóa lên xã La Êê bán kiếm lời. Chị còn tranh thủ thời gian làm ruộng để có gạo bán, rồi nuôi thêm gà, vịt, đào ao thả cá. Ngày cũng như đêm, chị tận dụng mọi thời gian để làm lụng kiếm thêm thu nhập. Để mở rộng việc làm ăn, chị Blúp Út vay Ngân hàng Chính sách xã hội thêm 100 triệu đồng, đầu tư làm chuồng trại kiên cố, mở rộng đàn heo và trồng 20 ngàn cây keo trên vùng đất đồi phía sau nhà. Vượt qua những khó khăn ban đầu, hiện vợ chồng chị đã có trong tay mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập mỗi năm hơn 200 triệu đồng. Chị Blúp Út cho biết, nhờ sự cần cù, chịu khó, làm bất cứ việc gì để phát triển kinh tế nên gia đình chị đã có cuộc sống ổn định như hôm nay:“Năm 1999, tôi về làm dâu ở xã La Dê, thời gian đó cuộc sống 2 vợ chồng rất khó khăn. Mỗi lần về thăm nhà ngoại, đằng trước tôi cõng con  sau lưng cõng thêm ít hàng hóa như mì tôm, thuốc lá để lên bán kiếm lời. Bà con có gạo thì mình đổi mì tôm, thuốc lá lấy gạo để nấu rượu, nuôi heo. Rồi bản thân mình làm thêm nhiều việc, từ làm nương rẫy, làm ruộng rồi nuôi heo, gà, vịt. Đến nay, kinh tế gia đình dù không bằng nhiều hộ khác nhưng 2 vợ chồng tự lập làm nên cũng ổn định, con cái được học hành tử tế.”

Cũng như chị Blúp Út, từ nhỏ, cuộc sống chị A Rất Ghia ở xã Chà Vàl, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam gắn liền với những chuỗi ngày lao động vất vả trên nương rẫy. Đến tuổi lấy chồng, tài sản lớn nhất của gia đình cũng chỉ có 2 chiếc nồi và 1 cái ấm đun nước. Ban ngày lên nương rẫy, tối đến chị lại tranh thủ dệt vải thổ cẩm kiếm thêm tiền nuôi con. Mong sớm thoát nghèo, năm 2002, chị mạnh dạn vay 10 triệu đồng vốn hỗ trợ thông qua kênh Phụ nữ để đầu tư nấu rượu và nuôi heo. Thiếu kiến thức và kinh nghiệm, nhiều lần chị nấu rượu bị khê, cháy phải bỏ cả nồi. Sau những lần như vậy, chị Ghia càng quyết tâm hơn, mày mò, học hỏi thêm. Dần dần, chị biết cách chọn men, nấu rượu sao cho ngon. Chị còn tận dụng bã rượu và rau cỏ trong vườn, nuôi thêm heo. Tích góp được ít vốn, chị đầu tư mua máy xát lúa, mở rộng chuồng trại, đào ao nuôi cá, gà, vịt, trồng rừng... Hiện, gia đình chị có nguồn thu ổn định từ 100 đến 200 triệu đồng mỗi năm. Chị Ghia phấn khởi: gia đình chị giờ đã có của ăn của để, 2 con được học hành đến nơi đến chốn: “Trước đây cuộc sống khó khăn lắm. Làm rẫy vất vả mà không đủ ăn, đói quanh năm. Hiện tại, cuộc sống mặc dù không dư giả nhưng cũng đỡ hơn, có cái ăn, cái mặc, có nhà cửa kiên cố. Đặc biệt, có điều kiện giúp chị em, bà con trong thôn đỡ được phần nào khó khăn.”

Bà Arất Thị Hoa, Chủ tịch Hội LHPN huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, tại huyện vùng cao này, có hơn 100 phụ nữ khởi nghiệp, làm kinh tế hiệu quả mang lại nguồn thu đáng kể gia gia đình. Các mô hình kinh tế VACR, trồng rừng được phát triển và nhân rộng, giúp nhiều chị có thu nhập mỗi năm từ 200 đến 300 triệu đồng. Những năm qua, Hội LHPN huyện Nam Giang đẩy mạnh phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tín chấp cho chị em vay nguồn vốn ưu đãi hàng chục tỷ đồng; xây dựng hơn 100 tổ góp vốn quay vòng, câu lạc bộ phụ nữ phát triển kinh tế, tổ tiết kiệm tín dụng và các nhóm dệt thổ cẩm truyền thống, giúp chị em có thêm thu nhập từ 500.000 – 1,5 triệu đồng/tháng. Bà Arất Thị Hoa, Chủ tịch Hội LHPN huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, từ phong trào này, tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau lúc khó khăn hoạn nạn được phát huy:“Hiện nay, chị em phụ nữ huyện Nam Giang đã biết tự vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên quê hương mình. Trên địa bàn huyện Nam Giang đã xuất hiện rất nhiều gương phụ nữ kinh doanh sản xuất giỏi. Bên cạnh đó, các chị em này còn nhận đỡ đầu cho các hội viên nghèo để cùng nhau thoát nghèo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, đã góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương./.

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC