Tô bhuh Bhơ riu coh Quảng Nam
Thứ năm, 09:03, 20/05/2021
Coh c’xêê c’moo zâl arọp Pháp, zâl arọp Mỹ, coh da ding k’coong tỉnh Quảng Nam vêy muy tô bhuh Cơ Tu vêy bâc ngai n’năl lâng chăp hơnh tu cr’noọ bh’rợ đoàn kết, cr’noọ bh’rợ grơơ nhool zâl arọp abhuy, ta luôn năc đợ manuyh l’lăm xay bhrợ đợ bh’rợ bhr’liêm bhlưa pazêng tô bhuh bhlưa cr’noon n’nâu lâng cr’noon n’tôh; căh đơc dưr vaih bh’rợ tr’chroọt… Nắc đoo năc tô bhuh Bhơriu, ăt mamông bâc bhlâng năc coh chr’hoong Hiên ty, nâu cơy năc chr’hoong Tây Giang, Đông Giang lâng m’bứi coh chr’hoong Nam Giang. Hân đhơ cơnh đêêc, coh pr’ăt tr’mông lâng dưr vaih tô bhuh Bhơriu công lum bâc râu zr’năh xr’dô coh pazêng c’xêê c’moo lịch sử.

C’nặt tr’nơơp: C’lâng bh’rợ xăl zr’lụ ăt mamông, bhrợ t’vaih bhươl cr’noon…

Ting cơnh xa nay xay truih âng apêê t’cooh ta ha, tô bhuh Bhơriu năc u vaih tơợ cr’noon Cha Lo, chr’val Dân Hoá, chr’hoong Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình. Coh c’xêê c’moo chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558- 1613), arọp lang bhua Mạc năc zâl Thuận Hoá năc Nguyễn Hoàng đương zâl, tô bhuh Bhơriu đh’rưah lâng tô bhuh n’lơơng xó mút prang zập ooy đoọng g’đech bh’rợ lêệng c’chêệt âng arọp Mạc (manuyh coh bhuh xay moon năc xó ha c’roọt crâng, đoọng g’đéch đhr’năng crêê arọp Mạc goon ta mooh, đơc apêê đoo năc arọp hân noo). C’bhuh Bhơriu coh Cha Lo bâc pa bhlâng, năc crêê arọp lêệng c’chêệt bâc bêl xó mút ha roọp, năc dợ mơ m’bưi manuyh k’rơ mặ xó mút.

Lâh bơr c’moo ng’xó mut ha roọp, bêl tươc ooy k’tiêc tỉnh Quảng Trị, c’bhuh tô Bhơriu bhrợ têng bhươl cr’noon t’mêê lâng đơc lâng pr’zơc năc Parim Pa- Ây, ăt mamông k’dâng 10 c’moo. Xang n’năc, bhuh Bhơriu n’nâu năc tươc ooy chr’hoong Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế bhrợ cr’noon Pahy- A’ác. Xang 20 c’moo ăt mamông, coh c’xêê c’moo chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613- 1635), c’bhuh tô Bhơriu năc crêê cớ arop hân noo plăm lêệng c’chêệt. Tô bhuh Bhơriu năc xó mut ooy tu k’ruung Bhalêê bhrợ t’vaih cr’noon Cơ- Uông lâng Bha Lú (Kạ Lừm- Lào) ăt mamông đanh mơ 30 c’moo.

Đhị cr’noon Bha Lú, đoỌng xay p’căh cr’noọ bh’rợ đoàn kết lâng pazêng acoon coh n’lơơng cơnh Pacô, Pahy, Tà Ôi, Vân Kiều, c’bhuh tô Bhơriu ơy choh n’loong ga măc đhị c’riing lâng choh am, cr’đe coh toor ga ving bhươl cr’noon. Tươc nâu cơy, đợ n’loong ga măc lâng g’roong am, cr’đe n’nâu dợ u vaih. Đợ t’ngay c’xêê ăt mamông đhị đâu dưr vaih pr’luh cr’ăy bhrợ bâc ngai chêệt bil, bâc ngai coh tô bhuh Bhơriu năc tươc ooy tu k’ruung Aruông lâng k’ruung Mút bhrợ bhươl cr’noon Bhalêê Nhêên lâng cr’noon Đhơrôông coh k’tiêc Lào nâu cơy đoọng ăt mamông. Đhị đâu, apêê đoo choh cớ tơơm n’loong ga măc đoọng xay p’căh râu pr’ăt bh’rợ liêm pr’hay coh bhươl cr’noon doọ choom bil lâng đhanuôr âng Lào.

Coh lang chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648- 1987), đoọng prưah bhrợ cruung đác t’mêê đhị aral da ding Tà Xiên, c’bhuh ô Bhơriu năc tươc ooy da ding Tơ Pơớc âng cr’noon H’juh, chr’val Ch’ơm, chr’hoong Tây Giang nâu cơy. Coh đâu, pr’ăt tr’mông căh têêm ngăn năc apêê đoo tơơi tươc ooy k’tiêc âng chr’hoong Đắc Chưng (Lào) bhrợ t’vaih bhươl cr’noon Abưl, Amooi lâng Đác TơPơớc. C’moo chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1691- 1725), c’bhuh tô Bhơriu năc xiêr ooy da ding Chơ BoÓc, âng cr’noon Ganil, chr’val Axan, chr’hoong Tây Giang đoọng bhrợ cha, ăt mamông. Ắt đhị đâu căh mơ đanh, apêê đoo tươc cớ ooy da ding Ta Dú, Bhơơng ChaLang, A’jiuh Ađuôl âng chr’val Tr’hy ăt mamông lâh 10 c’moo. Đhị đâu, da ding k’coong bâc, dal, bhrợ ha rêê đhuốch zr’năh k’đhap, ha roo abhoo ta luôn u bil, c’bhuh tô Bhơriu năc tươc ooy k’ruung Lăng bhrợ t’vaih cr’noon Achiing lâng Pơr’ning đhị k’tiêc Bha Yên ăt mamông lâh 80 c’moo. Hân đhơ cơnh đêêc, coh cr’chăl ăt mamông đhị đâu, c’bhuh tô Bhơriu ta luôn crêê apêê acoon coh n’lơơng ta bơơn lêệng c’chêệt, tu k’pân bil k’tiêc lâng zr’lụ ta bơơn a chim a đhăh âng đay. Coh x’rịa c’moo lang bhua Tự Đức (1847-1883), coh cr’chăl xó mụt ha apêê acoon coh n’lơơng plăm lêệng c’chêệt, c’bhuh tô Bhơriu coh đêêc vêy pân đil, p’niên k’tứi crêê ta lêệng c’chêệt, dợ đhiệp dợ bơr anhi đhi noo luônh (na noo năc a chăc Bhơriu Tưa, ta đhi năc căh ngai n’năl a chắc) k’đhơợng cooih xó mut z’lâh da ding k’coong toor k’ruung Lăng, tọm Nal, tươc ooy k’ruung A Vương đhị toor t’clăh đhâl vêy ta coóch chữ ty Achia (cr’noon Nal- chr’val Lăng), bơr anhi đhi noo crêê ta g’viing đương lêệng c’chêệt lâng cooih, năc anhi đoo t’bhlâng tr’zâl lâng c’bhuh đương lêệng c’chêệt. Arọp pa bhlâng bâc, năc grơơ nhool, ađoo ta đhi moon ha đoo na noo năc Bhơriu Tưa poọng k’ruung A Vương l’lăm, ađay năc ta pun xó t’tun. Ơy tươc n’đăh tôh toor k’ruung A Vương, căh pr’đoọng bêl anoo Bhơriu Tưa ha dưr cooih pa rêệt ooy hoỌng năc crêê bêl ta đhi công ta dzooc ooy toor, ha dợ crêê ta tặc cooih ooy ta đhưa. Crêê bhrêy ngân căh mặ xó mụt dợ, ađoo ta đhi k’dua, đhơ loóc ađoo na noo Bhơriu Tưa xó ooy da ding dal đoọng g’đéch ha rọp. Ađoo ta đhi crêê ta lêệng c’chêệt, c’bhuh arọp năc roóch pay da dul, cặt acọ ta văng ooy tơơm n’loong, c’bhuh arọp bhuôih đoọng manuyh coh bhuh Bhơriu căh choom tươc ooy đhăm k’tiêc zr’lụ n’nâu. Chơợ hay ađoo ta đhi lâh chêệt bil, ađoo nanoo Bhơriu Tưa coh t’tun n’nâu căh đoọng k’coon ch’chau xay truih ooy ađoo ta đhi n’năc. Râu đêêc năc muy coh pazêng râu j’niêng ng’điêng âng manuyh Cơ Tu coh xoọc đêêc. Tu cơnh đêêc, k’coon ch’chau lang t’tun âng tô bhuh Bhơriu căh ngai n’năl a chăc âng ađoo ta đhi n’năc. Tơợ đêêc, tô bhuh Bhơriu coh Tây Giang xoọc đêêc năc đợ muy t’cooh Bhơriu Tưa a năm. Coh t’tun, t’cooh Bhơriu Tưa ăt mamông muy ađay coh tu k’ruung A Vương tu k’pân apêê đoo ta pun lêệng c’chêệt.

Coh c’moo bhua Minh Mạng (1820- 1841), t’cooh Bhơriu Tưa pay k’coon pân đil âng tô bhuh Zơrâm coh cr’noon Arọ, chr’val A Tiêng. Ađoo xăl t’rí, c’roóc đoọng pay k’tiêc âng apêê tô Zơrâm đoọng bhrợ bhươl cr’noon t’mêê Zơ Mớ đhị k’tiêc Achia, chr’val Lăng nâu cơy. Đhị đâu, pr’ăt tr’mông ting t’ngay nhâm mâng, t’cooh Bhơriu Tưa t’bhlâng bhrợ pa dưr xa nay bh’rợ ăt mông đh’rưah liêm crêê lâng apêê tô bhuh n’lơơng, bhươl cr’noon n’lơơng lâng băn t’rí, c’rooc, a ọc bâc pa bhlâng, câl zợ, chiing bing đong, vêy ta xay moon năc pr’loọng đong k’van pa bhlâng coh zr’lụ coh xoọc đêêc. Hân đhơ cơnh đêêc, ăt mamông coh cr’noon Zơ Mớ lâh 25 hân noo ha rêê ba trăng năc dưr vaih pr’luh cr’ăy bhrợ bâc ngai chêệt bil, ađoo tô bha lâng Bhơriu Tưa xay moon tơơr cr’noon chô ăt đhị tom Achia năc pr’đơc năc Achia lâng đhị Coong Hơrơling đơc a chăc cr’noon năc Bha Ơr (cơnh nâu cơy). Ăt coh đâu mơ lâh 20 c’moo năc dưr vaih bh’rợ arọp tơợ lơơng tươc lêệng c’chêệt tô bhuh Bhơriu. T’cooh Bhơriu Tưa lâng cr’noon âng đay muy chu cớ năc xó mút ăt p’lơơp. Tơợ đêêc, tô bhuh Bhơriu crêê tr’pác, muy c’bhuh năc xó ooy k’tiêc Nam Giang; muy c’bhuh năc xiêr câl k’tiêc âng tô bhuh Zơrâm bhrợ t’vaih cr’noon Pơruah, xang n’năc tươc ooy tọm đác Tr’lêê bhrợ t’vaih cr’noon Tr’lêê- Groong, coh t’tun năc tươc ooy da ding Axoò bhrợ t’vaih cr’noon Pa – Axoò, âng chr’val Anông nâu cơy. Đhị cr’noon ty Zơ Mớ năc dợ muy bhuh manuyh dợ ăt, coh t’tun apêê đoo bhrợ t’vaih cr’noon Clung Chơ Đu ăt mamông lâng bhrợ c’lang prang da ding k’coong, đhăm k’tiêc coh tu k’ruung A Vương…

Tộc họ Bhơriu ở Quảng Nam

                                                                      Bhơriu Quân

Thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, ở vùng núi tỉnh Quảng Nam có một tộc họ Cơ Tu được nhiều người biết đến và quý mến bởi tinh thần đoàn kết, ý chí đánh giặc kiên cường, luôn đứng ra giải quyết mâu thuẫn lớn giữa các tộc họ giữa làng này với làng khác, không để xảy ra nạn “trả máu”, “trả đầu”… Đó là tộc họ Bhơriu, sống tập trung chủ yếu ở huyện Hiên cũ, nay là các huyện Tây Giang, Đông Giang và rải rác ở huyện Nam Giang. Tuy nhiên, trong quá trình sinh tồn và phát triển của dòng họ Bhơriu cũng gặp rất nhiều thăng trầm qua từng thời kỳ lịch sử.  

Theo lời kể của các vị cao niên, tộc họ Bhơriu có nguồn gốc từ bản Cha Lo, xã Dân Hóa, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình. Thời kỳ chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558 - 1613), quân nhà Mạc tấn công Thuận Hóa do Nguyễn Hoàng trấn thủ, tộc họ Bhơriu cùng các dòng tộc khác chạy loạn khắp nơi để tránh sự truy giết của quân nhà Mạc (người trong tộc gọi là chạy ong rừng, để tránh bị lộ khi bị quân nhà Mạc chặn hỏi, gọi chúng là “giặc mùa”). Nhóm họ Bhơriu ở Cha Lo khá đông, nhưng đã bị giết chết trong khi chạy giặc, chỉ sót lại số ít những người khỏe mạnh.

Hơn hai năm chạy giặc, khi đến địa phận tỉnh Quảng Trị, nhóm tộc họ Bhơriu lập làng mới lấy tên là Parim Pa-Ây, sinh sống trong khoảng 10 năm. Sau đó, nhóm tộc họ Bhơriu này di chuyển về huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế lập làng Pahy-A’ác. Sau hơn 20 năm sinh sống, vào thời kỳ chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635), nhóm tộc họ Bhơriu tiếp tục bị “giặc mùa” tìm giết. Tộc họ Bhơriu tiếp tục chuyển lên thượng nguồn sông Bhalêê lập làng Cơ-Uông và Bha Lú (Kạ Lưm-Lào) tồn tại hơn 30 năm.

Tại làng Bha Lú, để thể hiện tinh thần đoàn kết với các dân tộc Pacô, Pahy, Tà Ôi, Vân Kiều, nhóm tộc họ Bhơriu đã trồng cây đa cổ thụ trước sân làng và cây tre, lồ ô bao quanh làng. Đến nay, dấu tích về cây đa và thành lũy tre, lồ ô vẫn còn tồn tại, phát triển. Thời gian sinh sống tại đây đã xảy ra nạn dịch khiến nhiều người chết, nhiều người trong nhóm tộc họ Bhơriu chuyển đến nguồn sông Aruông và sông Mút lập làng Bhalêê Nhêên và làng Đhơrôông thuộc đất Lào ngày nay để sinh sống. Tại đây, họ tiếp tục trồng một cây đa to để lưu niệm tình làng nghĩa xóm không bị phai nhòa với các dân tộc bản địa của Lào.

Vào thời chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1987), để khám phá vùng đất mới dưới chân núi Tà Xiên, nhóm tộc họ Bhơriu di chuyển sang đồi Tơ Pơớc thuộc thôn H’jiúh, xã Ch’ơm, huyện Tây Giang ngày nay. Ở đây, tình hình bất ổn nên họ tiếp tục di chuyển sang vùng đất thuộc huyện Đắc Chưng (Lào) để lập làng Abưl, Amooi và Đác TơPơớc. Năm chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), nhóm tộc họ Bhơriu chuyển xuống đồi Chơ Boóc, thuộc thôn Ganil, xã Axan, huyện Tây Giang để làm ăn, sinh sống. Ở đây không bao lâu, họ lại tiếp tục chuyển đến đồi Ta Dú, Bhơơng ChaLang, A’jiúh Ađuôl thuộc xã Tr’hy sinh sống trong hơn 10 năm. Tại đây, đồi núi hiểm trở, nguồn tự cung tự cấp khó khăn, mất mùa thường xuyên, nhóm họ Bhơriu tiếp tục chuyển qua nguồn sông Lăng lập làng Achiing và Pơr’ning thuộc đất Bha Yên sinh sống hơn 80 năm. Tuy nhiên, trong quá trình sinh sống tại đây, nhóm tộc họ Bhơriu luôn bị các dân tộc khác tìm diệt do sợ bị mất đất và khu vực săn bắt của mình. Khoảng cuối năm Tự Đức (1847 - 1883), trong quá trình chạy trốn sự truy đuổi của bộ tộc khác, nhóm tộc họ Bhơriu kể cả phụ nữ, trẻ em bị giết chết, chỉ sót lại hai anh em ruột (người anh tên Bhơriu Tưa, người em chưa ai rõ tên) tay cầm giáo thục chạy vượt qua đồi núi sông Lăng, suối Nal, đến đoạn sông Avương cạnh bia đá khắc chữ cổ Achia (thôn Nal-xã Lăng), hai anh em bị phục kích bằng dao, giáo nhọn, phải chiến đấu lại. Giặc quá đông, lại hung hãn, người em thúc anh Bhơriu Tưa vượt sông qua trước, mình chạy theo sau. Vượt qua sông Avương, chẳng may lúc người anh Bhơriu Tưa bước lên bờ cao tay cầm giáo đưa về phía sau, đúng lúc đó người em bước tới bị cây giáo của anh đụng trúng ngực. Bị thương nặng không thể chạy thoát, người em đẩy anh trai Bhơriu Tưa chạy lên đồi cao tránh giặc. Người em sau đó bị giết, chúng mổ lấy tim, chặt đầu cắm lên cây rừng, cúng bái hòng cho người trong tộc họ Bhơriu không được đi qua vùng đất này, mất nòi giống về sau. Tiếc thương người em xấu số, người anh Bhơriu Tưa về sau cấm con cháu không được nhắc đến tên người em. Đó là một trong những tục kiêng cữ của người Cơ Tu lúc bấy giờ. Chính vì thế, con cháu đời sau trong tộc họ Bhơriu không ai biết tên người em đó. Từ đó, tộc họ Bhơriu vùng đất Tây Giang bấy giờ chỉ còn ông Bhơriu Tưa. Về sau, ông Bhơriu Tưa sống ẩn dật một mình trên đầu nguồn sông Avương vì sợ có người truy sát.

Khoảng năm vua Minh Mạng (1820-1841), ông Bhơriu Tưa kết hôn với 1 người con gái dòng họ Zơrâm ở thôn Aró, xã A Tiêng. Ông lấy trâu bò đổi lấy đất của dòng họ Zơrâm để lập làng mới Zơ Mớ thuộc đất Achia, xã Lăng ngày nay. Tại đây, cuộc sống dần ổn định, ông Bhơriu Tưa chăm lo xây dựng đoàn kết với các tộc họ, bản làng khác và chăn nuôi trâu, bò, heo đầy đàn, sắm chiêng ché kín nhà, được xem là người giàu nhất vùng lúc bấy giờ. Tuy nhiên, định cư ở làng Zơ Mớ hơn 25 mùa rẫy ba trăng thì dịch bệnh xảy ra khiến nhiều người chết, tộc trưởng Bhơriu Tưa quyết định dời làng về khe suối Achia lấy tên là Achia và tại Coong Hơrơling đặt tên làng Bha Ơr (như ngày hôm nay). Ở đây được hơn 20 năm lại xảy ra tình trạng giặc từ nơi khác tìm giết tộc họ Bhơriu. Ông Bhơriu Tưa và làng của mình một lần nữa phải lẩn trốn. Từ đây, dòng họ Bhơriu bị tách ra, một nhóm chạy sang vùng đất Nam Giang; một nhóm chạy xuống mua đất của họ Zơrâm lập làng Pơrúah, rồi qua suối Tr’lêê lập làng Tr’lêê - Groong, sau cùng chuyển tới đồi Axoò lập làng Pa-Axoò, thuộc xã Anông ngày nay. Tại làng cũ Zơ Mớ chỉ còn một nhóm nhỏ ẩn nấp bám trụ, về sau họ lập làng Clung Chơ Đu sinh sống và làm chủ cả vùng đất đầu nguồn sông Avương….

 

 

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC