Tiểu phẩm: G’LÚH HỌP VEL (CUỘC HỌP THÔN)
Thứ hai, 00:00, 26/03/2018
Bấc c’moo âi, c’moo n’đoô vel Dưng công họp đoọng ch’mêệt lêy xay moon pr’loọng đha rựt. Nắc âi họp xay moon ooy râu đâu nắc…. Ơ, r’rộ r’răm đợ tước xía bhlâng. Muy ngai muy cơnh, cắh ngai tộ xơợng ngai. T’ngay đâu công cơnh đêếc, g’lúh họp dưr váih r’rộ r’răm, n’đhơ cơnh đêếc zấp ngaii công bhui har tu chr’val âng đay t’mêê bơơn xay moon nắc chr’val vel bhươl t’mêê….

# (Lợi) Thưa bà con và các bạn! Thưa các vị khách mời!

Mỗi tộc người, mỗi nhóm người, mỗi vùng miền có những đặc thù văn hóa khác nhau, những phương cách ứng xử khác nhau. Chúng ta đã và đang đặt ra vấn đề bài trừ hủ tục. Thế nhưng, đây là một vấn đề không thể giải quyết một cách đơn giản mà phải hết sức cẩn trọng. 

#(Sĩ) "Hủ tục", có thể hiểu là các phong tục, tập quán đã lỗi thời, không còn phù hợp với đời sống bây giờ. Phong tục tập quán nào tốt đẹp thì mình nên gìn giữ, cái nào không còn phù hợp nữa thì mình nên  hạn chế và tiến tới loại bỏ. Thay đổi một thói quen, một tập tục đã ăn sâu trong tiềm thức của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số không phải là điều đơn giản.

#(Lợi) Tôi đồng ý với A Viết Sĩ về điều này. Quan trọng là làm sao để người dân tự nhận thức được vấn đề thì việc thay đổi một thói quen cũ, một cách nghĩ cũ mới đem lại hiệu quả. Bây giờ các vị khách mời, bà con và các bạn hãy cùng chúng tôi tham dự một cuộc họp thôn qua tiểu phẩm vui sau đây nhé:

 

  CUỘC HỌP THÔN

(Tiếng ồn ào nói chuyện)

Trưởng thôn: Nào, nào.... đề nghị bà con trật tự ... Đông đủ rồi, chúng ta bắt đầu họp nhé. (Hắng giọng) E hèm… Thưa bà con! Cuộc họp của thôn ta hôm nay rất quan trọng. Tôi thông báo luôn cho bà con là Chương trình nông thôn mới đầu tư cho xã ta vừa kết thúc. Và xã ta vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn xã Nông thôn mới. Tất cả bà con mình cùng vỗ tay hoan hô nào

(Vỗ tay)

Thưa bà con! Việc chính mà cuộc họp hôm nay chúng ta phải bàn là triển khai một số vấn đề về xây dựng đời sống văn hóa mới.

Người dân B:(Thì thào) Xã mình được là xã Nông thôn mới rồi thì còn xây dựng đời sống văn hóa mới gì  nữa? Thế là tốt lắm rồi bà Tơn nhỉ?

Người dân C: Cái nhà ông này, im xem ông Trưởng thôn phổ biến cái gì đã nào. Cứ nhảy vào trám họng người ta thôi

Trưởng thôn: Thưa bà con!  Đúng là các tiêu chí nông thôn mới xã mình đã đạt được. Nhưng hiện nay, chúng ta vẫn còn phải làm tiếp một số cái. Ví dụ như là trong thôn mình vẫn còn một số nhà chưa thực hiện tốt nếp sống mới về cưới hỏi hay tang ma. Vẫn còn nhiều thứ rườm rà quá mà những thứ đó nếu mà mình không sửa thì con cháu mình nó khổ thêm.

Người dân A: Tôi thấy đúng đấy. Ví dụ nhà ông Sĩ vừa rồi cưới con gái, đòi nhiều ché, nhiều tiền quá lại tổ chức linh đình như vậy thì rất là tốn kém.

Người dân B: Nhà bà này vô duyên vừa thôi. Chứ ngày xưa bà lấy chồng không thế à? Nhà tôi có mỗi một đứa con gái, lại xinh đẹp, giỏi giang, phải đòi nhà trai nó đem lễ vật xứng đáng chứ. Tục lệ ông bà mình lâu nay thế có ai nói gì đâu?

Người dân C:  Tôi thì tôi thấy thế này. Đúng là ngày xưa cưới hỏi nhà gái có quyền đòi của, càng nhiều thì con gái càng có giá. Thế nhưng, phụ nữ như chúng tôi về nhà chồng phải làm lụng vất vả để nai lưng ra mà trả nợ  cho nhà chồng. Giờ nếp sống mới, mình vẫn duy trì tục lệ của ông bà nhưng lễ vật thì cũng nên mang tính tượng trưng thôi. Chứ mà cứ đi vay đi mượn nhiều thế về làm con mình nó mang nợ trả biết bao giờ cho xong? Phải tiết kiệm để con cái mình nó đỡ khổ chứ. (Tiếng ồn ào trao đổi)

Trưởng thôn:  Bà con trật tự nào! Chị Tơn nói đúng đấy. Cơ bản là bà con thôn mình giờ chấp hành tương đối tốt rồi. Con cái mình nó yêu thương nhau, lấy nhau, quan trọng là chúng nó sống hạnh phúc, lo làm ăn chứ mà cưới hỏi nó rườm rà quá là không nên. Thưa bà con! Hôm rồi tôi lên huyện họp, huyện có phổ biến tinh thần về xin ý kiến của già làng, người cao tuổi, trưởng thôn của 10 xã trong huyện về một chủ trương rất chi là mới về việc tổ chức lễ đâm trâu.

Người dân B:  Ô! Đâm trâu thì bao đời nay chả thế mà còn mới cái gì nữa chứ?

Trưởng thôn: Chuyện là thế này:  Dạo này bà con xem ti vi thấy nhiều nơi họ bàn tán chuyện lễ hội chém lợn, chọi trâu ngoài bắc...Mẫy lễ hội đó dư luận cho là phản cảm, không hay, khách du lịch họ cũng thấy sợ. Lễ đâm trâu cũng vậy, chúng ta cần xem xét để có sự điều chỉnh cho nó phù hợp bây giờ.

Người dân: Nhưng mà tôi thấy người Cơ Tu mình hồi nào tới giờ đâm trâu vậy có làm sao đâu?  Bọn trẻ nhà tôi xem trên mạng in tơ nét cũng bảo là bây giờ một số nơi không cho đâm trâu, tôi nghe nó cứ thế nào ấy.

Người dân: Tôi phản đối.

Trưởng thôn:  Huyện họp với các già làng 10 xã cũng nhiều lần rồi. Ban đầu tôi cũng phản đồi đấy chứ. Tranh cãi nhiều lắm rồi nhưng cuối cùng đi đến thống nhất: Không phải là chính quyền cấm đâm trâu. Chỉ có cái khác là mình sửa nó đi một tí...

Người dân B: Sửa là sửa cái gì? (Dân C) Đúng đấy, bác trưởng thôn giải thích cho bà con xem? (Dân A) Tôi thấy là múa tân tung da dặ, hát lý Cơ Tu vừa rồi được công nhận là di sản văn hóa quốc gia, không đâm trâu như thế nữa thì còn gì là Di sản văn hóa?

Trưởng thôn:À thì là thế này: Mình vẫn cúng trâu, vẫn  trống chiêng, múa tân tung da dặ, nghĩa là các nghi thức không có gì thay đổi...Chỉ có điều là không đâm trâu chết và xẻ thịt ngay tại chỗ nữa mà dắt trâu ra chỗ kín để làm, tránh nhìn thấy cái cảnh máu me, dã man quá....

Người dân B: Cái gì mà dã man? Người Kinh họ không hiểu phong tục của người Cơ Tu mình họ thấy thế, chứ đâm trâu thì phải chảy máu mới tốt, mới may mắn chứ?

Trưởng thôn: Thế tôi hỏi bà con thế này. Thôn mình đang làm du lịch cộng đồng đúng không?  Khách du lịch họ đến bà con mình có được hưởng lợi không?  (A+C xen) - Mình bán được thổ cẩm với lại nông sản cũng có tiền, có lợi chứ...

Đâm trâu là cái từ xưa ông bà mình để lại, nó như cái của quí.  Của quí mà mình cứ cất kỹ trong nhà thì ai mà biết? Bởi thế mình sửa nó đi, lễ hội khách du lịch họ đến đông thì mình được lợi chứ sao? Cứ đâm trâu kiểu cũ, nghĩa là máu me đầm đìa ra như thế khách du lịch họ không hiểu cho là người Cơ Tu mình thế này thế kia, họ nghĩ sai về dân tộc mình thì bà con thấy thế nào?

Người dân B : Bác trưởng thôn nói cũng có lý, nhưng mà tôi thấy nó cứ...sai sai thế nào ấy.

Trưởng thôn: Này nhé! Tôi nhớ năm ngoái huyện phổ biến chủ trương thí điểm dịp Tết toàn bộ người dân để xe máy ở sân nhà Gươl, nộp chìa khóa cho trưởng thôn. Ai đi đâu phải đội mũ bảo hiểm và không say rượu bia trưởng thôn mới đưa chìa khóa cho đi. Nhà anh Sĩ phản đối dữ lắm nhưng bây giờ cũng vui vẻ chấp hành đấy thôi.

Người dân B: Thì tui thắc mắc xe máy là phương tiện cá nhân, nộp chìa khóa như thế có khác gì tịch thu của người ta? Như rứa là sai luật

Trưởng thôn: Anh nói vậy cũng có lý. Nhưng mà tôi thông báo cho bà con hay: Huyện cũng hỏi ý kiến của già làng và trưởng thôn 10 xã, mãi mới cho làm thí điểm. 90 thôn trong huyện đều làm chứ có phải riêng thôn mình đâu? Tết năm trước, cả huyện xảy ra 60 trường hợp tai nạn giao thông làm 12 người chết. Tết vừa rồi không có vụ chết người nào. Vậy bà con thấy là có lợi hay không? 

Người dân CÔng Sĩ họp cái chi cũng hay phản đối. Thằng con ông năm ngoái đi xe máy xuống Đà Nẵng uống rượu say tông vô trụ điện, may mà cấp cứu kịp. Nhà ông chưa sợ sao?

Người dân A: Ai người ta thèm tịch thu phương tiện nhà ông? Nếu mà ông và mấy thằng con cần đi đâu cứ đến bác trưởng thôn mà lấy chìa khóa xe miễn không có uống rượu say, đi phải đội mũ bảo hiểm, có cái gì mà phức tạp?  Chính quyền họ làm vậy là bảo vệ tính mạng, tài sản cho mình. Tốt quá đi ấy chớ. Cả xã, cả huyện người ta đều chấp hành, có mỗi nhà ông là là...

Người dân B:   Các bà này chỉ đục nước...nói xấu nhà tôi thôi. Thôi thì cái vụ chống đối gửi chìa khóa xe máy đó nhà tôi thấy sai rồi. Nhưng mà cái vụ đâm trâu này là tôi thấy nó không có hợp lý....

Trưởng thôn: Đề nghị bà con trật tự. Đấy! Bà con mình thấy trước đây có những cái ban đầu đưa ra nhiều người phản đối, nhưng mình làm thử thấy kết quả tốt ai cũng ủng hộ. Bây giờ huyện không áp đặt, chỉ là lấy ý kiến bà con mình có nên cải tiến cái lễ đâm trâu hay không rồi mới cho làm thí điểm. Thôi cứ nói mãi thì có khi đến sáng mai cũng không hết. Bây giờ đề nghị bà con mình giơ tay biểu quyết xem thế nào. Ai đồng ý thì giơ tay lên!

Người dân: (A+C) Tôi đồng ý... Tôi ủng hộ... Nhà ông Sĩ, nhà ông Nhàn giơ tay biểu quyết đi chứ (Dân B) Tôi không giơ tay đấy...

(Nhạc)

Dẫn chuyện: Đếm đi đếm lại số cánh tay giơ lên, ông Trưởng thôn có phần lúng túng bởi cuộc họp hôm ấy một nửa ủng hộ, một nửa không đồng tình. Nhưng, thưa bà con và các bạn thính giả! Đó là chuyện cách đây hơn một năm, còn bây giờ cả thôn đã có nhận thức khác xa rồi./.

(Nhạc)

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC