Rau bhrợ t’váih tô gộ Cơ Tu
Thứ năm, 00:00, 16/11/2017
Manuýh Cơ Tu cóh da ding k’coong apêê tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng lâng cóh tỉnh Sê – Kông k’tiếc k’ruung pr’zớc Lào vêy đợ văn hoá đanh đươnh, xay p’cắh rau la lay âng đay. Muy cóh pazêng rau la lay n’nắc nắc manuýh Cơ Tu vêy bhúh, tô gộ.

 

  Tơợ đanh đươnh ahay, manuýh Cơ Tu ơy vêy muy c’bhúh, tô gộ la lay ghít pa bhlâng, cơnh đêếc nắc bhúh tơợ k’conh lâng bhúh tơợ k’căn, apêê pân juýh, apêê pân đil xang bêl bơơn k’diíc k’điêl. Bhúh, tô gộ âng manuýh Cơ Tu nắc rau bha lâng âng tô c’bhúh, ha dzợ ting cơnh lang bh’lêê nắc muy tô bhúh nắc lứch vêy t’ruíh lang bh’lêê la lay, t’ruíh lang bh’lêê bhrợ t’váih ng’đớc tô gộ, bhúh manuýh âng đay.

T’ruíh lang bh’lêê bh’la n’nắc vêy cơnh nắc vêy muy bh’rợ chr’nắp cóh pr’ắt tr’mông bhuốih a bhô dang, j’niêng cr’bưn, pr’ắt tr’mông xã hội tơợ lang ahay; nắc rau tr’nơớp tơợ rau dưr váih chr’nắp âng cruung đác cắh cậ muy bh’rợ đơ chríh tơợ bh’rợ pa bhrợ âng acoon manuýh. Bh’rợ manuýh Cơ Tu vêy lang bh’lêê bh’la xay moon ha rau dưr váih âng tô gộ, c’bhúh âng đay ting cơnh apêê pa chắp ch’mêết lêy lịch sử, dân tộc học, văn hoá ty đanh âng đhanuôr… nắc rau xay p’cắh xa nay dưr váih âng lịch sử tô bhúh manuýh n’nắc lâng dưr váih tơơi pazêng rau tô –tem (pr’đươi âng a bhuục a vuáh, pr’đươi xay truíh rau dưr váih âng tô gộ, bhúh âng manuýh ahay).

Ting cơnh lang bh’lêê bh’la, manuýh Cơ Tu đươi tô Hiêng cóh apêê chr’hoong Đông Giang, Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, a bhuúc a vuáh âng apêê đoo cóh bêl ahay crêê c’roót, g’dzợ xéch cóh hân noo bhrợ ha rêê cắh rau bơơn pay pa chô, nắc apêê đoo xó mút ooy Nam chêếc k’tiếc t’mêê đoọng ắt mamông bhrợ cha. Hay cớ ooy lang bh’lêê bh’la n’nắc, đhanuôr nắc ma bhrợ t’váih tô âng bhúh, tô Hiêng – cơnh đêếc nắc tô âng g’dzợ, c’roót. Tô Cơ Lâu tơớp dưr váih tơợ t’ruíh bh’lêê ty đanh, tu chơợ t’rí âng đay lấh chêết, pa bhlâng hay chơợ bh’năn chr’nắp cóh đong nắc ađoo c’la đong ren, c’lâu t’rí n’nắc. Tơợ bh’rợ ren chơợ t’rí lấh chêếc nắc tô gộ Cơ Lâu dưr váih cơnh tơợ đêếc – nắc tô gộ ren. Tô Riáh dưr váih tơợ muy t’ruíh lang bh’lêê, vêy muy a đoo pân juýh cóh bh’rợ tr’thi p’cắh rau t’béch g’lăng nắc lướt z’lấh acoon tọm đác lâng bh’rợ pếch c’lâng hầm cóh dúp tọm đác lâng nắc bơơn zươi cóh bh’rợ tr’thi n’nâu, đhanuôr cóh bhươl cr’noon đớc nắc đoo nắc riáh n’loong cóh k’tiếc, rau đêếc nắc Riáh – riáh n’loong; ađoo pân juýh n’nắc nắc pay tô Ríah pa têết đoọng ga lang k’coon ch’chau tước nâu cơy. Manuýh Cơ Tu vêy tô Zơrâm xay moon ađay nắc tô âng acoon a choo, tu t’ruíh lang bh’lêê ahay nắc tu pleng k’tiếc boo túh ga mắc pa bhlâng, ng’đớc nắc mr’nghi, đang nong cóh prang da ding k’coong, nắc đhiệp muy bha đưn da ding lâng cóh đêếc vêy muy cha nắc pân đil lâng muy p’nong a choo dzợ mamông, xang n’nắc anhi đoo tr’pay lâng n’niên đợ p’nong k’coon cơnh nâu cơy; hay cớ ooy t’ruíh lang ahay, apêê đoo đớc tô đay nắc tô Zơrâm. Nắc vêy t’ruíh lang bh’lêê bhr’la váih tô gộ tơợ xa nay  tr’kiêng âng pân juýh pân đil, t’ruíh anhi diíc điêl n’nắc nắc tô Pơloong. Manuýh t’coóh ta ha xay truíh, vêy muy a đoo pân juýh bêl chô tơợ ha rêê, tước ooy tọm đác nắc rao têy dzung, pêếh p’lêê đhơ muônh p’loong ooy đác, đhơ muônh loong nắc boọ ooy dzung muy cha nắc pân đil cóh bấc apêê pân đil xoọc họm cóh n’dúp tọm đác, ađoo pân đil n’nâu pay glâm lơi p’lơi p’lêê đhơ muônh, nắc p’lêê đhơ muônh n’nâu chô boọ cớ ooy dzung a đoo pân đil, mốp loom ađoo pân đil n’nâu pay cha p’lêê đhơ muônh. Xang n’nắc, ađoo pân đil n’nâu vêy a chắc k’đháp lâng n’niên muy p’nong k’coon pân juýh. Đhanuôr cóh cr’noon mốp loom, tu cắh vêy k’diíc nắc hau choom váih k’coon, xay moon toom ting cơnh j’niêng cr’bưn, xoọc đêếc acoon p’niên k’tứi n’nâu xó ooy muy cha nắc pân juýh p’loong p’lêê đhơ muônh cóh tọm đác bêl ahay lâng xay moon ađoo n’nâu nắc k’conh đay, đươi p’lêê đhơ muônh loong cóh tọm đác nắc k’căn cu n’niên acu; t’coóh bhươl đớc a đoo nắc Pơloong, tơợ đêếc nắc vêy tô Pơloong.

Lướt đh’rứah lâng bh’rợ bha lâng xay moon dưr váih âng tô gộ lâng bấc rau t’rúih lang bh’lêê bh’la la lay, nắc muy tô bhúh nắc vêy đợ rau ng’điêng la lay nắc manuýh đơơng âng tô n’nắc cắh choom bhrợ lất, cơnh tô Zơrâm cắh choom đắh lêệ a choo, tô Riáh nắc cắh choom pếch ríah n’loong… Ting cơnh apêê pa chắp ch’mêết lêy, manuýh Cơ Tu xoọc đâu vêy k’nặ 60 rau tô lâng đhơ nớc ng’đớc la lay. Cóh đêếc, 33 tô bhúh lâng vêy bh’rợ ng’đớc lâng cơnh xrặ ting cơnh âng manuýh Cơ Tu, 11 tô gộ ty ahay nắc muy, lâng cóh t’tun n’nâu ta pác bhrợ bơr cơnh; ha mơ dzợ nắc manuýh Cơ Tu đươi tô manuýh Kinh, tơợ bh’rợ tr’pác diíc điêl lâng manuýh acoon cóh n’lơơng lâng pazêng tô gộ ađay ma bhrợ t’váih. Đhị muy bh’rợ prá xay khoa học ooy tô bhúh manuýh Cơ Tu cóh x’rịa c’moo 2014, t’coóh Nguyễn Bằng – bêl ahay bhrợ Bí thư Huyện uỷ Đông Giang xay moon: Nắc xay moon ghít tô gộ âng pazêng bhúh manuýh Cơ Tu, vêy mơ bấc tô bhúh lâng tơợ đêếc nắc bh’rợ ng’prá lâng xrặ h’cơnh ooy nắc crêê bhlâng. T’coóh Đinh Văn Thép, muy cha nắc t’coóh bhươl ắt cóh chr’val Tư, chr’hoong Đông Giang xay moon: Manuýh Cơ Tu vêy bấc tô bhúh, rau bhrợ t’váih tô bhúh nắc đhanuôr công n’nắc, ha dzợ xrặ ooy chữ phổ thông nắc u lất; cắh u crêê lâng rau ty đanh âng tu bhúh đay.

Xa nay tô bhúh âng manuýh Cơ Tu dzợ bấc rau đoọng chêếc n’năl cơnh xa nay tô bhúh a dzen (Bhing), tô bhúh axiu (Abing), tô bhúh k’dông (Arất), tô bhúh za rươm (Arâl), boọ (Avô)… Rau chr’nắp nắc muy tô bhúh nắc lứch vêy xa nay bh’rợ dưr váih đhơ đớc đoọng pa têết pa dưr tơợ lang n’nâu tước ooy lang n’tốh lâng nắc rau tr’haanh âng apêê đơơng âng tô gộ n’nắc. Muy tô bhúh vêy đợ rau t’ruíh bh’lêê bh’la la lay ooy tô gộ, ooy đhơ nớc âng tô bhúh âng đay cắh dzợ u bấc cóh pazêng đhanuôr acoon cóh đhị k’tiếc k’ruung hêê. Zư lêy tô bhúh nắc zư lêy muy pâng rau chr’nắp pr’hay văn hoá âng acoon cóh đay ha dzợ manúyh Cơ Tu ơy, xoọc lâng tơớt lang t’bhlâng xay bhrợ./. 

 

Gốc gác dòng họ Cơ Tu

                                               Theo báo Quảng Nam

Người Cơ Tu ở miền núi các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng và ở tỉnh Sê-Kông nước bạn Lào có nền văn hóa lâu đời, mang đặc trưng riêng của mình. Một trong những đặc trưng đó là người Cơ Tu có các dòng họ, tộc họ (Ca bhu, Tô-theo cách gọi của người Cơ Tu).

Từ xa xưa, người Cơ Tu đã có một hệ thống thân tộc, thích tộc rất rõ ràng, nghĩa là có dòng bên cha và dòng bên mẹ, dòng trai, dòng gái sau khi lập gia đình. Ca bhu, Tô của người Cơ Tu là cội nguồn của tộc người mà theo truyền thuyết thì một dòng họ, tộc họ đều có một sự tích, câu chuyện cổ hình thành nên tên gọi của dòng họ, tộc họ của mình.

Sự tích, câu chuyện cổ, truyền thuyết ấy có thể là một sự kiện đặc biệt trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng, đời sống xã hội từ thời xa xưa; là khởi đầu từ một hiện tượng đặc biệt của tự nhiên hay một sự kiện khác thường từ sản xuất của con người. Việc người Cơ Tu có sự tích, lý giải sự hình thành nên các dòng họ, tộc họ của mình theo như các nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc học, văn hóa dân gian… là sự phản ánh quy luật phát triển của lịch sử tộc người đó là có sự hình thành từ các (tô-tem) vật tổ, sự tích tổ tiên.

Theo truyền thuyết, người Cơ Tu mang họ Hiêng ở các huyện Đông Giang, Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Tổ tiên họ vào thời xa xưa bị ong đốt trong một mùa rẫy thất bát phải bỏ chạy vào phương Nam tìm đất mới sinh cơ lập nghiệp (du canh du cư). Nhớ chuyện xưa ấy, dân làng tự đặt mình là Ca bhu, tô Hiêng - nghĩa là dòng họ “con ong”. Dòng họ Cơ Lâu lại bắt nguồn từ câu chuyện cổ vì con trâu của mình chết, quá thương tiếc con vật quý giá nên người chủ con trâu đã khóc lóc thảm thiết. Từ chuyện khóc con trâu chết nên có dòng họ Cơ Lâu-dòng họ “khóc”. Còn dòng họ Riah ra đời từ một câu chuyện cổ tích một chàng trai trong cuộc thi tài đã đi qua suối bằng cách đào đường ngầm bên dưới dòng suối và đã thắng trong 1 cuộc thi, dân làng nói nó như “cái rễ cây” trong đất, nó là Riah - rễ cây; chàng trai đó lấy họ Riah truyền mãi cho đến sau này. Người Cơ Tu có dòng họ Zơrâm cho mình là dòng họ “con chó” bởi từ sự tích cội nguồn từ chuyện xa xưa trời mưa, lũ lụt nước dâng ngập hết núi rừng, chỉ còn một ngọn núi và trên ấy có một người đàn bà và một con chó sống sót, sau đó họ lấy nhau và sinh ra con cháu như bây giờ; nhớ chuyện xa xưa ấy, họ đặt mình là dòng họ Zơrâm. Lại có cội nguồn một dòng họ từ câu chuyện tình yêu, chuyện vợ chồng đó là dòng họ Pơloong - dòng họ “Trôi”. Người già kể lại rằng, có một chàng trai khi đi rẫy về, đến con suối ngoài làng rửa ráy, hái một trái ươi thả xuống dòng suối, trái ươi trôi xuống bám vào chân một cô gái trong nhiều cô gái cũng đang tắm rửa phía dưới dòng suối, cô gái ném đi nhưng trái ươi cứ bám vào chân, tức mình cô gái ăn trái ươi. Sau đó tự nhiên cô có mang và sinh ra một bé trai. Dân làng bất bình vì không có chồng mà lại có con, đem ra xử theo luật tục, khi đó đứa con chạy đến chỗ chàng trai đã thả trái ươi trôi trên dòng suối năm xưa và nói rằng đây là cha mình, nhờ trái ươi trôi trên dòng suối nên mẹ đã sinh ra tôi; già làng gọi nó là Pơloong- là “Trôi”; từ đó có dòng họ Pơloong.

Đi kèm với việc gốc gác để hình thành nên các dòng họ, tộc họ với nhiều sự tích khác nhau là mỗi một dòng họ, tộc họ có những điều kiêng cử mà người mang dòng họ, tộc họ ấy không được vi phạm như Zơrâm thì không ăn thịt con chó, Riah thì không được đào rễ cây… Theo các nhà nghiên cứu, người Cơ Tu hiện tại có gần 60 dòng họ với tên gọi khác nhau. Trong đó, 33 dòng họ với cách gọi và cách viết thuần Cơ Tu,  11 dòng họ xưa kia là một và sau này tách ra làm hai; số còn lại người Cơ Tu lấy theo họ người Kinh, từ các cuộc hôn nhân với các dân tộc khác và kể cả tên dòng họ tự đặt (!). Tại một cuộc Hội thảo khoa học về tộc họ người Cơ Tu vào cuối năm 2014, ông Nguyễn Bằng – nguyên Bí thư Huyện ủy Đông Giang cho rằng: Cần xác định rõ nguồn gốc các dòng họ của người Cơ Tu, có bao nhiêu dòng họ và từ đó cách nói và cách viết thế nào là đúng nhất. Ông Đinh Văn Thép, một già làng ở xã Tư, huyện Đông Giang cho rằng: Người Cơ Tu có nhiều dòng họ, nguồn gốc thì người dân có biết nhưng khi viết ra theo chữ phổ thông thì lại sai; không đúng với cái gốc của dòng họ mình.

Chuyện các dòng họ, tộc họ của người Cơ Tu còn nhiều điều để tìm hiểu như chuyện dòng họ con Kiến (Bhing), dòng họ con Cá (Abing), dòng họ con Tắc kè (Arất), con Gấu (Arâl), con Vượn (Avô)…Điều đặc biệt là mỗi dòng họ, tộc họ đều có sự tích hình thành tên gọi để kế truyền từ đời này sang đời khác và là niềm tự hào của những người mang họ đó. Một tộc người có các sự tích về cội nguồn, về tên gọi của các dòng họ, tộc họ của mình không nhiều trong cộng đồng các dân tộc ở đất nước ta.  Gìn giữ dòng họ, tộc họ là gìn giữ một phần hồn cốt văn hóa của dân tộc mình mà người Cơ Tu đã, đang và sẽ mãi mãi làm./. 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC